Vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore khiến nữ sinh tử vong nguy hiểm thế nào? Cần làm gì để phòng bệnh?
GĐXH - Bệnh “vi khuẩn ăn thịt người” (tên khoa học Whitmore) là căn bệnh truyền nhiễm rất khó phát hiện do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và không được điều trị kịp thời. Ngay cả khi được chẩn đoán đúng bệnh, việc điều trị cũng vô cùng khó khăn và có nguy cơ tử vong cao.
Vi khuẩn 'ăn thịt người' gây bệnh Whitmore xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây. Gần nhất là trường hợp của nữ bệnh nhân (15 tuổi, ở huyện Quảng Xương, Thanh Hóa), đại diện Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết bệnh nhi này đã qua đời sau khoảng một tháng nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" gây bệnh Whitmore.
Bệnh nhi qua đời vì nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore

Ảnh minh họa
Được biết, bệnh nhân có tiền sử bị tiểu đường và béo phì. Cuối tháng 8, người bệnh bị đau họng, ho, sốt cao, uống nhiều nước, sụt cân. Tự mua thuốc điều trị tại nhà nhưng không khỏi. Em được người thân đưa đến một phòng khám ở xã khám và được kê thuốc theo toa chữa bệnh tại nhà.
Ba ngày sau, bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa trong tình trạng suy tuần hoàn hô hấp, mạch nhanh, tụt huyết áp, tím tái, hôn mê, nguy kịch.
Sau khi khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận bệnh nhi nhiễm vi khuẩn Brukholderia pseudomallei, còn gọi là vi khuẩn "ăn thịt người", gây bệnh Whitmore.
Bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực, thở máy, lọc máu, dùng kháng sinh, điều chỉnh đường huyết song sức khỏe không cải thiện. Bệnh nhi qua đời sau 2 tuần điều trị tại bệnh viện.
Theo điều tra dịch tễ, trong 30 ngày qua, bệnh nhân không đi khỏi địa phương, ở cùng gia đình, gồm bố mẹ và anh trai tại xã Tiên Trang. Nguồn nước sinh hoạt của gia đình được lấy từ giếng khoan. Gia đình ở khu nhà khép kín, không chăn nuôi, không làm nông nghiệp. Hiện cơ quan y tế chưa rõ bệnh nhân tiếp xúc như thế nào với môi trường gây bệnh liên quan đến vi khuẩn Whitmore, trên cơ thể bệnh nhân cũng không phát hiện các vết trầy xước da.
Bệnh vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore nguy hiểm thế nào?

Ảnh minh họa
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh của Mỹ, người nhiễm vi khuẩn bệnh Whitmore nếu không được điều trị thì cứ 10 người nhiễm sẽ có 9 người tử vong. Tuy nhiên, khi người bệnh được điều trị đúng kháng sinh thì con số tỷ vong vẫn ở mức 4 người trên 10 người. Tỷ lệ tử vong có thể giảm xuống chỉ còn 2/ 10 người khi bệnh nhân được điều trị trong điều kiện y tế tốt, chăm sóc tích cực, điều trị kịp thời và hiệu quả.
Theo nghiên cứu, thực chất vi khuẩn Whitmore có đến 30 vi khuẩn khác nhau gây bệnh viêm mô hoại tử. Tuy nhiên loại vi khuẩn thường gặp là Vibiro vulnificus trong nước mặn, Aeromonas hydrophila trong nước ngọt, liên cầu nhóm A trên da. Các loại này khiến hoại tử mô mềm trên cơ thể cực nhanh, nếu không được ngăn chặn kịp thời thì tốc độ lan bệnh rất nhanh gây hệ quả phải cắt bỏ hoàn toàn bộ phận bị vi khuẩn xâm nhập để bảo vệ các phần cơ thể khác của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, thủ phạm gây bệnh Whitmore là vi khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei gây viêm nhiễm trùng da, gây áp xe, viêm loét da. Đồng thời gây viêm phổi, nhiễm trùng xương khớp, hệ thần kinh, gan, lách, tuyến tiền liệt, nhiễm trùng huyết cho người bệnh đã nhiễm vi khuẩn. Bệnh nhân có thể được chữa khỏi nhưng tỷ lệ không cao, bệnh dễ tái phát và có thể tử vong nhanh chóng trong vòng 48 tiếng kể từ khi phát hiện bệnh.
Con đường gây bệnh của vi khuẩn Whitmore
Vi khuẩn Whitmore tấn công vào cơ thể gây viêm, áp xe ở các cơ quan trên cơ thể giống với các căn nguyên gây bệnh truyền nhiễm khác. Loại vi khuẩn này được tìm thấy và xâm nhập vào cơ thể người qua việc chúng ta tiếp xúc trực tiếp với nguồn môi trường như nước, đất, không khí có tồn tại vi khuẩn, đặc biệt là các vùng nước, đất bẩn.
Chúng ta hoàn toàn có thể lây nhiễm bệnh Whitmore thông qua hít thở, uống phải nước nhiễm khuẩn, tiếp xúc với đất nhiễm khuẩn. Đặc biệt là khi có vết trầy xước trên da thì nguy cơ lây nhiễm bệnh càng cao và nhanh tiến triển bệnh hơn.
Bệnh hiếm khi lây nhiễm giữa người và người, chủ yếu truyền từ môi trường vào gây bệnh cho người. Tuy nhiên, khi sử dụng chung kim tiêm hoặc quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh thì bệnh Whitmore có thể lây từ người sang người một cách dễ dàng.
Ngoài ra một số động vật như cừu, dê, ngựa, chó, mèo... cũng là nguồn gây bệnh mà chúng ta cần chú ý.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh Whitmore
Bệnh có các triệu chứng, dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lao phổi, viêm phổi. Đó là lý do người bệnh thường được can thiệp điều trị muộn vì chủ quan và không biết chính xác triệu chứng. Khi nhận thấy các dấu hiệu sau đây, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay để khám và kết luận tình trạng.
Nhiễm trùng tại chỗ, có hiện tượng sưng, đau, sốt, loét, áp xe, ho, đau ngực, sốt cao, đau đầu, chán ăn, biểu hiện gần giống viêm phổi nhiễm trùng huyết với triệu chứng đau đầu, suy hô hấp, chướng bụng, đau khớp, rối loạn ý thức. Sốt, sụt cân nhanh, đau bụng, đau ngực, đau cơ khớp, co giật, đau đầu
Các triệu chứng ngày thường xuất hiện kéo dài từ 2-4 tuần sau khi tiếp xúc với nguồn vi khuẩn gây bệnh, Thời gian ủ bệnh thông thường từ 1- 21 ngày, trung bình là 9 ngày. Tuy nhiên có trường hợp ủ bệnh cả năm với các dấu hiệu lặp đi lặp lại.
Cách phòng bệnh vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore

“Vi khuẩn ăn thịt người” Whitmore sống rất lâu trong đất. Ảnh minh họa
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn.
- Thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm, chết.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.
- Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn.
- Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.
- Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễm dịch … cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
- Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

Tìm ra nguyên nhân mới gây ung thư dạ dày: Có thể trị bằng thức ăn
Sống khỏe - 5 giờ trướcMột nhóm nghiên cứu quốc tế đã tìm ra mối liên quan bất ngờ giữa ung thư dạ dày và những bất ổn trong tâm trí mỗi người.

Một gia đình có 7 thành viên bị tiểu đường: Người mất, kẻ phải cắt chân
Sống khỏe - 5 giờ trước"Gia đình tôi có 7 người bị tiểu đường. Không ngờ bệnh quá đáng sợ, qua một đêm khiến mẹ đã tàn phế", nữ bệnh nhân chia sẻ khi vừa chứng kiến người thân bị cắt cụt chân.

Uống mật ong cho thêm thứ này không chỉ giảm cân mà còn giúp thải độc và hạ đường huyết rất hiệu quả
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Mật ong khi được pha cùng giấm táo, nước uống này sẽ được gia tăng gấp nhiều lần về hương vị cũng như công dụng.

4 mẹo nấu trứng siêu tốt cho sức khỏe
Sống khỏe - 8 giờ trướcTrứng là một loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng. Chúng chứa tương đối ít calo nhưng lại chứa nhiều chất đạm, vitamin, chất khoáng, chất béo lành mạnh và chất dinh dưỡng vi lượng khác nhau.

Điều gì xảy ra khi bạn không ăn cơm trong 1 tháng?
Sống khỏe - 8 giờ trướcNgừng ăn cơm trong một tháng có thể giúp giảm cân và ổn định lượng đường trong máu với điều kiện không sử dụng các loại ngũ cốc khác.

'3 nhiều - 1 ít' trong ăn uống của nhiều người Việt khiến thận hao mòn, suy teo lúc nào không hay
Sống khỏe - 11 giờ trướcTheo các chuyên gia, hiện nay nước ta đã ghi nhận những trường hợp tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã suy thận mạn do có chế độ ăn uống và lối sống không hợp lý.

5 loại thực phẩm có thể gây mất ngủ ít ai nghĩ tới
Sống khỏe - 13 giờ trướcUống cà phê hay trà đặc vào buổi tối thường khiến nhiều người mất ngủ. Nhưng cũng có nhiều người không uống mà vẫn bị mất ngủ, vậy nguyên nhân là gì?

Người đàn ông nguy kịch, thở máy vì giẫm phải vật này
Sống khỏe - 15 giờ trướcKhoảng 2 tuần trước khi vào viện, người bệnh giẫm phải đinh gỉ, nhưng chủ quan nghĩ vết thương nhỏ không đáng kể nên đã không đến cơ sở y tế kiểm tra và cũng không tiêm huyết thanh phòng uốn ván.

Cần tập thể dục tối thiểu bao nhiêu phút mỗi tuần?
Sống khỏe - 16 giờ trướcBạn luôn biết rằng tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe. Câu hỏi đặt ra là với một người không thích tập thể dục thì mức tối thiểu cần phải đạt được là bao nhiêu để tốt cho sức khỏe?

Bé 8 tuổi nhiễm trùng nội sọ, suýt mất mạng vì 1 thói quen khi rảnh rỗi
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcCậu bé nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng nặng, nguy hiểm tính mạng. Đáng lo, thói quen gây ra tình trạng này rất nhiều người cũng mắc.

Người mẹ ung thư vú di căn, vỡ oà hạnh phúc nghe 2 con khóc chào đời
Y tếChiều 5/12, Bệnh viện K thông tin, các bác sĩ Bệnh viện K và Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã phối hợp thực hiện mổ lấy thai đôi thành công cho sản phụ hiếm muộn, mắc ung thư vú đã di căn...