Phú Thọ: Chăm sóc, bảo vệ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
GiadinhNet - Để trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có cuộc sống tốt hơn, những năm qua, Phú Thọ đã thực hiện nhiều biện pháp chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ các em, như giúp các em tiếp cận sớm với các dịch vụ chăm sóc và điều trị, can thiệp kịp thời để các em không bị lây truyền HIV/AIDS từ người thân, hỗ trợ các em đến trường...

Tranh dự thi của em Trương Yến Nhi, học sinh Trường THCS Thành Công - Hà Nội tham dự cuộc thi “Vẽ tranh và sáng tác Thông điệp dành cho trẻ em về Chăm sóc và chống kỳ thị đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS” năm 2016.
Những mảnh đời được quan tâm, chia sẻ
Mồ côi mẹ từ nhỏ, 2 em Ngô Thị Minh T (12 tuổi) và Ngô Thị Lan A (10 tuổi) ở xã Vân Hội (Tam Dương) từng bị cha đưa đi lang thang khắp nơi để xin ăn. Cả 2 em đều không may mắc phải căn bệnh HIV/AIDS. Các em được lực lượng chức năng tìm thấy và làm thủ tục để đưa vào nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh vào năm 2013.
Cũng như Minh T và Lan A, em Nguyễn Thị Ngân N (9 tuổi) ở xã Tam Quan (Tam Đảo) cũng là trẻ nhiễm HIV/AIDS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ngân N mồ côi cả cha lẫn mẹ, trước khi được đưa vào nuôi dưỡng tại Trung tâm, em ở cùng bà ngoại. Ông Lê Chí Quý, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh cho biết, hiện Trung tâm đang nuôi dưỡng 3 trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS là Minh T, Lan A và Ngân N. Tại đây, các em được cán bộ của Trung tâm chăm sóc, điều trị và hỗ trợ về học tập, hòa nhập cộng đồng. Em Minh T cho biết, em đã coi Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh là nhà của mình, các cô, chú cán bộ của Trung tâm là những người thân trong gia đình. Nhờ được các cô, chú giúp đỡ, các em được đến trường học tập như bao bạn bè cùng trang lứa; được chăm lo từ miếng ăn, giấc ngủ; giúp các em tiếp tục thực hiện những ước mơ, hoài bão của mình.
Theo số liệu của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2.032 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trong đó, có 35 trẻ bị nhiễm căn bệnh này. Số trẻ có nguy cơ nhiễm cao là 4.032 em (trẻ sử dụng ma túy, trẻ là con của người mua dâm, bán dâm, sử dụng ma túy...). 100% trẻ nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ đầy đủ các dịch vụ theo nhu cầu (chăm sóc sức khỏe, tâm lý, dinh dưỡng, hưởng chính sách hỗ trợ...) và được điều trị bằng thuốc ARV.
Toàn tỉnh hiện có 2 cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS (Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, Trung tâm Y tế huyện Sông Lô) và 3 cơ sở y tế điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên). 100% cán bộ tham gia chăm sóc, điều trị tại 5 cơ sở y tế trên đều được đào tạo và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. 100% các cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở chăm sóc và điều trị cho trẻ em nhiễm HIV, các tổ chức xã hội có liên quan đến trẻ em HIV được cung cấp kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Tăng cường bảo vệ, chăm sóc cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
Nhằm giúp trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS sống hòa nhập cộng đồng, những năm qua, các cấp, ngành, các tổ chức xã hội trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm, chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ các em bằng nhiều biện pháp như: Hỗ trợ thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ em là con em gia đình có người nhiễm HIV/AIDS, gia đình có người sử dụng ma túy; tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, con em gia đình có người nhiễm HIV/AIDS; duy trì, tiếp nhận sự hỗ trợ của Công ty Vina Korea cho 22 trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh với mức hỗ trợ là 200.000 đồng/người/tháng. 100% các trường học đều tạo điều kiện cho các em được đi học.
Hàng năm, Sở LĐTB&XH phối hợp với các đơn vị tổ chức lớp tập huấn, truyền thông về phòng chống HIV/AIDS và chăm sóc, bảo vệ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại các địa phương; phối hợp với Sở Y tế, Sở GD&ĐT tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong việc triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; đồng thời, mở rộng dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị cho trẻ nhiễm và phơi nhiễm HIV… Mặc dù vậy, hiện nay, tỉnh vẫn chưa xây dựng được mạng lưới liên kết các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vẫn còn tồn tại. Việc cập nhật số liệu trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS gặp khó khăn do một số gia đình có người nhiễm HIV không muốn công khai.
Để thực hiện tốt việc chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cần có sự chung tay của các cấp, ngành và toàn xã hội. Trong thời gian tới, các ngành chức năng cần tiếp tục tuyên truyền nâng cao kiến thức, nhận thức cho người dân về công tác chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; cung cấp thông tin, kiến thức về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cho các cấp, các ngành, các cơ sở dịch vụ trợ giúp trẻ em, các cơ sở điều trị cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS, các tổ chức xã hội liên quan, cha mẹ và người chăm sóc trẻ; hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em; kiểm tra, ngăn chặn, giải quyết triệt để sự kỳ thị, cản trở việc học tập của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS một cách hệ thống, đa ngành và bền vững; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục sức khỏe giới tính và HIV/AIDS và trang bị kiến thức cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tự bảo vệ mình khỏi đại dịch.
Thông tin trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được bảo mật
Đó là một nội dung nằm trong quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được Bộ LĐTB&XH ban hành kèm theo Thông tư 09/2018/TT-BLĐTBXH. Cụ thể, khi trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS phải bảo đảm một số nguyên tắc như: Bảo đảm sự tham gia của trẻ em; không kỳ thị, không phân biệt đối xử; bảo mật thông tin cho trẻ em.
Người quản lý và trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thực hiện kế hoạch trợ giúp với nội dung:
- Tư vấn cho gia đình của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS về chăm sóc trẻ em tại gia đình, giới thiệu trẻ và gia đình tiếp cận các cơ sở cung cấp dịch vụ phù hợp;
- Chuyển tuyến, kết nối với các cơ quan, đơn vị chức năng hoặc các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục tư vấn, trợ giúp tâm lý, trợ giúp pháp lý, cơ sở dịch vụ bảo vệ trẻ em, các gia đình chăm sóc thay thế;
- Kịp thời trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan;
- Có biện pháp bảo vệ, phòng ngừa trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS khỏi bị xâm hại.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/10/2018.
Bạch Nga

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ
Dân số và phát triển - 1 giờ trướcViệc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcBệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcĂn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcCác bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcRụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcTrẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triểnMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.