Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phụ nữ mang thai khốn khổ với bệnh “khó nói”

Thứ năm, 15:00 06/07/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Trĩ là bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Tuy không gây tử vong nhưng bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống, khiến nhiều chị em ăn không ngon, ngủ không yên. Để thoát khỏi nỗi khổ của căn bệnh này, bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dưới đây.

Phụ nữ mang thai cần điều chỉnh thói quen ăn uống hợp lý để tránh mắc bệnh. Ảnh minh họa
Phụ nữ mang thai cần điều chỉnh thói quen ăn uống hợp lý để tránh mắc bệnh. Ảnh minh họa

Dễ gặp ở phụ nữ mang thai

Mang bầu, chị Trần Duyên (ở Hưng Yên) đã rất khổ sở vì ốm nghén. Vừa mới cảm thấy ăn uống được chút thì chị lại khốn khổ vì chứng táo bón. Sang tháng thứ 7 thai kỳ, chị hay bị táo bón và đi ngoài ra máu. Sau một lần đi ngoài, chị lại thấy hậu môn “xổ” ra cục thịt thừa kèm theo cảm giác vướng víu, đau rát. Tình trạng khó nói này khiến chị cảm thấy khó chịu, nhất là rất khó tiểu tiện, cuộc sống bị ảnh hưởng. Đi khám chị được chẩn đoán bị trĩ.

Trước khi mang bầu chị Bùi Thị Thảo (ở Hà Nội) đã bị bệnh trĩ độ 1. Thai càng lớn khiến cơ thể chị càng nặng nề ngại di chuyển, vận động trong khi công việc của chị lại hay ngồi nhiều, cũng vì vậy mà bệnh trĩ ngày càng nặng. Mỗi khi đi vệ sinh với chị là nỗi ám ảnh tới bởi chứng táo bón rồi chảy máu thành từng giọt như bị đứt tay. Đi vệ sinh đã khổ, ngồi một chỗ cũng không yên bởi vừa đau rát, vướng víu và hàng tá bất tiện khác.

“Nhiều lúc mình phải xin nghỉ làm vì rất khó chịu. Giờ không biết làm thế nào để thoát khỏi bệnh trĩ, nếu cứ bị những triệu chứng bệnh trĩ hành hạ thế này không biết sinh con xong sẽ chăm con kiểu gì nữa”, chị Thảo lo lắng.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội Hậu môn - Trực tràng Việt Nam cho biết, thực chất trĩ là đám rối mạch máu ở hậu môn bị cương lên, khi mạch máu to ra, cơ thể thấy lạ thì tống ra ngoài, thuật ngữ chuyên khoa gọi là đám rối trĩ. Mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh trĩ. Tuổi từ 15 trở lên và càng nhiều tuổi càng hay gặp.

Phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị trĩ. Có thể trước khi mang thai người phụ nữ đã mắc và khi mang thai trĩ sẽ nặng hơn. Cứ 10 phụ nữ mang thai thì có 7-8 người bị bệnh lý này. Nguyên nhân do khi mang bầu, nội tiết thay đổi nên khả năng bị trĩ ở phụ nữ mang thai tăng lên. Thai phát triển to, đè lên vùng bụng làm chèn ép các mạch máu, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu khó lưu thông dẫn đến cương lên, dễ gây ra trĩ. Hơn nữa do rối loạn tiêu hoá khi mang thai, phụ nữ hay bị táo bón, khó đi cầu. Khi táo bón buộc phải rặn gây áp lực lên hậu môn, rặn lâu dài sẽ chuyển sang trĩ, búi trĩ to dần lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.

Với những người phụ nữ có thai lại kèm thêm bệnh như viêm đại tràng, táo bón, gan, đái đường hay mắc một số bệnh cấp tính phải uống nhiều kháng sinh thì nguy cơ bị trĩ càng nặng hơn.

Điều cần làm khi mắc bệnh

Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm, bệnh trĩ được chia làm nhiều mức độ khác nhau. Trĩ độ 1 là trĩ chưa sa ra ngoài, trĩ độ 2 là sa ra ngoài nhưng có thể tự co lên, trĩ độ 3 là sa ra ngoài, phải lấy tay đút lên, trĩ độ 4 là thường xuyên nằm ở ngoài.

Bệnh trĩ tuy không ảnh hưởng tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt cũng như chất lượng sống, nhất là khi để diễn biến bệnh nặng. Đáng lo ngại, nhiều bệnh nhân vì cho rằng bệnh này “khó nói” nên âm thầm chịu đựng, ngại đến khám ở các cơ sở y tế mà thường dùng những biện pháp dân gian... Vì không điều trị đúng nên gây biến chứng nặng hơn.

Khi đó triệu chứng như chảy máu sẽ rầm rộ hơn, thậm chí có người chảy máu thành tia như cắt tiết gà, búi trĩ viêm sưng phồng cọ sát khi vận động khiến người bệnh vô cùng đau đớn. Thậm chí, khi bệnh nặng đến độ 3, độ 4 thì các búi trĩ sẽ phát triển to gây sung huyết, sa búi trĩ gây tắc nghẽn mạch và buộc phải phẫu thuật.

Để tránh bị trĩ nói chung và phụ nữ trong thời kỳ mang thai nói riêng cần hạn chế ngồi quá lâu, ngồi 1 tiếng thì nên đứng dậy đi lại vận động. Thường xuyên vận động, như đi bộ hay tập các bài tập liên quan tới xương chậu. Thai phụ lúc nằm nghỉ ngơi nên nằm nghiêng về một bên, tránh nằm ngửa hoặc nằm sấp. Nghiêng sang trái tốt nhất để giảm máu ứ tại vùng chậu và hậu môn.

Phụ nữ mang thai nên cố gắng tránh bị lị, táo bón và viêm đại tràng. Cần điều chỉnh thói quen ăn uống hợp lý. Uống đầy đủ nước, tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà, thức ăn cay nóng… Ăn nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng như chuối, mồng tơi, khoai lang... hoa quả có tính mát. Một điều bệnh nhân bị trĩ nên hết sức tránh là ngồi xổm. Nếu phải ngồi xổm để làm một việc gì đó nên ngồi trên một chiếc ghế thấp.

Bị trĩ cần lưu ý:

Các bà bầu bị trĩ với mức độ nhẹ có thể áp dụng các phương pháp giảm đau tạm thời như ngâm phần dưới cơ thể trong nước ấm từ 10 - 15 phút một vài lần mỗi ngày. Điều này giúp giảm bớt khó chịu, kích thích máu lưu thông, làm giảm cảm giác đau đớn.

Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau mỗi lần tiểu tiện. Càng nhịn đi tiêu, vệ sinh không sạch sẽ thì bệnh không có dấu hiệu giảm bớt đi mà lại càng trở nên nặng hơn. Lưu ý nếu trĩ lòi ra ngoài không nên sử dụng giấy vệ sinh sau khi đi vệ sinh, nên rửa bằng nước ấm và dùng vải thấm khô. Bệnh nhân bị trĩ có thể dùng nước pha muối và lá trầu, chè xanh… không để vệ sinh hậu môn, không dùng xà phòng để rửa.

Ngoài ăn uống, vệ sinh có thể dùng thuốc (thuốc bôi, thuốc uống, thuốc đặt hậu môn…) hoặc tiêm ngay vào búi trĩ nhưng cần thận trọng. Thuốc dùng cũng phải tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

Phẫu thuật là phương pháp lựa chọn cuối cùng và trị được tất cả các loại trĩ. Phụ nữ có thai vẫn có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên cần chú ý tránh 3 tháng đầu vì dễ gây sẩy thai và 3 tháng cuối thai kỳ vì dễ đẻ non.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, khi chữa trĩ, mọi người cũng cần lưu ý chữa các bệnh toàn thân để phối hợp điều trị. Mỗi người bị trĩ sẽ khác nhau nên không được dùng kinh nghiệm của người này để chữa cho người kia mà phải tùy theo mức độ, loại trĩ để điều trị. Bởi vậy để điều trị trúng đích cần phải được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa.

“Khi đi ngoài ra máu, lòi cục ở hậu môn nên đi khám bác sĩ, soi hậu môn... xác nhận có bị bệnh trĩ. Điều quan trọng là có thể phát hiện sớm bệnh ung thư vùng này, tránh nhầm với bệnh trĩ hay xuất hiện cùng với trĩ. Nếu được chữa sớm, ung thư có thể chữa khỏi hẳn”.

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Mẹ và bé - 8 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

Sống khỏe - 8 giờ trước

Các nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 9 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

Top