Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phó Giám đốc BV K chia sẻ 3 bước tầm soát ung thư dạ dày và những dấu hiệu cần đi khám ngay

Thứ bảy, 18:22 09/01/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet - Việc tiến hành sàng lọc và phát hiện sớm ung thư dạ dày mang lại hiệu quả tích cực bởi phát hiện càng sớm, khả năng điều trị thành công rất cao.

Ung thư dạ dày là một trong 5 bệnh ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam. Mỗi năm, nước ta có khoảng hơn 17.000 ca mắc mới và hơn 15.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Đây là con số rất đáng báo động. Bệnh được dự báo có xu hướng gia tăng và trẻ hóa.

Từ thực tế điều trị, TS.BS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện K, cho biết, việc tiến hành sàng lọc và phát hiện sớm ung thư dạ dày mang lại hiệu quả tích cực bởi phát hiện càng sớm, khả năng điều trị thành công rất cao.

Trong khi đó, tại Việt Nam hiện nay tỉ lệ phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn còn khá cao, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, tốn kém về kinh phí và hiệu quả điều trị.

Việc tầm soát ung thư dạ dày được thực hiện như thế nào? Theo TS Bình, đầu tiên, các bác sỹ sẽ thực hiện khám lâm sàng, tư vấn giải thích cho người bệnh.

Đây là bước vô cùng quan trọng, cũng là bước đầu tiên trong quá trình khám tầm soát ung thư dạ dày. Bác sĩ sẽ hỏi các thông tin cụ thể về tuổi, tình trạng sức khỏe, bệnh sử cá nhân và gia đình, các triệu chứng biểu hiện bệnh nghi ngờ gặp phải như có đau bụng, khó tiêu, ợ chua hay không… nhằm đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Sau đó sẽ tiến hành khám lâm sàng phát hiện các biểu hiện, dấu hiệu của bệnh.

Phó Giám đốc BV K chia sẻ 3 bước tầm soát ung thư dạ dày và những dấu hiệu cần đi khám ngay - Ảnh 1.

TS.BS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện K


Tiếp theo, các bác sĩ sẽ đánh giá, tư vấn và chỉ định người bệnh thực hiện nội soi dạ dày. Thầy thuốc có nội soi gây mê thực quản, dạ dày giúp người bệnh giảm bớt lo lắng khi thực hiện.

Bước 3, sau khi nội soi, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân chụp CT cắt lớp. Bác sĩ sẽ chủ yếu dựa vào các hình ảnh để đánh giá tình trạng thương tổn của dạ dày, sự xâm lấn của khối u đến các bộ phận xung quanh. Qua đó cũng có thể đánh giá tình hình của bệnh, nếu bệnh ung thư đó di căn đến các bộ phận khác như gan, hạch, ổ bụng, ổ phúc mạc.....

Phó Giám đốc BV K chia sẻ 3 bước tầm soát ung thư dạ dày và những dấu hiệu cần đi khám ngay - Ảnh 2.

Nội soi dạ dày ở Bệnh viện K. Ảnh: Hà Trần

Sau khi chỉ định chụp cắt lớp vi tính, bệnh nhân có thể được tiến hành sinh thiết. Phương pháp này có thể được tiến hành ngay khi nội soi ở nơi có tổn thương ở niêm mạc dạ dày, sau đó tiến hành giải phẫu bệnh. Sinh thiết là việc cần làm để biết khối u đó có phải là ung thư hay không, và đó cũng là kết quả để bác sĩ dựa vào để kết luận bệnh học và tư vấn điều trị cho người bệnh.

Vậy khi thấy những dấu hiệu nào thì nên chủ động đi khám? Phó Giám đốc Bệnh viện K tư vấn, các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày khá mơ hồ nên khó chẩn đoán trong giai đoạn sớm. Vì vậy, khi thấy bất kì biểu hiện nào dưới đây thì bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn:

- Trướng bụng đầy hơi: Triệu chứng này xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày và tồn tại trong suốt quá trình mắc bệnh. Trên 70% người bệnh có biểu hiện này ngay từ đầu.

- Ợ chua, nóng ruột (nóng dạ dày): Đây là triệu chứng dễ lầm tưởng với căn bệnh đau dạ dày, viêm dạ dày nhưng bạn cũng không nên chủ quan với nó. Cảm giác khó chịu, nhâm nhẩm đau ở dạ dày, uống thuốc thấy giảm là đặc điểm của triệu chứng này.

- Sụt cân, mệt mỏi, thiếu máu: Nhiều bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và không muốn ăn gì. Tình trạng này kéo dài khiến họ bị sút cân nghiêm trọng.

- Những bệnh nhân mắc bệnh thời gian dài, có thể xuất hiện hiện tượng xuất huyết đường tiêu hóa, biểu hiện như nôn ra máu, đại tiện phân đen, hoặc xét nghiệm tìm thấy hồng cầu trong máu.

Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối còn có biểu hiện đau thượng vị, chán ăn, sút cân, mệt mỏi, nôn ói, đại tiện ra máu hoặc phân đen v.v… khiến người bệnh mất nhiều máu gây thiếu máu.

- Triệu chứng khác: Nhiều bệnh nhân ung thư dạ dày vùng hang vị có thể thấy hiện tượng hay bị nôn ói và mắc nghẹn. Ung thư dạ dày có thể dẫn tới thủng dạ dày cấp, đau bụng, viêm phúc mạc. Một số trường hợp lại có biểu hiện tiêu chảy, táo bón, đau bụng dưới, sốt …

Những triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường rất rõ ràng nên người bệnh rất dễ nhận biết. Nhưng lúc này thì dường như đã quá muộn bởi khối u đã di căn khó có thể cứu chữa. Do đó người bệnh nên lắng nghe cơ thể mình để đi khám kịp thời.

Để phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả, bác sĩ Bệnh viện K khuyên hạn chế ăn đồ ăn mặn cũng như các đồ ăn hun khói, nướng, chiên nhiều dầu mỡ, từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất kích thích; tích cực bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý, thức ăn chế biến từ các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B, C, E; có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ. Và quan trọng nhất là đừng quên khám tầm soát ung thư dạ dày hàng năm.

T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ

Y tế - 28 phút trước

GĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ bị tật ở cột sống cổ từ 1 thói quen nhiều người Việt mắc phải

Nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ bị tật ở cột sống cổ từ 1 thói quen nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Nam nhân viên văn phòng 26 tuổi đã phải tìm đến bác sĩ vì cơn đau ở cổ vai gáy xuất hiện âm ỉ ngày càng nặng, ảnh hưởng đến giấc ngủ, khả năng tập trung và hiệu suất làm việc.

Người đàn ông phát hiện cùng lúc 5 bệnh từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông phát hiện cùng lúc 5 bệnh từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, ông H. được chẩn đoán xác định mắc viêm teo dạ dày C2 - viêm hành tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori, rối loạn chuyển hóa lipid máu, sỏi túi mật và rối loạn giấc ngủ.

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Sống khỏe - 8 giờ trước

Vitamin D còn được gọi là 'vitamin ánh nắng mặt trời', đóng vai trò quan trọng đối với xương, chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể… Vậy nên bổ sung bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Nhiều người sẽ cảm thấy khô và đắng trong miệng sau khi thức dậy. Đó là vì chúng ta không uống nước trong suốt một đêm dài. Lúc này, cơ thể cần bổ sung nước gấp.

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng

Sống khỏe - 9 giờ trước

Các chất dinh dưỡng thiết yếu là những chất mà cơ thể cần để thực hiện các chức năng cơ bản và phát triển...

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 20 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Nóng gan không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chủ động điều trị thì lâu dài có thể tiến triển thành các loại bệnh gan như: Suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi nhịp sống bận rộn và chế độ ăn uống không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin tổng hợp (multivitamin) ngày càng trở nên phổ biến như một lựa chọn tiện lợi để bổ sung vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc sử dụng vitamin tổng hợp không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

Top