Phóng vệ tinh VINASAT-1: Hiệu quả thu được từ vũ trụ
Giadinh.net - Việc phóng thành công vệ tinh VINASAT-1 sẽ khẳng định chủ quyền của Việt Nam trong không gian và những ứng dụng của nó mở ra trang mới cho ngành công nghệ viễn thông trong nước.
Tiết kiệm hơn 10 triệu USD mỗi năm
Theo dự tính, sau thời điểm phóng vệ tinh khoảng 2-3 tháng, khi mọi thông số kĩ thuật đã hoàn toàn ổn định, đơn vị chủ đầu tư (Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT) sẽ đi vào khai thác VINASAT-1.
Thông tin hữu ích: |
> Nhân loại đã phóng bao nhiêu vệ tinh lên quỹ đạo Trái Đất ? |
Các ứng dụng chủ yếu của VINASAT bao gồm việc truyền tín hiệu truyền hình, dữ liệu và thông tin điện thoại. Theo một đại diện của VNPT, sẽ có khoảng 12 cơ quan, doanh nghiệp đăng kí sử dụng vệ tinh, trong đó khách hàng lớn nhất của dự án Vinasat là Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Nhóm khách hàng thứ hai là các doanh nghiệp còn lại.
Trước mắt, những đối tượng quan trọng sẽ được ưu tiên sử dụng vệ tinh Vinasat là hệ thống quản lý, điều hành của quân đội, công an, các kênh truyền hình trung ương, địa phương và nhu cầu của một số doanh nghiệp cần thuê kênh như VNPT, Viettel, dầu khí.... Ngoài ra, sẽ có thêm lượng khách hàng mới nhưng có nhu cầu đặc thù cần sử dụng vệ tinh như: hệ thống đào tạo từ xa của Bộ GD&ĐT, truyền hình vệ tinh...
Vệ tinh VINASAT-1 có ý nghĩa rất lớn với việc phủ sóng viễn thông, liên lạc tới mọi vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo trong nước và cả trong khu vực Đông Nam Á.
Vệ tinh bay lên như thế nào? Theo kế hoạch, quá trình đếm ngược dẫn tới việc khai hỏa động cơ giai đoạn chính của tên lửa đẩy, sau đó hai động cơ tăng lực để tên lửa rời mặt đất càng sớm càng tốt trong khoảng thời gian dự kiến phóng tên lửa. 7,5 giây sau khi khai hỏa động cơ chính của tên lửa, 2 động cơ tăng lực cũng được khai hỏa, đẩy tên lửa rời bệ phóng. Vỏ bảo vệ hai vệ tinh sẽ bị vứt bỏ ở giây thứ 189, khi tên lửa đạt tới độ cao 104,8km. 346 giây sau đó, ở độ cao 208,8km, động cơ chính ngừng hoạt động. Nó rơi xuống vịnh Guinea ở Đại Tây Dương. 4 giây sau, động cơ giai đoạn trên (ESC-A) khai hỏa ở độ cao 209,1km và ngừng hoạt động ở độ cao 597,4km. Ở giây thứ 1.560, vệ tinh của Brazil rời khỏi tên lửa ở độ cao 783,9km. Sau đó, VINASAT-1 sẽ tách khỏi tên lửa vào phút thứ 31, ở độ cao 1.660,9km. Khoảng 8 ngày sau đó, vệ tinh VINASAT sẽ “tới” quỹ đạo đã “giữ chỗ” là vị trí 132 độ Đông trên quỹ đạo địa tĩnh của trái đất, ở độ cao 35.768 km so với trái đất, với tuổi thọ thiết kế hơn 15 năm. |
Vệ tinh VINASAT–1 sẽ cung cấp các dịch vụ bao gồm: Phát hình quảng bá; Kênh truyền hình tận nhà (DTH); Kênh truyền hình có độ phân giải cao; Dịch vụ truy nhập Internet; Điện thoại cho vùng sâu, vùng xa (VSAT).
Đặc biệt, lĩnh vực truyền hình được hưởng lợi rất lớn, chẳng hạn trước đây để làm một chương trình truyền hình trực tiếp, nhà đài phải sử dụng công nghệ viba hoặc cáp quang, nhiều điểm cầu không thuận lợi phải “nối” viba trung chuyển đến vị trí có cáp quang “đầu cuối” để truyền về trung tâm. Điều này rất vất vả vì phải mang nhiều thiết bị, vừa thiếu an toàn và chi phí cao.
Khi có vệ tinh viễn thông, chuyện làm truyền hình trực tiếp nhiều sự kiện ở bất kỳ đâu trong tầm hoạt động của VINASAT-1 (vốn phủ sóng toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải, các quần đảo của Việt Nam, khu vực Đông Nam Á, một phần phía đông châu Úc) trở nên dễ dàng. Người xem có thể lựa chọn bất cứ kênh truyền hình nào mà không phải dựa vào lịch phát sóng hoặc đầu thu số như hiện tại.
Việc đào tạo, chữa bệnh từ xa cũng được thuận tiện nhờ vệ tinh VINASAT-1. Đối với các mạng di động, vệ tinh có thể truyền dẫn đấu nối các trạm phát sóng di động về trạm gốc, góp phần cải thiện mạng điện thoại có chất lượng tốt hơn…
Theo thống kê, hiện mỗi năm Việt Nam phải bỏ hàng chục triệu USD trả tiền cước thuê kênh các vệ tinh nước ngoài như Asiasat, IPStar, Miasat… Việc đưa VINASAT-1 vào sử dụng, có thể tiết kiệm cho đất nước khoảng 10 triệu USD mỗi năm. Dự kiến trong năm đầu, đơn vị chủ đầu tư sẽ chỉ bán một nửa dung lượng vệ tinh, sau đó, dần dần sẽ bán hết dung lượng vệ tinh Vinasat phục vụ cho nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp.
![]() |
Phần vỏ đầu quả tên lửa đang thả chip xuống vệ tinh VINASAT-1. Ảnh: TL |
Sử dụng: Phải có thiết bị đầu cuối tương thích
Vệ tinh VINASAT-1 do Tập đoàn Hàng không vũ trụ Lockheed Martin Commercial Space Systems chế tạo tại Newton, bang Pennsylvania, Mỹ. Vệ tinh nặng chừng 2.600kg, có 20 bộ phát đáp (mỗi bộ 36 MHz) , trong đó có 8 bộ băng C mở rộng, phủ sóng tại các nước như Việt Nam, Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia... và 12 băng Ku, với vùng phủ sóng tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và một phần Myanmar.
Theo nhà sản xuất, VINASAT-1 là vệ tinh mới sản xuất nên được lắp ráp với công nghệ hiện đại do đó chất lượng dịch vụ do vệ tinh này cung cấp sẽ cao hơn. Một trong những ưu điểm nổi trội của vệ tinh VINASAT -1 về mặt kỹ thuật là có công suất bức xạ cao hơn so với các vệ tinh khác trong khu vực, điều này làm giảm chi phí cho khách hàng trong việc đầu tư các thiết bị, trạm đầu cuối.
Đối với những khách hàng muốn thuê băng tần vệ tinh VINASAT–1 để cung cấp dịch vụ trong trường hợp đã có các thiết bị trạm mặt đất, những thiết bị đầu cuối có sẵn này phải tương thích để có thể triển khai trên hệ thống của vệ tinh VINASAT–1. Để bảo đảm tính tương thích này, yêu cầu đầu tiên đối với thiết bị đầu, cuối là phải được hợp chuẩn theo yêu cầu của hệ thống vệ tinh VINASAT–1.
Trước khi sử dụng, tất cả các thiết bị đầu cuối của khách hàng đều được Trung tâm VINASAT kiểm tra xem có tương thích về tham số kĩ thuật với các dịch vụ trên không gian không. Trung tâm thông tin vệ tinh VINASAT (Cty Viễn thông quốc tế VTI) có trách nhiệm cung cấp những tài liệu cần thiết theo yêu cầu của khách hàng liên quan đến tham số chuẩn của thiết bị và tham số kỹ thuật của hệ thống. Việc hợp chuẩn thiết bị đều theo tiêu chuẩn đã được lựa chọn, biên soạn và trình bày trong bộ các tiêu chuẩn cho việc truy nhập và sử dụng vệ tinh VINASAT–1.
Khi khách hàng có thiết bị khác so với những loại những thiết bị chuẩn theo hệ thống của VINASAT-1, cần phải có những thay đổi sao cho tương thích mới có thể sử dụng được.
Việt Nam đã mua bảo hiểm cho quá trình phóng vệ tinh Arianespace (một bộ phận thương mại của cơ quan Vũ trụ châu Âu) là hãng sẽ phóng VINASAT-1 bằng tên lửa Ariane 5 - tên lửa thương mại duy nhất hiện nay có khả năng phóng đồng thời 2 vệ tinh. Sau khi vệ tinh được phóng lên vũ trụ, ngày 8/5/2008 nhà sản xuất Lockheed Martin (Mỹ) sẽ chính thức bàn giao VINASAT-1 cho phía VNPT. VINASAT-1 sử dụng 4 tấm pin mặt trời làm nguồn điện năng chính. Khi không có ánh sáng mặt trời, vệ tinh sẽ dùng hệ thống pin dự phòng. Hệ thống pin này có thể được sạc bằng năng lượng mặt trời. Còn bình nhiên liệu chỉ được sử dụng để duy trì độ cao của vệ tinh. Việt Nam đã mua bảo hiểm cho toàn bộ quá trình phóng vệ tinh nên sẽ được nhận lại toàn bộ tiền đầu tư nếu có xảy ra trục trặc. |
Nhóm Phóng viên

Lý do đặc biệt giúp thủ khoa toàn quốc có bố là phụ hồ đạt 9,25 điểm môn Văn
Giáo dục - 5 giờ trướcÍt ai biết rằng, chính những câu chuyện thời chiến tranh qua lời kể của ông nội đã giúp Trần Xuân Đam, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Mỹ Lộc (Ninh Bình), thủ khoa toàn quốc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đạt 9,25 điểm môn Ngữ văn.

Chùa Cây Thị ở Ninh Bình đẹp như 'tranh vẽ' sau khi xây dựng lại
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Chùa Cây Thị (Tịnh Viện Di Đà) mang vẻ đẹp yên bình, thanh tịnh đang trở thành điểm đến tâm linh mới của Ninh Bình, thu hút rất đông người dân và phật tử về thăm quan, tu tập, chiêm bái.

Thợ sơn bám cửa trong cơn dông tại Hà Nội: 20 phút giành giật sự sống bên ngoài tầng 11
Thời sự - 7 giờ trướcNam thợ sơn treo mình ngoài tầng 11 chung cư Vinaconex 2 giữa mưa giông Hà Nội chiều 19/7, mất 20 phút mới được đưa vào an toàn.

Trí thức trẻ Việt toàn cầu gửi đi thông điệp đổi mới, góp sức vào sự phát triển của đất nước
Xã hội - 7 giờ trướcGĐXH – Sau 2 ngày tại Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam, các đại biểu đã vượt ra khỏi phạm vi chuyên môn hẹp để cùng nhau gửi đi thông điệp đổi mới, đề xuất loạt giải pháp cụ thể nhằm cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển năng lượng tái tạo, nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh, gắn với đổi mới hệ thống y tế...

Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha giật cấp 15, miền Bắc bước vào đợt mưa lớn dữ dội, nguy cơ ngập lụt
Thời sự - 8 giờ trướcGĐXH - Do tác động của bão số 3 Wipha, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ bước vào đợt mưa to đến rất to, nguy cơ xảy ra lũ gây ngập lụt.

Va chạm xe tải đang đỗ, 3 bà cháu trong cùng gia đình tử vong
Thời sự - 8 giờ trướcMột vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra sáng 20/7 trên Quốc lộ 1 đoạn qua xã Tuy An Nam, tỉnh Đắk Lắk, khiến 3 người trong cùng một gia đình tử vong, trong đó có 2 cháu nhỏ.

Tháng sinh Âm lịch của người trầm lặng mà tinh anh: Cứ lặng lẽ mà vươn lên, tài lộc rực rỡ chẳng ai ngờ
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Không ồn ào, không thích thể hiện, nhưng những người sinh vào 3 tháng Âm lịch này lại mang trong mình sức mạnh nội tại đáng nể. Càng trưởng thành, họ càng vững vàng, tài giỏi và sớm đạt được thành tựu.

Ứng phó bão số 3, tỉnh Ninh Bình cấm tàu thuyền ra khơi từ 7h sáng ngày 21/7
Thời sự - 9 giờ trướcGĐXH - Để ứng phó bão số 3 và mưa lũ, tỉnh Ninh Bình cấm không cho tàu, thuyền ra khơi từ 7h ngày 21/7/2025. Triển khai phương án di dân khu vực cửa sông, ven biển vào nơi tránh trú an toàn trước 12h ngày 21/7/2025.

Hà Nội: Chuyến du lịch 'định mệnh' khiến 4 người trong một gia đình tử vong, tang thương bao trùm xóm nhỏ
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Chuyến du lịch định mệnh tại vịnh Hạ Long đã cướp đi sinh mạng của 4 người trong một gia đình ở xã Hồng Vân (TP Hà Nội). Cơn mưa chiều 20/7 như khóc thương cho số phận bi thảm, bao trùm không khí tang thương lên xóm nhỏ.

Ninh Bình: Bắt giữ 5 thanh, thiếu niên trộm xe máy ở ký túc xá Hà Hoa Tiên
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Công an phường Hà Nam, tỉnh Ninh Bình đã bắt giữ 5 đối tượng lợi dụng đêm tối trộm cắp tài sản tại khu ký túc xá Hà Hoa Tiên.

Vụ lật tàu du lịch ở Hạ Long: Người thân khóc nấc, gục ngã trước nỗi đau quá lớn
Thời sựGĐXH - Không khí tang thương bao trùm khi người thân của các nạn nhân trong vụ lật tàu du lịch chiều 19/7 đã có mặt từ rất sớm để thắp hương, cầu nguyện cho những người xấu số.