Từ vụ người đàn ông nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người” vì ăn hàu sống: Chuyên gia lưu ý quan trọng khi ăn hải sản
GiadinhNet - Mới đây, một người đàn ông ở Hải Phòng đã nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người” vì ăn hàu sống khiến cơ thể biến dạng, tiên lượng tử vong. Hàu là món ăn bổ dưỡng nhưng chuyên gia đã chỉ ra lưu ý quan trọng khi ăn món bổ dưỡng này để tránh nguy hiểm.

Hình ảnh tổn thương của bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng do Vibrio vulnificus, được điều trị tại Khoa Hồi sức truyền nhiễm, Bệnh viện 108 (ảnh bệnh viện cung cấp).
Tử vong vì ăn hàu sống
Vào ngày 30/6 vừa qua, Khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Bệnh viện 108) tiếp nhận bệnh nhân N.V.Đ, SN 1961 ở An Dương (Hải Phòng) trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị và quanh rốn, nôn và tiêu chảy nhiều lần, sốt 39-40 độ C. Bệnh nhân trước đó có ăn hải sản (hàu) chưa được nấu chín và có tiền sử bệnh gan do uống rượu nhiều.
Chỉ sau vài giờ, bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng kèm theo tình trạng nổi ban phỏng nước, xuất huyết, hoại tử da, cơ vùng tứ chi diện rộng. Khi tiến hành cấy khuẩn 2 mẫu máu cho đều dương tính với vi khuẩn V. vulnificus. Dù bệnh nhân được bác sĩ điều trị kháng sinh mạnh, thở máy, lọc máu liên tục, dùng thuốc vận mạch nâng huyết áp cùng các biện pháp hồi sức khác nhưng vẫn trở nặng, tiên lượng tử vong. Sau 4 ngày điều trị, gia đình xin về.
Trước bệnh nhân Đ, bệnh viện cũng tiếp nhận một số bệnh nhân vào viện vì nhiễm trùng máu do vi khuẩn Vibrio vulnificus (V. vulnificus)-dân gian gọi là "vi khuẩn ăn thịt người" từ biển.
Trước đó cũng đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc khi ăn hải sản sống. Đơn cử là trường hợp tử vong của một người phụ nữ Mỹ sống tại bang Texas khi đi nghỉ ở Louisiana đã dùng một số loại hải sản sống, trong đó có cả hàu. Nguyên nhân xác định bà tử vong do nhiễm khuẩn Vibriosis. Hay mới đây, Bệnh viện WakeMed (Mỹ) xác nhận một người đàn ông mất mạng sau khi ăn hàu sống tại một nhà hàng.
Theo BS.TS Vũ Viết Sáng- Khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm (Bệnh viện 108), vi khuẩn V. vulnificus sống tự do trong nước biển, nước lợ hoặc kí sinh trong các loài thủy sinh có vỏ như tôm, hàu… Chúng vẫn được gọi là vi khuẩn "ăn thịt người" vì gây hoại tử da rất nhanh. Bệnh do loại vi khuẩn này gây ra diễn biến nhanh khiến bệnh nhân có sốc nhiễm khuẩn, tụt huyết áp. Thường sẽ tử vong trong vòng 48 giờ mặc dù được điều trị tích cực
Theo bác sĩ, ăn hải sản sống hoặc nấu chưa kĩ, đặc biệt là hàu có nguy cơ cao mắc "vi khuẩn ăn thịt người". Ở một thống kê với 180 bệnh nhân nhiễm trùng do V. vulnificus có tới 92,8% người đã ăn hàu sống trong vòng hai ngày trước đó. Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra khi phơi nhiễm vết thương có từ trước với vi khuẩn V. vulnificus. Để loại trừ nguy cơ vi khuẩn này tấn công khi có vết thương hở cần tránh ra biển.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho rằng, ăn hàu rất tốt cho cơ thể nếu biết cách chế biến cũng như lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là vào mùa đi biển hiện nay. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý, hàu và các loài động vật nhuyễn thể như ngao, tu hài… có thể nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng. Bởi vậy, khi ăn hàu sống hoặc chưa nấu kĩ sẽ có nguy cơ bị nhiễm hoặc nhiều loại ký sinh trùng, trong đó có vi khuẩn "ăn thịt người".
Lưu ý khi ăn hàu
Các chuyên gia cho rằng, vi khuẩn Vibrio Vulnuficus nguy hiểm, bởi mắt thường không thể nhận biết được. Bởi vậy để phòng bệnh từ loại vi khuẩn này, tốt nhất không ăn hàu khi chưa nấu chín. Nhiều người cho rằng, hàu nấu chín không còn giá trị dinh dưỡng song chưa có nghiên cứu nào nói về điều này.
Nếu muốn tận dụng được nguồn chất bổ dưỡng từ hàu sống cần biết chắc chắn độ an toàn của hàu. Khi chọn cần loại bỏ hết hàu chết, hàu ươn, ngâm trong nước mặn hoặc nước muối để thải chất bẩn...
Hàu là món ăn giá trị dinh dưỡng cao nhưng khi ăn hàu cần chú ý với những đối tượng: Người tì vị yếu, khó tiêu hay bị tiêu chảy; Người bị đau dạ dày, viêm ruột; Người tiền sử dị ứng hải sản…
Có nhiều người ăn hàu thường kèm với mù tạt cũng cần thận trọng. Dùng nhiều mù tạt ăn với hàu không tốt cho sức khỏe. Do thành phần của mù tạt là tinh dầu ép từ hạt của cây cải bẹ, vị cay nồng. Mù tạt có tính kích ứng niêm mạc mắt gây chảy nước mắt, nóng rát trong vòm họng và kích thích niêm mạc đường mũi.
Hiện nay đang là mùa đi biển nên để loại trừ nguy cơ vi khuẩn "ăn thịt người" tấn công, sau khi đi biển về mọi người cần lưu ý tắm tráng nước ngọt. Ở bất cứ vùng da nào nếu sưng đỏ cần vệ sinh nước sạch càng kỹ càng tốt. Sau vài giờ mà không thuyên giảm cần đi kiểm tra, tránh phát hiện muộn để biến chứng nguy hiểm.
Phương Thuận

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 46 phút trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 12 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 21 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.