Phụ huynh Trường Quốc tế Nam Mỹ thử sức với “bài kiểm tra” đặc biệt
Phụ huynh Trường UTS vừa thực hiện bài kiểm tra HPV. Thông qua bài "kiểm tra" đặc biệt này, phụ huynh được cập nhật thêm thông tin và nâng cao nhận thức về dự phòng HPV ở hai phái.
Bài trắc nghiệm mở ra nhiều thông tin mới về HPV
Vừa qua Trường Quốc tế Nam Mỹ UTS đã giới thiệu bộ "đề kiểm tra" gồm 10 câu trắc nghiệm có một không hai dành cho phụ huynh. Đây là hoạt động được UTS phối hợp với Trang thông tin về HPV của Hội Y học Dự phòng Việt Nam tổ chức. Theo đó, phụ huynh được thực hiện bài kiểm tra "Sự thật về HPV, nguy hiểm cho 2 phái" gồm các câu trắc nghiệm đúng – sai xoay quanh thông tin về HPV (Human Papilloma Virus) – một loại vi rút sinh u nhú ở người, gây bệnh trên biểu mô da và niêm mạc (1).
Bài trắc nghiệm đã được đăng tải đồng thời trên website, fanpage của UTS (phiên bản rút gọn 10 câu) và trang thông tin về HPV tại Việt Nam, fanpage HPV Vietnam (phiên bản 15 câu với 3 cấp độ từ dễ đến khó). Phụ huynh có thể truy cập vào các kênh vừa kể, làm theo hướng dẫn và thực hiện bài kiểm tra đặc biệt này. Với mỗi câu hỏi, ngoài thông báo kết quả, phụ huynh cũng sẽ được cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về HPV cũng như cách dự phòng vi rút này cho cả nam lẫn nữ.
Được biết đến là trường song ngữ quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành viên Hệ thống Giáo dục Văn Lang, Trường Quốc tế Nam Mỹ UTS luôn hướng đến sự phát triển toàn diện của học sinh về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và sức khỏe. Chính vì thế, thông qua bài kiểm tra, Ban Giám hiệu UTS mong rằng phụ huynh sẽ nâng cao nhận thức về HPV cũng như các căn bệnh nguy hiểm gây ra bởi vi rút này, kịp thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa HPV cho các con từ sớm.

Phụ huynh đang truyền tai nhau bài thi "đánh giá năng lực" về dự phòng HPV (Ảnh minh hoạ)
Thống kê từ bài kiểm tra, nhiều phụ huynh phải đắn đo suy nghĩ trước nhiều câu hỏi không ngờ như: HPV chỉ gây bệnh ở nữ giới?, dưới 18 tuổi thì không có nguy cơ nhiễm HPV?... Những con số đầy bất ngờ này cho thấy, vẫn còn rất không ít phụ huynh chỉ mới biết "một nửa sự thật" về HPV cũng như cách phòng ngừa toàn diện cho con.

Đại diện Trường Quốc tế Nam Mỹ cho biết, nhiều phụ huynh vẫn còn nhiều băn khoăn trước câu hỏi HPV có thể ảnh hưởng đến trẻ trai
Trao đổi với phóng viên, cô Nguyễn Thị Hồng Ngọc - Đại diện Trường Quốc tế Nam Mỹ cho biết: "Đây là một dịp để ba mẹ tìm hiểu thêm về những nguy cơ dẫn đến các bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tương lai của con. Trước đây phụ huynh có thể chỉ mới biết đến việc HPV có thể dẫn đến những ung thư nguy hiểm, bệnh lý cho nữ giới nhưng thực tế nam giới cũng có nguy cơ nhiễm loại vi rút này. Đây là sự thật mà nhiều phụ huynh Trường Quốc tế Nam Mỹ UTS tìm ra khi thực hiện "bài kiểm tra" đặc biệt này".
Từ tỏ tường kiến thức đến ngừa HPV cho hai phái
Bài kiểm tra về HPV lần này đã gợi mở "một nửa sự thật" còn lại về HPV cho phụ huynh, đặc biệt là việc vi rút này có thể ảnh hưởng đến cả nam giới.


Bài trắc nghiệm có 1-0-2 về HPV giúp phụ huynh tích luỹ và cập nhật nhiều kiến thức mới nhất trong việc phòng ngừa vi rút này ở cả nam và nữ. (Ảnh minh hoạ)
Thực tế, HPV không chỉ gây ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo,… ở nữ (2) mà còn có thể gây ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư hầu-họng ở nam giới (3). Con số ước tính từ Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), hàng năm tại Hoa Kỳ có khoảng 36.500 phụ nữ và nam giới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư do nhiễm HPV (4).
Có thể nói việc kịp thời cập nhật và dự phòng sớm HPV chính là cách để phụ huynh có thể góp phần bảo vệ sức khoẻ toàn diện cho con trẻ. Bên cạnh thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến HPV, phụ huynh còn có thể cùng con phòng ngừa HPV trong cuộc sống thường nhật thông qua việc rèn luyện lối sống lành mạnh, chú ý vệ sinh vùng sinh dục, không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác… Trong số các biện pháp phòng ngừa, vắc xin phòng HPV đã được chứng minh hiệu quả, dung nạp tốt ở trẻ em độ tuổi vị thành niên và thanh thiếu niên trong ít nhất 10 năm (5). Ở độ tuổi vị thành niên, các trẻ có thể có nồng độ kháng thể cao hơn lứa tuổi lớn hơn và cũng có thể giúp bảo vệ tốt khi trẻ phát sinh quan hệ tình dục lần đầu tiên (6-8).
Quý phụ huynh, độc giả quan tâm, muốn "thử" kiểm tra để cập nhật thêm thông tin về HPV có thể truy cập liên kết: http://duphonghpv.utschool.edu.vn.
* Nội dung này do Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp, phối hợp cùng Trường Quốc tế Nam Mỹ UTS và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục/nâng cao nhận thức về sức khỏe cộng đồng VN-GSL-00082 10082024
Tài liệu tham khảo:
1/ Basic Information about HPV and Cancer (Truy cập 9/3/2022)
2/ "Hướng dẫn dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung", Số 2402/ QĐ-BYT
3/ IARC. IARC monographs on the evaluation of carcinogenic risks to humans. Human papillomaviruses. Vol 90. Lyon, France: IARC, 2007.
4/ https://www.cdc.gov/hpv/hcp/protecting-patients.html (Truy cập 9/3/2022)
5/ Ferris DG, Samakoses R, Block SL, et al. 4-Valent Human Papillomavirus (4vHPV) Vaccine in Preadolescents and Adolescents After 10 Years. Pediatrics. 2017;140(6): e20163947
6/http://www.who.int/en/news-room/fact-sheets/detail/human-papillomavirus-(hpv)-and-cervical- cancer. Accessed on Jul 01 2022
7/https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17079588/. Accessed on Jul 01 2022
8/https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-
/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/who-khuyen-cao-hieu-qua-cua-tiem-vac-xin-hpv-at-muc- cao-nhat-khi-tiem-cho-tre-tu-9-15-tuoi. Accessed on Jul 01 2022
PV

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 14 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 23 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.