Phòng chống ung thư đại trực tràng ở người cao tuổi
GiadinhNet - Ung thư đại trực tràng là một trong 10 bệnh ung thư thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao ở nước ta, đặc biệt ở người cao tuổi. Đây là một trong những loại ung thư có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm.

Có tới 70% bệnh nhân ung thư đại trực tràng đến khám ở giai đoạn muộn. Ảnh: T.L
90% người mắc bệnh trên tuổi 50
Đại tràng (ruột già) và trực tràng (ruột cùng, ruột kết, ruột thẳng) là những bộ phận của ruột. Những bộ phận này giúp tống xuất những thành phần phế thải từ thức ăn. Giống như những bộ phận khác trong cơ thể, ruột già và ruột cùng được cấu tạo bởi những khối xây dựng tí hon được gọi là tế bào. Y như những viên gạch khối xây nhà, tế bào xây dựng lên cơ thể của con người. Nhưng đôi khi những tế bào mọc vượt quá tầm kiểm soát, chúng sẽ trở thành tế bào ung thư. Ung thư bắt đầu ở ruột già hay ruột cùng thì gọi là ung thư đại trực tràng, đôi khi gọi là ung thư ruột già.
Ung thư đại tràng là bệnh ác tính bắt nguồn từ đại tràng. Tế bào của đại tràng bị đột biến thành tế bào ung thư. Các tế bào ung thư tăng sinh vô độ và hình thành u, gây tổn thương đại tràng. Các tế bào ung thư còn có khả năng di căn tới các cơ quan khác như hạch, màng bụng, gan, buồng trứng,…
Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh thường đến gặp bác sĩ khi bệnh ung thư đã ở giai đoạn cuối, thường là có các dấu hiệu lâm sàng đã biểu hiện 1 - 2 tháng, bệnh nhân thường chủ quan nghĩ đó là do nguyên nhân từ bệnh trĩ gây nên.
Ung thư đại trực tràng rất phổ biến. Có người nghĩ rằng chỉ có nam giới bị chứng ung thư đại trực tràng, tuy nhiên, nữ giới cũng bị chứng bệnh này. Cơ hội mắc bệnh tăng lên theo số tuổi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng 90% người bị bệnh là những người trên 50 tuổi, trung bình là 72 tuổi và có tới 70% bệnh nhân đến khám ở giai đoạn muộn.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng liên quan chặt chẽ tới chế độ ăn nhiều thịt, mỡ động vật. Thực phẩm có nhiều mỡ, thịt động vật làm tăng lượng acid mật và làm thay đổi quần thể vi khuẩn trong đường ruột. Các vi khuẩn đường ruột sẽ biến đổi acid mật thành các chất độc có thể gây ung thư. Uống rượu, hút thuốc lá, thuốc lào và sử dụng các chất kích thích khác làm tăng khả năng mắc ung thư đại tràng.
Các loại thực phẩm có chứa chất gây ung thư như benzopyren trong thịt nướng, nitrosamin trong đồ hun khói, đồ muối… cũng có khả năng gây ung thư. Chế độ ăn ít chất xơ làm giảm khối lượng phân, kéo dài thời gian phân ở trong ruột, làm ruột phải tiếp xúc lâu với chất gây ung thư. Ngoài ra, chế độ ăn thiếu các Vitamin A, B, C, E, thiếu canxi làm tăng nguy cơ ung thư.
Những người cao tuổi có tiền sử mắc các bệnh về đại tràng như polyp đại tràng, viêm đại tràng mạn tính, bệnh Crohn… có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng. Polyp đại tràng nếu có nhiều và kích thước lớn, đặc biệt là polyp tuyến, khả năng cao đó là tổn thương tiền ung thư. Các tổn thương tiền ung thư có thể phát triển thành ung thư và cần được theo dõi sát sao. Những người đã được phẫu thuật nối niệu quản với đại tràng có nguy cơ bị ung thư ở miệng nối sau khoảng 25-30 năm phẫu thuật. Do phần đại tràng luôn phải tiếp xúc với phân và nước tiểu.
Lối sống ít vận động và cơ thể béo phì, hoặc người cao tuổi mắc các bệnh đái tháo đường, có người thân bị mắc bệnh ung thư đại trực tràng, người bị viêm đại trực tràng nhiều năm… có nguy cơ bị ung thư cao hơn những người không mắc bệnh.
Kiểm tra sức khỏe định kì giúp phát hiện sớm bệnh tật, đặc biệt đối với ung thư đại trực tràng, điều này thực sự cần thiết cho việc điều trị đạt kết quả cao. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng về lợi ích của việc kiểm soát ung thư đại trực tràng. Có thể phát hiện ung thư đại trực tràng nhờ những xét nghiệm cơ bản, nội soi đại trực tràng. Một số các kĩ thuật chẩn đoán khác có thể hỗ trợ phát hiện polyp đường tiêu hóa bao gồm nội soi đại tràng sít-ma, chụp phim CT có bơm thuốc cản quang vào đại tràng, trực tràng...
Phương pháp điều trị và cách phòng tránh
Phẫu thuật là phương pháp điều trị cơ bản đối với ung thư đại trực tràng. Hóa trị và xạ trị là phương pháp điều trị bổ sung, nhằm mục đích tăng cao kết quả điều trị cho nhiều bệnh nhân.
Phẫu thuật cắt bỏ phần ruột có khối u và những hạch lân cận thường thì các bác sĩ nối phần ruột lành còn lại với nhau. Nếu đoạn ruột còn lại không đủ nối với nhau thì phải dùng thủ thuật làm hậu môn nhân tạo.
Hóa trị bổ sung sau phẫu thuật được áp dụng cho bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng ở giai đoạn 2 và 3. Điều này giúp cải thiện so với việc chỉ áp dụng cho phẫu thuật đơn thuần. Theo các báo cáo cho thấy số bệnh nhân này đáp ứng với thuốc hóa trị khá tốt. Xạ trị là phương pháp điều trị cần thiết cho một số ca bệnh ung thư đại trực tràng, song cần phối hợp để kéo dài tình trạng bệnh.
Ung thư đại trực tràng là bệnh có tỷ lệ tỷ vong cao, tuy nhiên, đây là một trong những loại ung thư có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Do đó, để phòng tránh bệnh hiệu quả, người cao tuổi cần khám sàng lọc định kỳ. Những người có nguy cơ mắc bệnh trung bình có thể bắt đầu khám sàng lọc ở tuổi 50. Những người có nguy cơ cao, chẳng hạn như những người có tiền sử gia đình bị bệnh này thì nên xem xét khám sàng lọc sớm hơn.
Mọi người cũng có thể giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng bằng cách thay đổi những thói quen hàng ngày như: Hạn chế ăn thịt, mỡ động vật và các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm quay, nướng; ăn nhiều loại trái cây, rau củ để bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa. Những chất này có thể giúp phòng ngừa ung thư; hạn chế uống rượu và bỏ thuốc lá; cố gắng tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe và kiểm soát cân nặng.
Những lưu ý phòng bệnh
Để không mắc ung thư đại trực tràng, mỗi người có thể tự phòng tránh bằng cách: Thực hiện khẩu phần ăn ít mỡ, nhất là mỡ động vật, rượu, bia; tăng cường các loại thực phẩm nhiều chất xơ và giàu can-xi; tăng cường vận động, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày; những người ngồi một chỗ hoặc béo phì dễ bị mắc bệnh ung thư đại trực tràng; người hút thuốc lá tử vong vì ung thư đại trực tràng nhiều hơn người không hút thuốc từ 30 - 40%. Với những người ngoài 50 tuổi, nhất thiết phải đi siêu âm, nội soi đại trực tràng để có những biện pháp ngăn chặn phòng bệnh chữa bệnh kịp thời nếu mầm bệnh xuất hiện.
Minh Trang

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp
Sống khỏe - 2 giờ trướcKhi nhịp sống bận rộn và chế độ ăn uống không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin tổng hợp (multivitamin) ngày càng trở nên phổ biến như một lựa chọn tiện lợi để bổ sung vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc sử dụng vitamin tổng hợp không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả
Y tế - 3 giờ trướcTừ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Binden đang mắc phải, nam giới không nên chủ quan
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, ung thư tuyến tiền liệt thường không gây ra triệu chứng điển hình nào ở giai đoạn sớm nhưng cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo.

Cảnh báo nguy cơ viêm mũi xoang cấp từ một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Thấy có triệu chứng viêm xoang, anh V nghĩ rằng bệnh không nghiêm trọng nên tự mua kháng sinh tại hiệu thuốc nhưng triệu chứng không chỉ cải thiện mà ngày một nặng lên.

Người đàn ông 33 tuổi thoát chết vì nhồi máu cơ tim thừa nhận chủ quan, bỏ qua dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cho biết, gia đình có tiền sử bị nhồi máu cơ tim, cộng thêm cơ địa béo phì (BMI = 35,4) và lối sống ít vận động...

Gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp với từng loại hình tập luyện
Sống khỏe - 8 giờ trướcCho dù bạn tập yoga, đi bộ đường dài hay nâng tạ, lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bữa ăn nhẹ trước khi tập luyện rất quan trọng...

Vì sao viêm phụ khoa dễ tái đi tái lại?
Sống khỏe - 8 giờ trướcBạn bị viêm phụ khoa tái đi tái lại dù đã làm đủ mọi cách. Bạn chịu đựng ngứa ngáy, khí hư khó chịu cũng như bất tiện và mặc cảm. Nhưng điều ái ngại nhất là: chính người bạn đời lại nghĩ rằng bạn "không biết giữ gìn". Trong khi sự thật, nguyên nhân có thể đến từ chính anh ấy. Đây là câu chuyện rất nhiều phụ nữ đang gặp phải.

Người đàn ông 45 tuổi phát hiện ung thư dương vật thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Triệu chứng của ung thư dương vật đôi khi không rõ ràng, ban đầu chỉ là vết sùi, vết loét nhỏ rỉ dịch nên người bệnh thường dễ bỏ qua hoặc ngại đi khám.

Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày
Sống khỏeGan và thận là hai cơ quan quan trọng, việc chăm sóc, bảo vệ gan, thận là điều cần thiết, dưới đây là những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày.