Rửa tay bằng nước nóng có sạch hơn nước lạnh? 5 điều về rửa tay ai cũng cần biết để tránh gây hại sức khỏe
Nhiều người cho rằng rửa tay bằng nước nóng diệt khuẩn tốt hơn, điều này có đúng hay không? Những sai lầm khi rửa tay có thể gây hại cho sức khỏe con người, cảnh báo mọi người nên chú ý.
Dịch bệnh đã khiến mọi người hình thành thói quen rửa tay thường xuyên . Là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất trên cơ thể con người, có tới 800.000 vi khuẩn trên một đôi tay chưa rửa sạch, những vi khuẩn này bám trên tay sẽ lây lan đến nhiều nơi hơn thông qua hành vi tiếp xúc hàng ngày của chúng ta.
Rửa tay là cách hiệu quả nhất, dễ dàng nhất và tiết kiệm nhất để giảm sự lây lan của mầm bệnh. Tuy nhiên, sau nhiều năm rửa tay, bạn có thực sự biết cách rửa tay của mình? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về 5 hiểu lầm khi rửa tay.
1. Nên rửa tay trong bao lâu?

Ảnh minh họa
Thói quen rửa tay sơ qua dưới vòi nước chảy thực sự không đạt được mục đích làm sạch. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo rằng thời gian rửa tay ít nhất phải là 20 giây, và 20 giây được đề cập ở đây không phải là tính từ lúc làm ướt tay dưới vòi nước đến giai đoạn cuối cùng lau tay bằng giấy, mà chỉ là thời gian để chà tay với xà phòng. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo: một quy trình rửa tay hoàn chỉnh nên kéo dài từ 40 đến 60 giây.
2. Loại nào tốt hơn, xà phòng hay nước rửa tay?

Ảnh minh họa
Nguyên lý hoạt động của xà phòng và nước rửa tay là ma sát cơ học và tác động của chất hoạt động bề mặt, kết hợp với dòng nước để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám trên tay, đồng thời có thể giữ cho tay sạch sẽ trong một khoảng thời gian nhất định.
Nói chung, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh hơn nước rửa tay, nhưng nó cũng dễ làm khô da tay hơn. Ngoài ra, xà phòng đặc thường khó giữ khô, dễ sinh vi khuẩn, có thể gây lây nhiễm chéo khi dùng chung với người khác. Do đó, nếu bạn ở khu vực công cộng thì nên sử dụng nước rửa tay phù hợp hơn.
3. Rửa tay nước nóng sạch hơn nước lạnh?

Ảnh minh họa
Có thể nhiều người cho rằng rửa tay bằng nước nóng diệt khuẩn tốt hơn, thực tế thì nhiệt độ nước ảnh hưởng rất ít đến tác dụng của việc rửa tay. Giáo sư Schaffner của Đại học Rutgers đã từng làm một thí nghiệm với 21 tình nguyện viên. Khi làm thí nghiệm sẽ bôi vi khuẩn vô hại lên tay của 21 tình nguyện viên, sau đó rửa tay bằng nước lạnh, ấm và nóng với lượng xà phòng khác nhau.
Kết quả phân tích cho thấy ngay cả khi nhiệt độ nước rửa tay khác nhau, thì không có sự khác biệt đáng kể về số lượng vi khuẩn trên tay. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng rửa tay bằng nước nóng sẽ gây tổn thương da tay, còn nếu nước quá lạnh, khả năng rửa tay kỹ càng của mọi người sẽ giảm đi (hầu hết không ai thích rửa tay vào nước quá lạnh vào mùa đông). Vì vậy nhiệt độ nước nên ở mức phù hợp từ 30-40 độ C.
4. Tần suất rửa tay càng nhiều càng tốt?
Mặc dù tất cả chúng ta đều có thể hình thành thói quen rửa tay tốt, nhưng điều này không có nghĩa là tần suất rửa tay càng nhiều thì càng tốt. Rửa tay quá thường xuyên, chất tẩy rửa như xà phòng hoặc nước rửa tay sẽ làm giảm lipid trên bề mặt bàn tay và phá hủy chất sừng trên da tay.
Vào mùa hanh khô hoặc đối với những người có làn da khô, quá trình mất lipid sẽ diễn ra nhanh hơn, tay sẽ trở nên thô ráp. Sau khi rửa tay, bạn có thể thoa kem dưỡng da tay để giữ ẩm cho bề mặt da tay.
5. Nước rửa tay khô có thể thay thế nước rửa tay không?

Ảnh minh họa
Mặc dù nước rửa tay khô có thể khử trùng nhưng không thể khử nhiễm. Khi tay bẩn hữu cơ hoặc đặc biệt bẩn, tác dụng của cồn không mạnh bằng khi rửa tay bằng nước. Vì vậy, nước rửa tay khô trong trường hợp khẩn cấp không sao, nhưng vẫn nên rửa tay khi có điều kiện. Nếu có vết bẩn trên tay và không tiện rửa tay, hãy lau sạch bằng khăn ướt trước khi sử dụng nước rửa tay.
Rửa tay xong không được quên hai điều này
Có hai bước rất quan trọng sau khi rửa tay: lau khô tay và tắt vòi nước. Nếu không thực hiện tốt hai bước này, đôi tay vẫn sẽ phải đối mặt với sự đe dọa của vi khuẩn.
- Tay ướt dễ lây lan của vi sinh vật, khăn ướt cũng vậy. Vì vậy, tốt nhất bạn nên sử dụng khăn giấy khô dùng một lần để hút ẩm trên bề mặt da sau khi rửa tay.
- Ngoài ra vòi nước cũng là nơi tụ tập của vi khuẩn nên không nên chạm trực tiếp vào vòi sau khi rửa tay, có thể dùng khăn giấy dùng một lần để tắt vòi nước.
Theo Tri thức trẻ
Nguồn: QQ

Loại hạt được đại danh y ví "tốt hơn thịt", giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ: Việt Nam có nhiều
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcĐây là loại hạt quen thuộc với người Việt, được đại danh y Hoa Đà thêm vào bí quyết dưỡng sinh. Loại hạt này chứa nhiều dưỡng chất, có thể giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ.

Bị thanh gỗ mục đâm vào chân, 1 tuần sau bé gái 7 tuổi cứng hàm, co giật toàn thân, tiên lượng nguy kịch
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng với suy hô hấp cấp, co giật toàn thân, môi tím tái, phải đặt nội khí quản để hỗ trợ thở máy.

Loại cây là 'kẻ thù nhà nông' lại được ví như cỏ thần, thế giới đánh giá cao
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcCó một loại cỏ dại người dân thường tìm cách loại bỏ mà không biết rằng loại cây này có thể làm rau ăn rất tốt cho sức khỏe.

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?
Sống khỏe - 19 giờ trướcDịp nghỉ lễ là cơ hội để mọi người ăn uống, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch... nhưng đi kèm với đó là nguy cơ rối loạn tiêu hóa tăng cao. Vậy nên chuẩn bị sẵn những loại thuốc nào để dự phòng và xử trí rối loạn tiêu hóa?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để kiểm soát đường huyết sau ăn?
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Đường huyết tăng cao sau ăn, người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát kịp thời, đường trong máu cao sau bữa ăn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

18 lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày
Sống khỏe - 23 giờ trướcĐi bộ là bài tập dễ thực hiện, có thể mang lại điều kỳ diệu cho sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc. Dưới đây là những lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bị hạ natri máu, tăng huyết áp vì một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trong quá trình điều trị tăng huyết áp, người phụ nữ này mắc sai lầm là điều trị kéo dài bằng thuốc có thành phần lợi tiểu, nhưng không tái khám định kỳ.

Bài thuốc quý từ củ gừng
Sống khỏe - 1 ngày trướcGừng là loại gia vị phổ biến trong gian bếp của người Việt, nhưng ít ai biết, đây cũng là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

Ngủ thêm 15 phút, khác biệt sốc ở tuổi thiếu niên
Sống khỏe - 1 ngày trướcPhát hiện mới của các nhà khoa học Anh và Trung Quốc cho thấy việc các thiếu niên cố gắng thức quá khuya để học bài có thể phản tác dụng.

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Việc tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng vì sẽ giúp phát hiện được sớm những tổn thương tiền và ung thư giai đoạn sớm và có thể điều trị khỏi được.

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.