Phát hiện sớm ung thư nhờ xem livestream của bác sĩ
Đang xem livestream của bác sĩ da liễu về ung thư da, chị H. “chột dạ” khi nốt ruồi trên gò má dù đã đốt nhưng vẫn rỉ dịch nhiều tuần nên quyết tâm đi khám.
Bệnh nhân là chị L.T.H, 42 tuổi, ở Bắc Giang. Tháng trước, chị vô tình xem livestream (phát trực tiếp) của Bệnh viện Da liễu Trung ương về ung thư da, đến phần dấu hiệu nghi ngờ có chi tiết nốt ruồi to lên, rỉ dịch, chị bất giác chột dạ.
Theo lời kể của nữ bệnh nhân, tổn thương trông như nốt ruồi của chị xuất hiện từ lâu trên gò má nhưng từ đầu năm nay bắt đầu nhô to lên, chuyển màu loang lổ nhạt - đậm, đường viền bị mờ. Thấy "chướng mắt", chị đi tẩy nhưng không lành hẳn, tổn thương cứ rỉ dịch mãi, đôi khi gây ngứa.
Ban đầu chị nghĩ đó là dấu hiệu bình thường, ngứa có thể do “lên da non”, nhưng sau chương trình livestream, chị nghi ngờ “chuyện chẳng lành”, liền đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám, chụp dermoscopy - một xét nghiệm đặc thù.
Kết quả, người phụ nữ bị ung thư tế bào hắc tố, loại ung thư có độ ác tính cao nhưng may mắn ở giai đoạn sớm, chỉ mới tiến triển tại chỗ, chưa di căn, do đó tránh phải điều trị bổ trợ sau phẫu thuật.
Tăng nhanh số bệnh nhân ung thư da, ai nên cảnh giác?
Chia sẻ với phóng viên bên lề Hội nghị Da liễu Đông Dương lần VI ngày 22/11, GS.TS Nguyễn Hữu Sáu, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết 2 loại ung thư da gồm ung thư không hắc tố (ung thư biểu mô tế bào đáy và tế bào vảy) và ung thư tế bào hắc tố.

Một nghiên cứu của bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương trong 6 năm (từ 2017-2022) cho thấy có 1.133 bệnh nhân ung thư da điều trị nội trú tại cơ sở y tế này. Gần 70% trong số đó là bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào đáy (riêng 3 năm 2020-2022 có 407 ca). Loại ung thư này có xu hướng trẻ hóa.
Tuy nhiên, hai năm 2023-2024, số lượng bệnh nhân ung thư da ghi nhận sự gia tăng đáng kể. Mỗi tuần viện có khoảng 10-20 bệnh nhân đến khám và điều trị. Tính chung, bệnh viện này tiếp nhận khoảng 300-500 bệnh nhân ung thư da mỗi năm.
Với ung thư tế bào hắc tố, loại ác tính nhất, tỷ lệ di căn cao, 5 năm trước, bác sĩ ít gặp (chỉ khoảng 25 ca/năm) song mấy tháng gần đây, bệnh viện ghi nhận từ 1-2 ca/ tuần, theo Giáo sư Sáu.
Lý giải nguyên nhân gia tăng số lượng bệnh nhân ung thư da, các bác sĩ cho biết một phần do nhận thức, hiểu biết của người dân về bệnh lý này được nâng cao và thêm nhiều phương pháp, thiết bị chẩn đoán, phát hiện sớm.
“Nhiều bệnh nhân nhờ đọc báo, xem livestream về bệnh, quan tâm đến sự thay đổi từ các dấu hiệu nhỏ nhất trên cơ thể nên đã đến khám, từ đó sớm phát hiện bệnh”, Giáo sư Sáu cho biết thêm.

Việc phát hiện sớm ung thư da, kể cả ung thư tế bào hắc tố, việc điều trị sẽ nhẹ nhàng hơn, giảm nhẹ gánh nặng kinh tế, tăng tỷ lệ sống trên 5 năm. Nếu ở giai đoạn muộn, tỷ lệ này chỉ khoảng 10-20%.
Ung thư da hay gặp ở nhóm người hay phải làm việc dưới ánh nắng mặt trời; phát triển chủ yếu trên các vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, gồm da đầu, mặt, môi, tai, cổ, ngực, cánh tay và bàn tay, chân. Tổn thương cũng có thể hình thành trên lòng bàn tay, chân, vùng hay tì đè; bên dưới móng tay/móng chân, vùng sinh dục.
Theo khuyến cáo của vị chuyên gia, khi phát hiện nốt ruồi nếu đổi màu, to lên, tiến triển nhanh ở bất kỳ vị trí nào; người hay làm việc dưới ánh nắng mặt trời khi có tổn thương trên da, điều trị thuốc trong 2-4 tuần nhưng không hiệu quả thì nên đi khám ở nơi có chuyên ngành ung thư da.
PGS.TS Lê Hữu Doanh, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết ung thư da, trong đó có nội dung chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh lý này, là vấn đề lớn được các chuyên gia trong và ngoài nước trình bày tại Hội nghị Da liễu Đông Dương (Lào - Campuchia - Việt Nam) lần VI, hội nghị Da liễu toàn quốc thường niên, hội nghị nghiên cứu Da liễu lần II. Sự kiện được Bệnh viện Da liễu Trung ương, Hội Da liễu Việt Nam tổ chức từ ngày 21-23/11.
18 chủ đề chuyên ngành Da liễu được trình bày tại hội nghị, trong đó có 2 phiên lớn liên quan báo cáo viên quốc tế xung quanh các mảng lớn từ bệnh lý viêm, mạn tính; bệnh lý da hiếm gặp, di truyền; bệnh da thông thường (trứng cá, viêm da cơ địa...) hay những vấn đề liên quan thẩm mỹ da cũng được đề cập…

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường nhất định phải tránh những sai lầm này
Bệnh thường gặp - 6 phút trướcGĐXH - Một trong những sai lầm cần tránh khi đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường là không đo liên tục trên cùng một ngón tay, không tái sử dụng các loại que thử...

Loại rau giàu canxi gấp 4 lần sữa, nhiều vitamin C gấp 7 lần cam
Sống khỏe - 9 giờ trướcChùm ngây là loại rau có hàm lương canxi cao hơn sữa, các chất dinh dưỡng khác như vitamin C, sắt, kẽm đều cao hơn cam, cải bó xôi, cà rốt.

30 loại thực phẩm giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cực tốt cho người bệnh tiểu đường
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Nếu không kiểm soát chỉ số đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường sẽ dễ mắc nhiều biến chứng ở các cơ quan như tim, mắt, não, thận… Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm nào để giảm chỉ số đường huyết?

Thiếu magiê ảnh hưởng đến phụ nữ trưởng thành như thế nào?
Sống khỏe - 16 giờ trướcMagiê là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Magiê tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa, bao gồm chức năng cơ và thần kinh, kiểm soát lượng đường trong máu và tổng hợp protein…

Thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội bất ngờ bị liệt nửa mặt, bác sĩ chỉ rõ 'thủ phạm'
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ nhận định yếu tố "lạnh" có thể là thủ phạm khiến thanh niên bị liệt dây thần kinh số 7, nhất là trong bối cảnh thời tiết thất thường, nhiệt độ tăng giảm đột ngột, bất ngờ lạnh sâu.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?
Sống khỏe - 23 giờ trướcThuốc ngủ là loại thuốc được thiết kế để giúp người bệnh dễ ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị mất ngủ, vậy khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Loại gia vị được coi là 'thuốc quý', người Việt hay dùng mà chưa biết công dụng
Sống khỏe - 23 giờ trướcThảo quả, một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình Việt, không chỉ mang đến hương vị đặc trưng cho các món ăn mà còn ẩn chứa vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu có triệu chứng tăng đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn tỉnh táo ăn uống được thì cần thực hiện xử trí tăng đường huyết tại nhà hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân
Sống khỏe - 1 ngày trướcChế độ ăn uống đóng vai trò trong việc kiểm soát cân nặng. Tìm hiểu một số loại thực phẩm không chỉ khiến bạn khó giảm cân mà còn dễ gây tăng cân khi tiêu thụ không hợp lý.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.