Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (3): Một ngày trực ở bệnh viện công nơi bác sĩ 'được thêm' 90.000 đồng

Thứ ba, 15:10 29/10/2024 | Y tế

GĐXH - Sau 13 năm công tác, thu nhập của bác sĩ Thoa bao gồm cả lương và phụ cấp vào khoảng hơn 10 triệu đồng mỗi tháng.

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (3): Một ngày trực ở bệnh viện công nơi bác sĩ 'được thêm' 90.000 đồng - Ảnh 1.

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (3): Một ngày trực ở bệnh viện công nơi bác sĩ 'được thêm' 90.000 đồng- Ảnh 3.

7h sáng, bác sĩ Phạm Thị Kim Thoa – Phó Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức (Hà Nội) nhận bàn giao ca, tiếp tục chăm sóc, cứu chữa nhiều bệnh nhân nặng từ kíp trực trước bàn giao.

Khoa Hồi sức cấp cứu có 18 giường bệnh, trong đó có 14 giường nội trú, 4 giường thuộc phòng khám cấp cứu luôn trong tình trạng kín người bệnh, đa phần là người cần theo dõi sát sao các dấu hiệu sinh tồn.

Khoác áo blouse lên người, bác sĩ Thoa bắt tay ngay vào công việc. Chị cùng một bác sĩ khác phụ trách, theo dõi diễn biến sức khỏe cho khoảng 18 người bệnh trong khoa. Họ đi khám từng buồng bệnh rồi ra y lệnh thuốc điều trị cụ thể và làm thủ thuật cho từng người bệnh.

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (3): Một ngày trực ở bệnh viện công nơi bác sĩ 'được thêm' 90.000 đồng- Ảnh 4.

Bác sĩ Phạm Thị Kim Thoa (áo blouse trắng) cùng đồng nghiệp chăm sóc bệnh nhân. Ảnh: Đức Sơn

Tranh thủ lúc ngơi tay, bác sĩ Kim Thoa cho biết: "Người bệnh hồi sức sẽ diễn biến liên tục, cần phải can thiệp rất nhiều thủ thuật như: Đặt ống nội khí quản, thở máy, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, đặt catheter tĩnh mạch đùi và lọc máu cấp cứu… Có những người bệnh nhập viện trong tình trạng sốc, có thể phải mất đến rất nhiều giờ để giành giật lại sự sống cho họ. Có lúc không dám chểnh mảng, thậm chí không dám rời người bệnh một phút nào. Vì diễn biến của một số người bệnh rất nhanh, nếu không kịp xử lý người bệnh có thể tử vong".

11h30, đồng hồ cũng điểm thời gian kết thúc ca làm việc buổi sáng, bác sĩ Thoa cùng đồng nghiệp tạm gác lại công việc, ăn bữa cơm giữa ca trực.

Đang ăn dở bát cơm, tiếng chuông từ phòng cấp cứu rú lên liên hồi. Lập tức cả kíp trực bỏ bát cơm xuống, gấp gáp chạy đi cấp cứu người bệnh. Xong việc, quay lại thì cơm canh đã nguội lạnh, đành cố nuốt vậy để lót dạ và chuẩn bị cho một ca làm việc mới.

13h30, nữ bác sĩ cùng đồng nghiệp lại tiếp tục với guồng quay công việc, khối lượng công việc ca chiều cũng tương tự ca sáng. Thời điểm này, Khoa Hồi sức cấp cứu tiếp nhận thêm những người bệnh cấp cứu mới. Chị Thoa cùng đồng nghiệp trong khoa luôn tay thăm khám, làm các thủ thuật cho người bệnh, rồi di chuyển một số người bệnh qua Khoa khác.

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (3): Một ngày trực ở bệnh viện công nơi bác sĩ 'được thêm' 90.000 đồng- Ảnh 5.

Bác sĩ Kim Thoa thăm khám người bệnh. Ảnh: Đức Sơn

17h00, thời gian điểm trực ngoài giờ, chị Thoa cùng ê kíp đã sẵn sàng cho một ca đêm căng thẳng, cảm giác như "dài bất tận". Ca trực đêm thông thường sẽ trực ở phòng khám cấp cứu và tại Khoa Hồi sức. Mỗi đêm tiếp nhận khoảng 30-40 người bệnh.

"Mỗi bệnh nhân thường mất rất nhiều thời gian của một bác sĩ, diễn biến của người bệnh theo giờ nên bác sĩ trực phải theo dõi sát sao, gần như không được nghỉ ngơi. Trước sự mong manh giữa cái sống và cái chết, đòi hỏi những quyết định cân não chỉ trong một vài phút", bác sĩ Kim Thoa cho hay.

Suốt đêm, bác sĩ Thoa cùng kíp trực làm việc luôn tay, không ngơi nghỉ. Từ tiếp nhận người bệnh, với đủ loại chấn thương hoặc bệnh lý khác nhau. Đến cấp cứu, thăm khám cho người bệnh này, rồi lại giải quyết yêu cầu của thân nhân của người bệnh kia. Cứ như vậy, cả kíp trực quay cuồng với công việc, "chợp mắt" dường như là xa vời với họ.

7h sáng hôm sau, bàn giao ca, gương mặt ai cũng phờ phạc, hốc hác, mắt thâm quầng sau một đêm trực cấp cứu song không một ai phàn nàn và luôn tự nhủ đó là nghề mình đã chọn.

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (3): Một ngày trực ở bệnh viện công nơi bác sĩ 'được thêm' 90.000 đồng- Ảnh 6.

13 năm công tác tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức, ban đầu bác sĩ Phạm Thị Kim Thoa làm việc tại Khoa Nội, nhưng về sau lại bén duyên với Khoa Hồi sức cấp cứu, đến nay đã gần 12 năm. Quãng thời gian ấy, hơn ai hết, bác sĩ Thoa cảm nhận, thấu hiểu được những nỗi nhọc nhằn, vất vả của một nữ bác sĩ cấp cứu.

Chị trải lòng: "Vì là phụ nữ, những ngày đi trực, con cái không ai trông coi, có những lúc phải mang con đi gửi rồi mới đi trực. Phụ nữ làm khoa hồi sức cấp cứu thực sự rất vất vả, cường độ làm việc cao, áp lực lớn, rất yêu nghề mới gắn bó lâu dài được. Nhiều khi, do thiếu nhân lực, trực đêm xong bác sĩ phải ở lại làm luôn ca sáng".

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (3): Một ngày trực ở bệnh viện công nơi bác sĩ 'được thêm' 90.000 đồng- Ảnh 7.

Bác sĩ Kim Thoa cho rằng, mức phụ cấp như hiện tại chưa tương xứng với công sức của nhân viên y tế bỏ ra. Ảnh: Đức Sơn

Vất vả, nhọc nhằn là vậy, lắm lúc còn phải đánh đổi cả sức khỏe của bản thân, thời gian vun vén cho gia đình, chăm lo con cái không có. Sau 13 năm công tác, thu nhập của bác sĩ Thoa bao gồm cả lương và phụ cấp vào khoảng hơn 10 triệu đồng mỗi tháng.

"Cộng với khoản lương của chồng, tổng thu nhập của gia định được 20 triệu đồng. Số tiền này nếu chi tiêu tằn tiện cũng chỉ đáp ứng đủ nhu cầu tối thiểu của cả nhà như: nuôi con, học phí, chi tiêu gia đình chứ không dư để tích góp. Để có thêm khoản tiền để dành cho con cái về sau, hoặc phòng những lúc ốm đau, bất trắc, rõ ràng ngoài tiền lương, nhân viên y tế bắt buộc phải làm ngoài. Và đương nhiên đi làm ngoài thì không thể toàn tâm toàn ý cho bệnh viện được", nữ bác sĩ thổ lộ.

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (3): Một ngày trực ở bệnh viện công nơi bác sĩ 'được thêm' 90.000 đồng- Ảnh 8.

Khi được hỏi về số tiền phụ cấp như vậy có xứng đáng với công sức mình bỏ ra, nữ bác sĩ thẳng thắn: "Mức phụ cấp như hiện tại là chưa được thỏa đáng. Với phụ cấp trực 24/24 giờ hiện tại là 90.000 đồng/người, thực sự chưa tương xứng với công sức lao động của nhân viên y tế. Ví dụ, trong tháng, một bác sĩ tham gia trực khoảng 8 ngày, nhận số tiền phụ cấp chưa đến 1 triệu đồng. Số tiền này so với công sức của một người trực 8 buổi trong 24/24 giờ, rõ ràng quá bèo bọt, không thỏa đáng. Chúng tôi làm vì trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, vì người bệnh, còn nói tới tiền trực thực sự không ai muốn làm!".

Công việc vất vả, thu nhập lại khiêm tốn, áp lực từ kinh tế gia đình, đôi khi thôi thúc chị nghỉ việc ở bệnh viện để ra làm ngoài những mong có thu nhập khá, để lo cho cuộc sống gia đình tốt hơn. Nhưng với tình yêu nghề quá lớn, thêm niềm vui khi cứu được sinh mạng của bệnh nhân nên chị vẫn đang cố gắng, nỗ lực cống hiến từng ngày tại đây.

Nhận được câu hỏi của phóng viên về đề xuất tăng phụ cấp trực cho nhân viên y tế, nữ bác sĩ phấn khởi đáp: "Nếu được tăng phụ cấp trực thì những nhân viên y tế như chúng tôi rất mừng. Vì khi tăng mức phụ cấp trực sẽ tương xứng hơn với công sức lao động của nhân viên y tế bỏ ra, mồ hôi, công sức của chúng tôi được ghi nhận, trân trọng hơn. Như thế, nhân viên y tế sẽ có thêm động lực, toàn tâm toàn ý để cống hiến cho bệnh viện. Đặc biệt là những bệnh viện công".

Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Trần Xuân Khuyến – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức nói rất đồng tình, ủng hội đề xuất của Bộ Y tế về tăng phụ cấp nhân viên y tế. Ông cho biết thêm, hiện nay, các mức phụ cấp trực đang được áp dụng theo Quyết định số 73/2011. Tiền trực 24/24 giờ tại bệnh viện tuyến huyện là 90.000 đồng/người. 13 năm qua, mức lương cơ sở đã được điều chỉnh thêm 8 lần, hiện ở mức 2.340.000 đồng/tháng, trong khi đó các chế độ phụ cấp trực, phẫu thuật, thủ thuật chưa có sự điều chỉnh tương xứng.

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (3): Một ngày trực ở bệnh viện công nơi bác sĩ 'được thêm' 90.000 đồng- Ảnh 9.

Bác sĩ Trần Xuân Khuyến, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ảnh: Đức Sơn

"Với các nhân viên y tế trực Khoa Hồi sức cấp cứu, Khoa Ngoại, Khoa Sản, trong đêm họ phải làm rất nhiều việc, rất vất vả. Với mức phụ cấp như hiện tại rõ ràng không tương xứng với công sức họ bỏ ra. Hơn nữa, cuộc sống nhiều thay đổi, giá cả thị trường mọi thứ đều tăng theo thời gian, song mức phụ cấp cho nhân viên y tế vẫn giữ nguyên là điều thiệt thòi cho đội ngũ y bác sĩ", ông Khuyến nói.

Ông Khuyến cho biết thêm: "Tôi rất ủng hộ trước đề xuất tăng phụ cấp của Bộ Y tế, rất mong muốn phụ cấp của nhân viên y tế được tăng tương xứng với công sức lao động. Để đảm bảo đời sống cho anh em nhân viên y tế, qua đó nâng cao trách nhiệm trong công tác phục vụ người bệnh".

Phụ cấp ngành y 13 năm không đổi (3): Một ngày trực ở bệnh viện công nơi bác sĩ 'được thêm' 90.000 đồng- Ảnh 10.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tuấn Thanh - Trưởng Phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc (Hà Nội) cho biết, nhân viên y tế tại bệnh viện luôn tuân thủ theo quy định của luật lao động. Theo đó, một ngày làm việc tại bệnh viện là 8 tiếng, bắt đầu từ 7h30, kết thúc 17h. Trong khoảng thời gian này, các nhân viên y tế được hưởng đầy đủ các chế độ làm việc, nghỉ trưa.

Ông Thanh cho biết thêm, hiện nay các bác sĩ và điều dưỡng của bệnh viện đã thực hiện chế độ thường trực 24 giờ. Khi tham gia trực, ngày hôm sau nhân viên sẽ có chế độ nghỉ bù 1 ngày theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, bệnh viện cũng có các phụ cấp về tiền trực, tiền ăn cho nhân viên y tế khi tham gia trực. Ngoài ra, theo chính sách của bệnh viện, cũng có một phần hỗ trợ thêm cho nhân viên y tế tham gia trực theo thỏa thuận hợp đồng riêng giữa hai bên.

Nói thêm về đề xuất tăng phụ cấp cho nhân viên y tế, ông Thanh bày tỏ: "Là một nhân viên y tế, tôi rất vui, đồng tình, ủng hộ chủ trương tăng phụ cấp của Bộ Y tế. Đối với ngành y luôn thường trực nguy cơ phơi nhiễm bệnh tật, rồi có những áp lực riêng. Các bác sĩ, điều dưỡng cũng trải quá trình đào tạo dài, rất khốc liệt. Hơn nữa, chăm sóc sức khỏe là một ngành rất đặc thù, cho phép sai số rất ít. Chính vì vậy, tăng phụ cấp cho nhân viên y tế là cấp thiết, nó sẽ tạo thêm động lực để họ làm việc hiệu quả hơn".

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hoàng - Trưởng Phòng Tổ chức nhân sự, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc bày tỏ, hoàn toàn ủng hộ đề xuất tăng mức phụ cấp cho nhân viên y tế.

"Nhân viên y tế là những người luôn luôn "đứng mũi chịu sào" trong các đợt dịch bệnh. Lúc trước là dịch COVID-19, còn hiện tại một số khu vực đang có dịch sởi, thì nhân viên y tế là những người luôn mang trọng trách chăm sóc cho sức khỏe cho người dân. Để đảm bảo đời sống cho đội ngũ nhân viên y tế, Bộ Y tế đề xuất như vậy là hợp lý", ông Hoàng nói.

Bài: Đức Sơn, Hồng Ngọc; Mỹ Thuật: Tuấn Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 1 ngày trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 3 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 3 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 3 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Top