Phòng bệnh 'vi khuẩn ăn thịt người' theo khuyến cáo của Bộ Y tế
GĐXH - Hiện chưa có vaccine phòng bệnh Whitmore. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường...

Bệnh "vi khuẩn ăn thịt người" Whitmore thời gian gần đây xuất hiện rải rác ở một số tỉnh như Đắk Lắk, Thanh Hóa. Trong đó, mới nhất là một bệnh nhi 15 tuổi (ở huyện Quảng Xương, Thanh Hoá), tử vong ngày 19/9 dù được tích cực điều trị.
Trên cơ sở đó, ngày 22/9, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo cộng đồng phòng chống bệnh Whitmore.

Ảnh minh họa
Bệnh Whitmore (tên gọi khác là Melioidosis ) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra.
Vi khuẩn B. pseudomallei tồn tại tự nhiên trong đất, có thể gây ô nhiễm nguồn nước và lây truyền chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người.
Bệnh Whitmore là bệnh ít gặp, không lây lan thành dịch. Bệnh ghi nhận số mắc cao chủ yếu tại Úc và khu vực Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, bệnh được phát hiện lần đầu tiên năm 1925 sau đó xuất hiện rải rác qua các năm tại một số địa phương và các ca bệnh gần đây nhất được phát hiện tại Đắk Lắk, Thanh Hóa, trong đó đã có trường hợp tử vong.
Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong do biến chứng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Những người có bệnh nền (tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch ...) có nguy cơ cao mắc bệnh.
Bệnh được điều trị bằng cách sử dụng các kháng sinh có nhạy cảm với các chủng B. pseudomallei và các thuốc điều trị các triệu chứng, biến chứng kèm theo, đồng thời chăm sóc, điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bệnh.
Cách phòng bệnh 'vi khuẩn ăn thịt người'
Hiện chưa có vaccine phòng bệnh Whitmore. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, vệ sinh diệt khuẩn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín uống chín…
Để chủ động phòng bệnh Whitmore, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp như sau:
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.
- Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất, bùn và nước bẩn.
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng.
- Thực hiện ăn chín, uống chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.
- Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.
- Những người có bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễm dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các vết thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
- Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.
Loại quả của Việt Nam đang khiến người Nhật mê mẩn, trong 7 tháng đầu năm xuất khẩu tăng mạnh thu về hơn 7 triệu USD

Người đàn ông bị sốt xuất huyết 'hành' đến chảy máu dạ dày
Y tế - 1 ngày trướcÔng Tiến nhập viện sau 5 ngày sốt cao, tiểu cầu của ông chưa giảm nhưng có tình trạng xuất huyết tiêu hoá, chảy máu dạ dày.

Bộ Y tế phát động Chương trình '24 giờ bên con' vì thế hệ trẻ Việt Nam khỏe thể chất, mạnh tinh thần
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – Bằng việc triển khai chuỗi hoạt động tại cộng đồng có sự tham gia của các bậc cha mẹ và các con, cùng vui chơi, cùng trải nghiệm, chương trình sẽ góp phần nâng cao vai trò của cha mẹ với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời.

Khối u buồng trứng to như quả bóng, cô gái lầm tưởng mang thai
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Khoa Phụ ngoại – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và điều trị phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân 18 tuổi có khối u buồng trứng kích thước lớn, phát triển nhanh, lầm tưởng mang thai 7 tháng.

Mang nụ cười tỏa sáng, tự tin cho trẻ hở môi – vòm miệng
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, nhiều bệnh nhân khe hở môi – vòm miệng thực tế cần được điều trị nắn chỉnh hàm, ghép xương ổ răng để có thể có một vòm miệng hoàn toàn bình thường, khôi phục cả mặt thẩm mỹ và chức năng. Với hoạt động điều trị chỉnh nha miễn phí cho trẻ hở môi – vòm miệng sẽ mang lại nụ cười tự tin hơn cho người bệnh.

Quy định về chuyển đổi chứng chỉ hành nghề y, người làm nghề cần lưu ý
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Từ ngày 1/1/2024, Luật số 15/2023/QH15 khám bệnh, chữa bệnh của Quốc hội sẽ chính thức có hiệu lực. Trong đó quy định chuyển tiếp về chuyển đổi chứng chỉ hành nghề y sang giấy phép hành nghề.

Bà nội cứu sống cháu gái 15 tuổi bị ung thư gan
Y tế - 5 ngày trướcDù bà và cháu không cùng nhóm máu, các bác sĩ Bệnh viện 108 vẫn có thể tiến hành ghép gan, cứu em bé 15 tuổi ung thư gan.

Tím đen toàn thân, gia đình phải xin đưa về sau 2 tuần điều trị sốt xuất huyết
Y tế - 5 ngày trướcSau nửa tháng điều trị sốt xuất huyết tại tuyến trung ương, ông A. vẫn nguy kịch, suy hô hấp, gia đình xin đưa người bệnh về nhà.

Suýt chết vì xương cá đâm thủng thực quản, màng tim
Y tế - 5 ngày trướcĐây là một trường hợp bệnh nhân bị hóc xương cá khi ăn canh dẫn tới biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

17 học sinh nhập viện cấp cứu nghi bị ngộ độc trà sữa
Y tế - 1 tuần trướcChiều 22-11, Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cho biết đang cấp cứu cho 17 học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm.

Hiếm gặp: Bé sơ sinh 14 ngày tuổi có khối u máu khổng lồ ở vùng cổ gáy
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH – Khối u có xu hướng to ra rất nhanh, bầm tím lan rộng và có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Cô gái 23 tuổi uống 60 viên paracetamol cùng lúc may mắn được cứu sống
Y tếGĐXH - Người bệnh vào viện trong tình trạng da, niêm mạc nhợt, thể trạng suy kiệt, tim nhịp nhanh, phù 2 chi dưới, bụng chướng nhẹ, ấn đau vùng hạ sườn phải... sau 10 tiếng uống liền lúc 60 viên paracetamol.