Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phát hiện và dự phòng bệnh trầm cảm

Thứ bảy, 11:35 27/01/2007 | Sống khỏe

Trầm cảm là rối loạn về cảm xúc. Cảm xúc hiểu theo lâm sàng tâm thần học là thái độ của mỗi người trước những kích thích xảy ra từ bên ngoài cơ thể, hoặc từ bên trong cơ thể. Trầm cảm gây ra sự suy giảm chức năng xã hội và nghề nghiệp ở hầu hết các bệnh nhân. Người ta ước tính, tỷ lệ suy giảm các chức năng do rối loạn cảm xúc bằng tất cả những suy giảm chức năng do các bệnh mãn tính của cơ thể cộng lại.

Bệnh sinh của trầm cảm

Có thể chia trầm cảm làm ba nhóm:

Trầm cảm nội sinh: Do sự thay đổi hoạt lực của các chất dẫn truyền thần kinh tại não mà ngày nay người ta hướng nhiều đến giảm Serotonin ở thần kinh trung ương.

Trầm cảm ngoại sinh (Còn gọi là trầm cảm tâm căn): Xuất hiện sau các chấn thương tâm lý, thất tình, ly dị, thi trượt, mất việc làm, làm ăn thua lỗ, người thân mất, con cái hư hỏng…

Trầm cảm thực tổn: Do tình trạng bệnh lý cơ thể, gây ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên hoạt động chức năng của não như các tổn thương tại não (u não, chấn thương sọ não), bệnh nội tiết (suy chức năng tuyến giáp).

Dù do nguyên nhân nào đi nữa thì hậu quả của trầm cảm cũng rất phức tạp và nghiêm trọng như: Chán đời, nghiện rượu, nghiện ma túy, mất khả năng lao động, tan vỡ cuộc sống gia đình, đặc biệt là tự sát.

Biểu hiện của bệnh trầm cảm

Điển hình là tình trạng buồn rầu, ủ rủ suốt cả ngày và kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi, uể oải, cảm giác như vô lực, không còn sức sống, thậm chí nhấc chân tay cũng cảm thấy mệt mỏi. Người bệnh giảm quan tâm đến những sự việc xảy ra ở xung quanh. Các thói quen sở thích trước đây cũng không làm cho người bệnh vui hơn.

Một số bệnh nhân cho rằng mình có nhiều lỗi lầm, nhiều khuyết điểm không thể tha thứ được, hoặc mình đang bị người khác theo dõi, truy hại dẫn đến có ý nghĩ và hành vi tự sát. Ngoài ra trầm cảm còn biểu hiện bằng các triệu chứng sinh học như rối loạn giấc ngủ (hay gặp nhất là mất ngủ), mất cảm giác ngon miệng.
Ngoài ra còn có sự liên quan giữa trầm cảm với lạm dụng rượu và các chất ma túy, các chất gây nghiện. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy có đến 1/4 số bệnh nhân trầm cảm có lạm dụng rượu.

Phương pháp điều trị

Bệnh nhân trầm cảm cần được điều trị tích cực và cho nhập viện đối với những trường hợp nặng để đề phòng tự sát. Có những phương pháp để điều trị trầm cảm như: Tâm lý liệu pháp, sử dụng thuốc chống trầm cảm và các liệu pháp tái thích ứng xã hội. Ngày nay, do tiến bộ của ngành Dược nên có nhiều thuốc chống trầm cảm tỏ ra rất có hiệu quả trong điều trị như: Amitriphilin, anafranil, stablon… Tuy nhiên việc lựa chọn loại thuốc nào, liều lượng và thời gian dùng phụ thuộc vào mỗi cá thể.

Bệnh nhân chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc điều trị trầm cảm đòi hỏi phải kiên trì, lâu dài và theo từng giai đoạn của bệnh, thời gian điều trị tối thiểu từ 3 đến 6 tháng. Vì vậy, đối với những trường hợp có biểu hiện của bệnh trầm cảm cần đưa đến khoa tâm thần để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị đúng đắn. Tuy nhiên sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành tâm thần với cộng đồng và các thành viên trong gia đình người bệnh là yếu tố quan trọng, trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm để đạt hiệu quả cao.

Theo Sức khoẻ & Đời sống

giadinhtreem
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Xét nghiệm đường huyết lúc đói là cách nhanh và đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường và giúp điều trị hiệu quả ở các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm

Y tế - 9 giờ trước

Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

6 cách đơn giản để thải độc gan

6 cách đơn giản để thải độc gan

Sống khỏe - 12 giờ trước

Một trong những chức năng quan trọng của gan là thải độc. Theo thời gian chức năng gan có thể trở nên suy giảm. Vậy cách nào hỗ trợ gan thải độc tốt hơn?

Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản

Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản

Y tế - 12 giờ trước

Chú chó nhà nuôi 12 năm đột ngột tấn công bé gái 11 tuổi khiến bệnh nhi tổn thương sâu vào thực quản, phải đi cấp cứu.

Người đàn ông 41 tuổi phát hiện xơ gan thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 41 tuổi phát hiện xơ gan thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Mặc dù đã được phát hiện xơ gan từ năm 2023, thay vì quyết tâm cai rượu, anh X. vẫn uống khoảng 500ml rượu mỗi ngày.

7 cách tự nhiên giúp làm sạch, thải độc phổi

7 cách tự nhiên giúp làm sạch, thải độc phổi

Sống khỏe - 17 giờ trước

Duy trì phổi khỏe mạnh là điều tối quan trọng đối với sức khỏe nói chung, đặc biệt là trong bầu không khí ô nhiễm hiện nay...

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn

Sống khỏe - 20 giờ trước

Mặc dù gạo cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng ăn cơm quá muộn trong ngày có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

7 biến chứng do thiếu sắt

7 biến chứng do thiếu sắt

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thiếu sắt có thể âm thầm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Nếu không có đủ sắt, sẽ gây thiếu máu thiếu sắt, năng lượng thấp, giảm khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể theo thời gian.

Top