Hà Nội
23°C / 22-25°C

Rơi nước mắt với món quà 20/11 của học sinh ở đảo

Thứ hai, 08:06 14/11/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Ngày 20/11, món quà học sinh ở các xã đảo, huyện đảo chỉ có bó hoa cải, cánh sen gấp giấy, mớ cá, tôm khô... dành tặng các thầy, cô giáo, nhưng với nhiều thế hệ nhà giáo đang công tác tại đảo, đó chính là những món quà vô cùng ý nghĩa.

Bà Trương Thị Mai trao Kỷ niệm chương cho các thầy, cô tại buổi lễ. Ảnh: P.T
Bà Trương Thị Mai trao Kỷ niệm chương cho các thầy, cô tại buổi lễ. Ảnh: P.T

Khó khăn bộn bề vẫn bám lớp, bám đảo

Tối 12/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long tổ chức Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô 2016” với 42 giáo viên đang công tác tại các huyện đảo, xã đảo trên toàn quốc có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của đất nước được vinh danh. Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương đã tới dự.

Trong chương trình, nhiều giáo viên đã có những chia sẻ về khó khăn, vất vả trong quãng thời gian công tác tại huyện đảo, xã đảo. Buổi lễ đã khiến nhiều người xúc động khi phóng sự về thầy cô “cắm đảo” với nhiều thiếu thốn về vật chất nhưng vẫn cố gắng bám trụ để mang “cái chữ” đến các em học sinh. Có thầy cô giáo gắn bó cả đời với đảo. Có những thầy, cô giáo ngoài Bắc nhưng với tình yêu học sinh đã vào tận Kiên Giang để giảng dạy.

Thầy giáo Lê Xuân Quyết (SN 1990) là một trong những giáo viên xung phong ra đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa. Thầy Quyết chia sẻ: “Sinh ra trong gia đình rất khó khăn, từ nhỏ tôi đã chứng kiến nhiều bạn chung hoàn cảnh nghỉ học gần hết. Từ đó, tôi nuôi dưỡng ước mơ trở thành một thầy giáo để dạy những học sinh có hoàn cảnh khó khăn như tôi được cắp sách tới trường”. Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, thầy Quyết về công tác tại Trường tiểu học Vạn Thọ 2, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh. Năm 2013, khi hay tin Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hoà tuyển giáo viên ra Trường Sa, thầy Quyết đã tình nguyện viết đơn. “Tôi không nhớ rõ mình đến Sở GD&ĐT bao nhiêu lần để hỏi khi nào có đợt tuyển giáo viên ra Trường Sa. Rồi, khi hay tin được chọn, tôi đã khóc vì hạnh phúc. Lần đầu ra đảo, tôi đã bị say sóng không biết gì nhưng đến bây giờ thì đã quen dần. Khi đặt chân lên đảo, tôi không ngờ trường lớp ở đây chỉ là một mái nhà tôn của bộ đội nhượng lại. Lớp học ngày 2 buổi, điện chỉ có một lúc vào buổi tối. Ngồi trong lớp thầy và trò ai nấy đều ướt đẫm mồ hôi. Những lúc như thế tôi thấy thương các em vô cùng. Vì vậy, tôi dằn lòng cùng các em vượt qua khó khăn, gắn bó thật lâu với Trường Sa để giúp đỡ các em”, thầy Lại Xuân Quyết tâm sự.

Còn cô giáo Nguyễn Thị Bích Thủy (SN 1967), Trường tiểu học Lại Sơn (Kiên Hải, Kiên Giang) đã có 29 năm công tác và gắn bó tại đảo. Cô Thủy chia sẻ: “Tôi ra trường ngày 1/9/1987. Lần đầu tiên đến với xã đảo rất khó khăn, điện nước không có, mọi sinh hoạt khác đều thiếu thốn. Trình độ dân trí nơi đây còn thấp nên việc cho các con đi học không nhiều. Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn khi vận động các em tới trường. Vận động được các em đi học đã khó, rồi các em lại thường xuyên bỏ học. Ở nơi đây, trẻ đến tuổi đi học thường theo cha mẹ đi biển. Với cái tâm của người thầy, bản thân tôi phải thường xuyên đi vận động các em tới lớp. Thuyền bè đi lại đến trường cũng rất khó, một năm mùa biển động tới 4 – 5 tháng, không ít lần từ đất liền ra đảo bị chìm thuyền”. Trải qua 29 năm công tác, đã quen với những khó khăn đó, cô Bích Thủy vẫn kiên trì cùng đồng nghiệp đưa con chữ tới các em nhỏ nơi đây.

Khóc khi nhận quà của học sinh

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, món quà của học sinh tặng các thầy, cô nơi đảo xa chỉ đơn giản là những bó hoa cải, cánh sen gấp giấy… nhưng với các thầy, cô đó là những món quà vô cùng ý nghĩa. Cô Phạm Thị Nhung, giáo viên Trường Tiểu học 2, Khánh Bình Tây (Trần Văn Thời, Cà Mau) có 20 năm dạy học trên đảo chia sẻ: "Chúng tôi học đánh cá, cào ngao, học đi ngủ sớm lúc xã đảo không có điện. Giờ ra chơi, cô trò ngồi cắt móng tay, tết tóc cho nhau... Mọi khó khăn đều qua đi khi thấy ánh mắt hồn nhiên thơ ngây của trẻ và sự chất phác của người dân xã đảo. Ngày 20/11, rồi dịp Tết, quà của các em là bó hoa dại, những con cá khô nhưng đủ khiến chúng tôi khóc vì tình cảm ấy quý hơn nhiều thứ vật chất trên đời".

Chia sẻ tại chương trình, bà Trương Thị Mai cho biết, trong quá trình công tác, bà có dịp đến những vùng biên giới, hải đảo và chứng kiến sự khó nhọc, gian truân của giáo viên nơi đây, cảm nhận sâu sắc sự kiên trì, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của những người đi gieo chữ.

Bà Trương Thị Mai khẳng định, Nhà nước, xã hội và nhân dân luôn ghi nhận và đánh giá cao, đặc biệt là các thầy, cô giáo công tác tại vùng xa, biên giới hải đảo, những nơi khó khăn đòi hỏi sự hy sinh, tấm lòng và khả năng vượt qua khó khăn của thời tiết, giao thông hiểm trở. Những tấm gương của thầy Quyết, cô Nhung, cô Thủy là hình ảnh sống động về tấm lòng, mang lại cho xã hội niềm tin về những điều tốt đẹp. Các thầy, cô giáo không chỉ đảm nhận công việc của những người trên bục giảng mà còn là những người cha, người mẹ, người anh, chị dìu dắt, động viên, trang bị kiến thức, rèn luyện nhân cách, đạo đức, định hướng cho thế hệ trẻ nơi biên giới, hải đảo để mai sau là người có ích cho quê hương…

Nhân dịp này, bà Trương Thị Mai chúc các thầy, cô giáo trên cả nước sức khoẻ, hạnh phúc, tiếp tục dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà và là tấm gương sáng cho các thế hệ học trò.

Trong chương trình, mỗi giáo viên tham dự được trao tặng Bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Kỷ niệm chương và một sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng. Trước đó, ngày 11/11, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã gặp mặt, động viên và tặng quà cho Đoàn đại biểu giáo viên tiêu biểu đang công tác tại các huyện đảo, xã đảo. Ngày 13/11 vừa qua, 42 thầy, cô có buổi gặp mặt với Bộ trưởng Bộ GD& ĐT và nhận Bằng khen của Bộ GD&ĐT.

Cùng với hoạt động này, Ban Tổ chức Chương trình còn tổ chức Cuộc thi viết online “Nghĩ về thầy cô biển đảo”. Chương trình nhận được hơn 150 bài viết từ nhiều đối tượng dự thi ở khắp mọi miền đất nước, thể hiện tình cảm, sự tri ân sâu sắc của các thế hệ học trò đối với người thầy, người cô trong cuộc đời.

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 7 phút trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Xã hội - 30 phút trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 2 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 2 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 2 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 3 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 4 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Top