Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phóng viên ảnh chiến trường Chu Chí Thành: “Với báo chí, sự thật quan trọng nhất”

Chủ nhật, 14:00 21/06/2020 | Xã hội

GiadinhNet - “May mắn của những phóng viên ảnh chiến trường là ghi lại được những bức ảnh chân thật - một bằng chứng lịch sử không thể chối cãi”, phóng viên ảnh Chu Chí Thành chia sẻ.

Phóng viên ảnh chiến trường Chu Chí Thành: “Với báo chí, sự thật quan trọng nhất” - Ảnh 1.

Nhà báo, NSNA Chu Chí Thành. Ảnh: Cường Net

"Đã vào chiến trường có mấy ai nghĩ được lành lặn trở về"

Ông là một phóng viên chiến trường kỳ cựu với nhiều bức ảnh nổi tiếng, nhưng được biết đây chỉ là lựa chọn "tay ngang" của ông?

- Điều này là đúng. Khi Ban Tuyên huấn Trung ương lấy sinh viên khoa Văn để đi B, tôi được nhà trường cho làm khóa luận sớm và tốt nghiệp khi mới học hết năm thứ 3. Tôi được chọn làm phóng viên tin tức. Vì thú thực khi đến TTXVN, tôi mới biết máy ảnh như thế nào.

Lúc đó tôi đã nghĩ: Nếu đi B chỉ ghi chép bằng bút và trí nhớ thì sẽ bỏ lỡ nhiều thứ, nhiều hình ảnh nên tôi muốn dùng máy ảnh ghi hộ, sau cuộc chiến sẽ có tài liệu để viết. Ý thức được vai trò của máy ảnh nên tôi tự nguyện xin học lớp nhiếp ảnh. Tôi học làm tin 6 tháng và 3 tháng học lớp nhiếp ảnh.

Phóng viên ảnh chiến trường Chu Chí Thành: “Với báo chí, sự thật quan trọng nhất” - Ảnh 2.

Phóng viên ảnh Chu Chí Thành, năm 1972.

Năm 1967, cầu phà bị ném bom hư hại nên các phân xã rất cần phóng viên ảnh truyền tải hình ảnh, sự kiện trực quan, kịp thời. Thế nên một nửa lực lượng sinh viên chuẩn bị đi B năm đó được chuyển sang làm ảnh. Và tôi không được vào Nam nữa mà ở lại miền Bắc đến các phân xã công tác. Tôi được đưa về tổ ảnh quân sự của TTXVN - tổ mũi nhọn được đi chụp nhiều sự kiện sôi động. Tình cờ đến với nhiếp ảnh rồi thành nhiệm vụ và cuối cùng là nghề suốt đời (cười).

Để có được những bức ảnh chiến trường đắt giá thì người phóng viên ảnh cũng phải đối diện với mưa bom bão đạn, ranh giới sự sống và cái chết rất mong manh. Ông có thể chia sẻ về điều này được không?

- Đã chấp nhận vào chiến trường là chấp nhận bom đạn, có mấy ai nghĩ được lành lặn trở về. Nhưng tôi đúng là có chút may mắn hơn nhiều đồng nghiệp, đồng chí. Tôi nhớ lần ở Quảng Bình chụp ảnh đơn vị pháo cao xạ sông Gianh, tôi rất thân với anh lính trẻ quê Nghệ An tên Ngà. Những khi tôi đi loanh quanh chụp hình, anh dặn: "Nghe thấy kẻng phải nhanh vào hầm tránh bom bi". Nhớ lần đó, ta và địch đang bắn nhau rất dữ dội, còn tôi đứng chờ chụp khoảnh khắc lửa lóe lên từ súng đạn, chụp hình ảnh đôi tay đại đội trưởng giơ lên chỉ huy rất hào hùng, cận mặt các chiến sĩ để thấy khí thế của quân ta. Chiến trường bom đạn, súng ống ồn ã nên không nghe tiếng kẻng. Tự nhiên anh vệ binh đi cạnh vừa kéo giật tôi xuống vừa hét: "Anh! Bom bi". Vừa kịp thụp xuống thì bom bi đã rơi lụp bụp, tôi hoảng vì đã thoát chết.

Phóng viên ảnh chiến trường Chu Chí Thành: “Với báo chí, sự thật quan trọng nhất” - Ảnh 3.

Bức ảnh lính phía Việt Nam Cộng hoà nói chuyện với bộ đội miền Bắc của nhà báo Chu Chí Thành.

Ngày hôm đó tôi chụp được khá nhiều ảnh nên tính trở về phân xã tráng phim gửi ra Hà Nội. Chiến sĩ Ngà cứ mời: "Nay anh ở lại đây ăn cháo gà "giải đen" với bọn em. Bọn em ở trận địa còn có pháo để bắn đẩy bom ra chứ anh đi chụp, bọn em lo lắm!".

Nhưng sau đó tôi vẫn trở về phân xã để hoàn thành công việc rồi bất ngờ nghe tin cả đơn vị đã hi sinh. Họ lo cho mình thì mình không sao. Mình nghĩ họ an toàn thì… Thế đấy! Chiến tranh. Giữa sống và chết chỉ cách nhau gang tấc.

Sự thật rung động trái tim dù quá khứ, hiện tại hay tương lai

Phóng viên ảnh chiến trường Chu Chí Thành: “Với báo chí, sự thật quan trọng nhất” - Ảnh 4.

Bức ảnh nụ cười chiến thắng dưới chân thành cổ Quảng Trị.

Theo ông, điều gì thú vị nhất với phóng viên chiến trường những năm tháng ác liệt đó?

- Được làm phóng viên chiến trường là hạnh phúc lớn với tôi. Điều thú vị nhất của người cầm máy ảnh là may mắn được tiếp cận với thực tế sôi động của đất nước và mình trở thành người ghi sử bằng hình ảnh. Và đúng thật, những bức ảnh mà tôi và rất nhiều phóng viên chiến trường lúc đó đã ghi lại là tài liệu lịch sử nhưng mang giá trị thẩm mỹ rất cao, mà không có phương tiện nào khác hay hơn nhiếp ảnh và điện ảnh. Sự thực ở đây thuyết phục bằng hình ảnh chứ không phải bằng suy diễn hay lập luận xa vời.

Tôi muốn ghi lại tất cả hiện thực bằng hình ảnh. Với báo chí, sự thật quan trọng nhất. Sự thật rung động trái tim dù quá khứ, hiện tại hay tương lai. Một Việt Nam trong ánh chớp lửa đạn đã qua, nhưng những con người làm nên những ngày tháng oai hùng ấy sẽ vẫn được nhắc nhớ.

Những năm tháng bất chấp hiểm nguy gian khổ đó đã giúp ông có được những bức ảnh vô cùng giá trị như cụm tác phẩm "Từ ngục tối thắng lợi trở về" (nhận Giải thưởng Nhà nước năm 2012). Ông có thể chia sẻ thêm về những bức ảnh quý giá này?

- Đó chỉ là 4 bức ảnh trong vô số những hình ảnh ấn tượng, xúc động mà tôi đã ghi lại được trong sự kiện trao trả tù binh năm 1973 bên bờ sông Thạch Hãn. Bờ Bắc sông Thạch Hãn là nơi tập kết tù binh quân đội Sài Gòn, còn bờ Nam là thị xã Quảng Trị - nơi tập kết các chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong các nhà tù Mỹ - Thiệu để chờ trao trả.

Đứng bên bờ Bắc, tôi nhìn thấy các chiến sĩ của ta khi đến bờ sông đã cởi phăng quần áo ngoài và biểu ngữ, cờ cách mạng không biết anh em cất giữ ở đâu được giương ra rất khí thế. Khi xuồng máy của phía Sài Gòn đưa các chiến sĩ ta ra giữa sông, anh em nhảy ào xuống, có những chiến sĩ chỉ còn một chân cũng lao xuống dòng sông cùng đồng đội nhưng rồi không đứng được, họ lại ôm lấy nhau, dìu nhau vào bờ. Bên bờ Bắc, các chiến sĩ quân phục chỉnh tề cũng lao xuống sông để đón những người vừa thoát gông xiềng. Đó là hình ảnh vui mừng khôn tả của những người được tự do, đón nhận tự do. Qua giữa dòng sông là số phận đã thay đổi. Hình ảnh vô cùng đẹp, vui và xúc động.

Tôi còn bắt gặp hình ảnh chị y tá lao ra đón các anh mà đá bay cả dép lốp, có bức ảnh còn ghi được hình ảnh này. Họ không phải người thân, người yêu nhưng là đồng đội. Họ đón nhận, vui mừng hân hoan. Những phóng viên ảnh như chúng tôi cũng rất xúc động nhưng không cho phép bản thân được khóc. Vì nước mắt khiến mọi thứ nhòa đi, sẽ không nhận được góc đẹp, hình ảnh đẹp. Chúng tôi phải tự kìm nén cảm xúc, dùng lý trí để hoàn thành nhiệm vụ. Tôi đã tác nghiệp bằng tất cả cảm xúc của người lính phóng viên.

Phóng viên ảnh chiến trường Chu Chí Thành: “Với báo chí, sự thật quan trọng nhất” - Ảnh 5.

Bức ảnh thoát khỏi ngục tù của nhà báo Chu Chí Thành.

Mặc dù máy ảnh là vật "bất ly thân" nhưng có khi nào ông đã bỏ lỡ khoảnh khắc "đắt giá" và cho đến giờ ông vẫn nuối tiếc không?

- Tất nhiên là có nhiều chứ. Tôi nhớ năm 1968, sau một trận B52 ác liệt, tôi nhìn thấy ở tít phía xa hình ảnh một phụ nữ ôm con chạy ngược trên cánh đồng khói đạn. Một hình ảnh tạo ấn tượng, cảm xúc sâu sắc với tôi. Khi cột bom cột khói của xăng dầu vẫn đang cháy rất rõ nét mà người mẹ mạnh mẽ ôm con chạy ngược. Tôi giơ máy lên chụp nhưng không bắt được ảnh vì ống tele 300 của tôi không tới được. Giá mà có ống tele 500 thì tuyệt. Đó là lần tôi bỏ lỡ sự kiện vì sự thiếu thốn của phương tiện, máy móc.

Được làm phóng viên chiến trường là hạnh phúc lớn với tôi.

Nhà báo, NSNA Chu Chí Thành

Ngoài ra, một nuối tiếc nữa chính trong sự kiện trao trả tù binh năm 1973 vì tính thiếu cẩn thận của tôi. Trong ngày trao trả tù binh, dù đã chụp được rất nhiều ảnh đẹp, ý nghĩa nhưng vì sai sót của tôi nên bị hỏng 2 cuộn phim. Khi hết phim thì tôi cuộn cất phim nhưng nhầm túi, thành ra khi lấy cuộn phim thứ 3 tôi đã lấy nhầm cuộn phim thứ nhất đã chụp rồi. Coi như cháy 2 cuộn phim, mất hết ảnh. Đây là sự cố nghề nghiệp và tôi đã tự trách mình.

Năm 1975 tôi được TTXVN cử sang Đức học lớp đào tạo phóng viên ảnh. Vậy nên ngày giải phóng miền Nam, tôi không có cái ảnh nào. Bỏ lỡ một sự kiện lớn của đất nước khiến tôi đến giờ vẫn cảm thấy tiếc!

Là thế hệ đi trước, ông nghĩ sao về phóng viên ảnh hiện nay?

- Tôi không đánh giá quá sâu xa về phóng viên ảnh vì mỗi thời mỗi khác. Không riêng phóng viên ảnh hiện nay mà ngay phóng viên ảnh sau hòa bình cũng đã khác nhiều. Người ta cứ nghĩ anh em phóng viên lớp sau chụp ảnh không hay, không đặc sắc, không đẹp bằng phóng viên thời chiến. Tôi nghĩ đây chưa phải nhận xét chính xác.

Tôi đánh giá cao đội ngũ phóng viên bây giờ. Họ có kiến thức, phương tiện, năng động. Nếu chưa có ảnh hay trên báo chí là do chưa khai thác đúng, đủ… chứ không phải họ không tài. Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ coi hình ảnh là thứ minh họa, không chính thức đại diện cho sự kiện, con người. Nếu được chú ý hơn, coi đó như một tài liệu lịch sử lâu dài cho đất nước thì chắc chắn đội ngũ phóng viên ảnh sẽ có những bức ảnh hay.

Cảm ơn chia sẻ của ông!

Tôi đánh giá cao đội ngũ phóng viên bây giờ. Họ có kiến thức, phương tiện, năng động.

Nhà báo, NSNA Chu Chí Thành

Ngọc Mai


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Pháp luật - 56 phút trước

GĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.

Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới

Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.

Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.

Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng
 xóm

Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng xóm

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Triệu Thị Ton (SN 1976) về hành vi “giết người”.

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 6 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Top