Phụ huynh có còn muốn cho con học môn Lịch sử?
GiadinhNet - Dù nhiều chuyên gia giáo dục lên tiếng cần đưa môn Lịch sử là môn học bắt buộc, có tổ chức thi… Song sự thực là nhiều phụ huynh chỉ coi môn Sử để “học cho biết”, đọc tham khảo chứ không nên học nhiều.
Trước thực trạng môn Sử sẽ trở thành môn tích hợp, môn tự chọn ở chương trình giáo dục phổ thông sắp tới. Nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục lên tiếng về vấn đề này.
GS Nguyễn Minh Thuyết - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chia sẻ: “Theo tôi, chỉ có điều tích hợp môn học Lịch sử này vào đâu là câu chuyện cần phải bàn kỹ, vì hiện nay chúng ta không có chuyên gia làm công việc này. Nếu viết sử hấp dẫn thì dù Lịch sử là môn tự chọn, nhưng học sinh sẽ vẫn chọn”.
GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam kiến nghị: “Bộ GD&ĐT và những người thiết kế Chương trình Giáo dục phổ thông phải xây dựng theo hướng học Sử để làm gì, học những nội dung gì thì phải xác định rõ ràng. Điều quan trọng là những kiến thức được chọn lọc kỹ, rất nhẹ nhàng nhưng tạo nên nhận thức, sự yêu mến Lịch sử, từ đó xây dựng kỹ năng, góp phần xây dựng phẩm chất và năng lực của học sinh”.
Có lẽ câu chuyện học Sử vốn được mổ xẻ từ nhiều năm nay, nó xuất phát từ việc bộ môn này dù được “cắt xén” hàng năm nhưng vẫn chưa thể là môn học hấp dẫn.
Bằng chứng là chỉ vì không thi Sử mà hàng trăm học sinh lớp 12 ở TP.HCM xé bỏ tài liệu ôn thi ném xuống sân trường, như một sự ăn mừng vui sướng nhất.
Môn Sử cũng bị “ra rìa” khi Bộ GD&ĐT cho phép lựa chọn môn thi tốt nghiệp và đại học, kết quả thì ai cũng rõ tỷ lệ thí sinh dự thi cực thấp, có cả hội đồng thi chỉ để phục vụ một thí sinh thi Sử.
Tâm lý của học sinh ắt hẳn cũng phần nào dễ hiểu, các em chỉ yêu thích những môn dễ học, những môn sẽ được dự thi vào khối, ngành “hot” của trường đại học, trong số rất nhiều môn để chọn, chẳng ai dại gì chọn Sử vốn khô khan, học thuộc lòng đã khó, lúc thi phải căng mình sâu chuỗi các sự kiện lịch sử.
Học sinh ngại học, thậm chí ghét học môn Sử cũng đã hình thành nhiều năm nay. Nhiều phụ huynh cũng không còn buồn chuyện con em mình “dốt Sử”, trái lại rất nhiều người cũng phấn khởi, mừng rỡ khi môn Sử chỉ là môn phụ, học chỉ để lên lớp, không phải đi thi tốt nghiệp hay vào đại học như môn bắt buộc.
Phụ huynh Nguyễn Văn Nam (Đội Cấn, Hà Nội) có con học lớp 8 cho biết: “Các cháu học quá nhiều môn, giờ lại cứ áp ngày tháng, sự kiện, nhân vật… khiến học trước quên sau. Theo tôi, môn Sử nên trở thành môn tham khảo, chỉ có cháu nào học để sau này làm nghề thì mới đầu tư thời gian để học”.
Còn phụ huynh Trần Thị Hạnh (Khu đô thị Linh Đàm, Hà Nội) có con gái học lớp 10 chia sẻ: “Giờ các môn như Văn, Toán học nặng rồi, thêm môn Lịch sử toàn mốc thời gian, thời đại nhiều thì các cháu căng thẳng, đâm ra chán học. Môn lịch Sử nên là môn tự chọn, hoặc là môn đọc thêm. Nếu chọn khối thi tôi thấy đa phần chọn khối A, A1, B, D để vào đại học, chứ khối C giờ ít người chọn thi. Tôi sẽ không cho con thi khối C, đặc biệt là học Sử vì học môn khác thi được nhiều ngành hấp dẫn hơn”.
Số phận của môn Sử trong trường phổ thông trong những năm tới ra sao đến nay vẫn chưa ngã ngũ, song với môn Sử khô khan, ít ngành “hot” vào đại học, liệu có phụ huynh nào cho con lựa chọn học môn Sử?
Quang Huy/Báo Gia đình & Xã hội
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 3 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 3 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 5 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 5 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 5 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 7 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.