Quý ông ráng sức làm chuyện ấy, gây nhồi máu cơ tim tái phát?
Tôi có đọc các nghiên cứu cho thấy hoạt động gắng sức, bao gồm "chuyện ấy" có liên quan đến nhồi máu cơ tim tái phát, ở những người mà tổn thương trong tim không lành hẳn.
Bạn đọc Trần B.P. (55 tuổi, quận 10, TP HCM), hỏi: Tôi có bị nhồi máu cơ tim cách đây 1 năm, nhưng phát hiện và được cấp cứu sớm nên hồi phục rất nhanh. Nay tôi cảm thấy mình khỏe mạnh, đã tập thể dục trở lại. Nhưng vợ tôi vẫn không dám "gần gũi", vì sợ chuyện ấy sẽ làm nhịp tim tăng nhanh, dẫn đến nhồi máu cơ tim tái phát. Xin cho hỏi từng bị nhồi máu cơ tim thì bao giờ lành hẳn và có thể quan hệ lại an toàn?

Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất, trả lời:
Chào anh, anh đã từng bị nhồi máu cơ tim cấp. Đó là tình trạng một vùng cơ tim bị tổn thương hoại tử do nhánh động mạch vành nuôi vùng cơ tim đó bị tắc do huyết khối hoặc mảng xơ vữa. Nhờ cấp cứu kịp thời anh đã hồi phục, tuy nhiên nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim do thuyên tắc nhánh động mạch vành cũ hoặc nhánh khác vẫn có thể xảy ra; và sau nhồi máu cơ tim, một vùng cơ tim bị tổn thương hoại tử làm ảnh hưởng giảm chức năng co bóp của cơ tim.
Vì vậy, người từng bị nhồi máu cơ tim luôn cần phải đề phòng sự tái phát, đừng bao giờ nghĩ rằng trái tim mình đã "lành" hẳn khi cảm thấy khỏe hơn. Sự chủ quan rất nguy hiểm.
Quan hệ tình dục là một hoạt động gắng sức, có thể là yếu tố nguy cơ thúc đẩy nhồi máu cơ tim tái phát hoặc cơn suy tim. Nhưng không có nghĩa là cứ nhồi máu cơ tim là "kiêng khem" hoàn toàn. Và nên hiểu hoạt động tình dục không chỉ là giao hợp.
Anh nên đi khám chuyên khoa tim mạch. Khi anh trình bày nguyện vọng về quan hệ vợ chồng, bác sĩ sẽ tư vấn cho anh cách quan hệ tình dục an toàn KiTOMI (nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch Canada), dựa trên kết quả thăm khám và xét nghiệm cận lâm sàng, tức xếp anh vào 1 trong 3 nhóm:
- Nhóm 1 – nguy cơ cao: bao gồm những người có bệnh lý tim mạch không ổn định, bị suy tim mức độ NYHA III trở lên với những biểu hiện khó thở, đau ngực dù không gắng sức hoặc gắng sức nhẹ. Người bệnh thuộc nhóm này có thể áp dụng đến mức độ KiT, tức sinh hoạt tình dục chỉ gồm việc hôn (Ki - Kissing) và vuốt ve (T - Touching).
Nhóm 2 – nguy cơ trung bình: gồm những người bị bệnh tim mức độ NYHA II, có những triệu chứng đau ngực, khó thở khi có những hoạt động gắng sức vừa phải như đi lên một, hai tầng lầu. Người bệnh thuộc nhóm này nên áp dụng KiTOM, nghĩa là được phép thực hiện các hoạt động ở mức KiT cộng thêm quan hệ bằng miệng (O – Oral sex), thủ dâm (M - Masturbation).
- Nhóm 3 - nguy cơ thấp: gồm những bệnh nhân suy tim mức độ NYHA I, có những cơn đau ngực ổn định hoặc khi gắng sức nhiều, người bệnh cao huyết áp nhưng đã được kiểm soát. Người bệnh thuộc nhóm nguy cơ thấp có thể thực hiện KiTOMI đầy đủ, bao gồm cả việc giao hợp (I - Intercourse).
Nên nhớ, cho dù thuộc nhóm 3, anh cũng cần thường xuyên tái khám và kiểm soát các vấn đề tim mạch của mình, duy trì lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh để tránh cơn nhồi máu cơ tim tái phát.
Theo NLĐ

5 thói quen dùng mì chính gây lãng phí, thậm chí còn sinh độc nhưng nhiều người vẫn làm
Sống khỏe - 2 giờ trướcMì chính hay bột ngọt là gia vị quen thuộc trong căn bếp của người Việt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nêm nếm mì chính gây lãng phí, thậm chí còn sản sinh độc tố bên trong món ăn.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường nhất định phải tránh những sai lầm này
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Một trong những sai lầm cần tránh khi đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường là không đo liên tục trên cùng một ngón tay, không tái sử dụng các loại que thử...

Loại rau giàu canxi gấp 4 lần sữa, nhiều vitamin C gấp 7 lần cam
Sống khỏe - 12 giờ trướcChùm ngây là loại rau có hàm lương canxi cao hơn sữa, các chất dinh dưỡng khác như vitamin C, sắt, kẽm đều cao hơn cam, cải bó xôi, cà rốt.

30 loại thực phẩm giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cực tốt cho người bệnh tiểu đường
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Nếu không kiểm soát chỉ số đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường sẽ dễ mắc nhiều biến chứng ở các cơ quan như tim, mắt, não, thận… Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm nào để giảm chỉ số đường huyết?

Thiếu magiê ảnh hưởng đến phụ nữ trưởng thành như thế nào?
Sống khỏe - 19 giờ trướcMagiê là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Magiê tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa, bao gồm chức năng cơ và thần kinh, kiểm soát lượng đường trong máu và tổng hợp protein…

Thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội bất ngờ bị liệt nửa mặt, bác sĩ chỉ rõ 'thủ phạm'
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ nhận định yếu tố "lạnh" có thể là thủ phạm khiến thanh niên bị liệt dây thần kinh số 7, nhất là trong bối cảnh thời tiết thất thường, nhiệt độ tăng giảm đột ngột, bất ngờ lạnh sâu.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?
Sống khỏe - 1 ngày trướcThuốc ngủ là loại thuốc được thiết kế để giúp người bệnh dễ ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị mất ngủ, vậy khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Loại gia vị được coi là 'thuốc quý', người Việt hay dùng mà chưa biết công dụng
Sống khỏe - 1 ngày trướcThảo quả, một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình Việt, không chỉ mang đến hương vị đặc trưng cho các món ăn mà còn ẩn chứa vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu có triệu chứng tăng đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn tỉnh táo ăn uống được thì cần thực hiện xử trí tăng đường huyết tại nhà hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.