Phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa và có nguy cơ vô sinh thường có chung 4 thói quen khi vệ sinh "vùng kín": Kiểm tra ngay xem bạn có không
Dưới đây là 4 sai lầm khi vệ sinh “vùng kín” mà chị em cần biết để "cô bé" khỏe mạnh và phòng ngừa được các bệnh nhất định.
Âm đạo là cơ quan sinh sản, có vai trò vô cùng quan trọng với nữ giới. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là không phải ai cũng biết vệ sinh vùng kín đúng cách, vô tình phá vỡ môi trường của âm đạo, từ đó vô tình gây nên bệnh phụ khoa, thậm chí là vô sinh.
Dưới đây là 4 sai lầm khi vệ sinh "vùng kín" mà chị em cần biết để "cô bé" khỏe mạnh và phòng ngừa được các bệnh nhất định.
1. Thụt rửa âm đạoTheo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chị em bị viêm nhiễm vùng kín. Thậm chí vệ sinh quá sạch cũng chưa chắc đã tốt.
BS Dung cho hay, không ít chị em đã lạm dụng dung dịch vệ sinh hoặc thụt rửa sâu vào bên trong dẫn tới mất cân bằng môi trường âm đạo, giảm lợi khuẩn tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh dễ dàng hơn.
Thậm chí, chính việc thụt rửa âm đạo như vậy vô tình đưa vi khuẩn lạ vào âm đạo, tấn công âm đạo. Nếu không xử lý kịp thời vi khuẩn nhiễm ngược dòng vào tử cung và vòi trứng gây khó khăn cho việc thụ thai, thậm chí có thể vô sinh. Những phụ nữ thường xuyên bơm rửa âm đạo hay bị ngứa âm đạo, viêm âm đạo và tăng tỷ lệ bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
2. Lau từ sau ra trước sau khi đi vệ sinhSau khi đi vệ sinh, việc lau chùi "vùng kín" cho thật khô ráo là điều đúng đắn, tuy nhiên việc dùng giấy lau từ sau ra trước có thể khiến bạn mắc bệnh phụ khoa. Theo Tiến sĩ Justin Sloane, một bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Abington, Pennsylvania, cảnh báo phụ nữ không được lau từ sau ra trước vì như thế sẽ khiến vi khuẩn từ hậu môn vào niệu đạo (lỗ để đi tiểu), dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Điều này đặc biệt quan trọng với phụ nữ vì khoảng cách giữa hậu môn và niệu đạo rất ngắn nên vi khuẩn có thể dễ dàng đi vào bàng quang, gây nhiễm trùng tiểu.
Nếu bạn đã từng bị UTI (nhiễm trùng đường tiết niệu) thì lại càng phải lưu ý hành động này. Và tốt nhất hãy thực hiện lau chùi đúng cách ngay từ bây giờ.
3. Chà xát/rửa "vùng kín" quá mạnh
Tiến sỹ Michael Ingber, Giám đốc Trung tâm Y tế chuyên ngành Phụ nữ, New Jersey nhấn mạnh rằng không nên chà rửa, vệ sinh "vùng kín" quá mạnh bởi như vậy thì bộ phận nhạy cảm của phụ nữ có thể bị trầy xước, dẫn đến vi khuẩn phát triển và có thể gây viêm hoặc kích thích tại niệu đạo. Thay vì những hành động mạnh mẽ, bạn chỉ cần chấm nhẹ nhàng mỗi lần muốn lau rửa vùng kín.
4. Vệ sinh sạch sẽ nhưng không thay quần lót thường xuyên
Nhiều phụ nữ cho rằng quần lót là thứ có thể dùng lâu dài, họ chỉ thay mới khi chúng ố màu, bạc màu hoặc bị rách, nhưng sự thật là bạn nên thay chúng một cách thường xuyên bởi chúng chứa nhiều vi khuẩn hơn bạn nghĩ. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, 83% đồ lót đã giặt sạch có thể chứa tới 10.000 vi khuẩn sống.
Quần lót cũ có thể khiến phụ nữ tái nhiễm nấm, gây ngứa ngáy, ảnh hưởng đến sinh hoạt, nếu không chữa trị dứt điểm có thể gây viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung… thậm chí dẫn tới vô sinh. Do đó, nếu bạn là người vệ sinh "vùng kín" sạch sẽ nhưng lại lười thay quần lót thì nguy cơ vẫn còn. Theo các chuyên gia, nếu bạn thường mắc viêm nhiễm vùng kín, hãy thay quần lót mới 6 tháng/lần, kể cả khi chúng còn mới và sạch sẽ.
Vậy vùng kín nên vệ sinh như thế nào là đúng cách?
Theo bác sĩ Dung, cách duy nhất để làm sạch âm đạo là vệ sinh từ 2-3 lần/ngày bằng nước sạch. Không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ để thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo sẽ làm mất cân bằng sinh thái môi trường âm đạo.
Chị em nên giữ vùng kín khô ráo, tránh mặc quần áo chật, ẩm ướt, không nên dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín. Đặc biệt không được dùng nước bẩn có nhiều vi sinh vật như: nước ao hồ, kênh rạch để tắm rửa vệ sinh.
Cuối cùng, bác sĩ Dung khuyến cáo chị em khi đã mắc bệnh phải đi khám phụ khoa ngay để xác định nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.
Tiểu Vy
Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao kèm theo khó thở nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt mò.
Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcNghĩa cử cao đẹp của nam bệnh nhân và quyết định dũng cảm của gia đình đã làm nhiều người cảm phục, nhận sự tri ân của các bác sĩ.
Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều
Sống khỏe - 6 giờ trướcTrong xã hội hiện đại, chúng ta thường dành nhiều thời gian để ngồi hơn (ngồi làm việc hoặc ngồi trên ghế sofa với các thiết bị công nghệ)… có thể tới hơn 8 giờ mỗi ngày, dẫn tới chứng đau lưng dưới. Vậy cách nào để khắc phục tình trạng này?
Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Cô gái bị nhiễm giun đũa chó cho biết có tẩy giun thường xuyên nên không nghĩ mình bị nhiễm giun mà chỉ đơn thuần bị bệnh dạ dày.
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Y tế - 7 giờ trướcNhờ 7 đơn vị nội tạng của chàng trai chết não, 7 bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế đã được cứu sống.
Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng
Mẹ và bé - 7 giờ trướcKhoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.
Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh
Sống khỏe - 7 giờ trướcThời tiết giao mùa với nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô khiến các loại virus gây bệnh dễ phát triển.
Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này
Sống khỏe - 20 giờ trướcSau bao ngày mong đợi thì thời tiết đã trở lạnh, nhưng chuyện tắm rửa vào mùa đông cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?
Loại lá rẻ tiền giúp kiểm soát đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Lá chanh có thể giúp duy trì lượng đường trong máu, ổn định và giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà
Sống khỏe - 1 ngày trướcGai xương là các cấu trúc xương nhẵn và cứng được hình thành ở cuối xương. Hầu hết các gai xương đều lành tính. Tuy nhiên, một số gai xương cũng có thể vỡ ra và bị kẹt bên trong các khe khớp gối. Các dị vật này có thể khóa chặt các khớp lại và gây khó khăn trong việc di chuyển.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặpGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.