Phát hiện ung thư nhờ đọc về nhân vật trên báo
Antonia quyết tâm đi kiểm tra lại sức khỏe và phát hiện bị ung thư sau khi đọc về một nhân vật có tình trạng tương tự mình.
Antonia Rubio bắt đầu cảm thấy không khỏe từ cuối năm 2020. Tháng 11 năm đó, cô bị phát ban trên mặt khi đang ăn tối với bạn. Lúc vào viện, cô được chẩn đoán mắc hội chứng kích hoạt tế bào mast khiến cô bị dị ứng.
Suốt 3 tháng sau, Antonia liên tục đi khám tới chục lần khiến bác sĩ cho rằng cô đang quá lo lắng, bị ám ảnh mình mắc bệnh vô căn cứ. Cô phải nghỉ học 1 năm sau đó quyết định học từ xa. Trở về nhà, Antonia nhận chẩn đoán mắc bệnh tự miễn nhưng cuối năm 2021, cô phát hiện có khối u ở cổ. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng đó chỉ là nốt sần phát triển chậm.

Antonia Rubio mắc ung thư tuyến giáp. Ảnh: Jam Press
Lúc này, nữ sinh chợt nhớ tới Demi Jones - nhân vật trong chương trình truyền hình thực tế. "Tôi đã đọc một bài báo về Demi, người mà ban đầu siêu âm cũng không có kết quả. Nhưng sau đó, cô ấy được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp. Cô ấy 23 tuổi, bằng tuổi tôi và bề ngoài trông khỏe mạnh như tôi”, Antonia kể.
Câu chuyện của Demi đã ám ảnh Antonia nên cô quyết định đến phòng khám yêu cầu các bác sĩ tiến hành thêm các xét nghiệm.
Tháng 4/2023, cô cắt bỏ khối u, lúc này đã phát triển từ 2cm lên 4cm kể từ lần khám vào tháng trước. Các bác sĩ cũng ghi nhận cô có 2 khối u nhỏ hơn. Một tuần sau, Antonia được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp - 2 năm kể từ khi có những triệu chứng đầu tiên. Cô phẫu thuật cắt bỏ các phần u còn lại, đồng thời trải qua quá trình xạ trị.
"Trong tôi có nhiều cảm xúc lẫn lộn vì không ai muốn nghe câu 'bạn bị ung thư', nhưng tôi thấy nhẹ nhõm vì đã tìm ra câu trả lời. Tôi kiệt sức về thể chất và tinh thần nhưng luôn tự nhắc nhở rằng đây chỉ là tạm thời và tôi sẽ vượt qua được", cô nhớ lại.
Tháng 1 năm nay, Antonia được thông báo hết bệnh. "Quá trình phục hồi rất khó khăn, tôi đã dành cả năm qua để suy ngẫm và xử lý những gì đã xảy ra với mình. Bạn hiểu rõ cơ thể mình hơn bất kỳ ai”, cô tâm sự.
Antonia chia sẻ câu chuyện của mình với hy vọng sẽ thúc đẩy những người trẻ khác tự bảo vệ mình: "Tôi nghĩ rằng việc những người nổi tiếng như Demi chia sẻ trải nghiệm của họ rất quan trọng. Biết cô ấy làm thêm nhiều xét nghiệm khiến tôi có thêm can đảm. Bạn hiểu cơ thể mình hơn bất kỳ ai. Hãy tự hỏi bản thân: Tôi có cảm thấy khác không? Tôi có mệt mỏi hơn bình thường không? Vì vậy, tôi cảm thấy ngứa? Tôi có bị sụt cân mà không có lý do gì không? ”.
Nghiên cứu từ Quỹ Ung thư Thiếu niên Anh ghi nhận, chỉ có 17% người từ 13 đến 24 tuổi biết tất cả 5 dấu hiệu cảnh báo chính của bệnh ung thư ở người trẻ gồm khối u, sưng tấy; mệt mỏi không rõ nguyên nhân; thay đổi nốt ruồi; đau dai dẳng; thay đổi cân nặng không chủ ý.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 9 giờ trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 10 giờ trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Nhiều người lớn mắc sởi chuyển nặng, phải can thiệp thở máy
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

7 loại thực phẩm dễ gây mất ngủ nhất
Sống khỏe - 19 giờ trướcNghiên cứu cho thấy, thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây ra mất ngủ ở nhiều người. Vậy đâu là những thực phẩm nằm trong danh sách này?

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng đầu cổ
Sống khỏe - 20 giờ trướcHội chứng đầu cổ là một tình trạng phức tạp, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tạo ra sự không thoải mái và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng
Bệnh thường gặpGĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.