Rủi ro ít ngờ tới từ rau mầm trồng tại nhà khiến rau lành thành độc
GiadinhNet - Rau mầm giàu dinh dưỡng, chất xơ cần thiết cho cơ thể, gieo hạt sau 3-5 ngày là ăn được, nên nhiều nhà trồng để có rau sạch ăn... Nhưng không cẩn thận thì rau bổ dưỡng lại thành rau độc.
Nước bẩn hạt mốc... = rau mầm độc
Theo các nhà dinh dưỡng, rau mầm mọng nước, non mềm, dễ tiêu hóa, nhiều vitamin B, C, E, amino axit, chất xơ, chất khoáng hữu cơ, axit amin, chất đạm, các enzym có ích cho cơ thể với hàm lượng cao… Rau mầm ăn được cả cây, lá, thân và rễ… rất tốt cho sức khỏe con người. Một số loại rau mầm có thể làm thuốc như rau mầm súp lơ xanh giàu chất Sulforaphan chống ôxy hóa, ngăn ngừa tế bào gây ung thư.
Vỉ rau mầm trồng và thu hoạch trong thời gian ngắn 3-5 ngày, không dùng phân bón, thuốc trừ sâu, chất tăng trưởng, lại tưới bằng nước sạch nên ai cũng nghĩ rau mầm là rau sạch và được nhiều bà nội trợ chọn đưa vào bữa ăn gia đình, cho trẻ ăn dặm... Nhưng rau mầm trồng, thu hái, chế biến không đúng cách có thể gây ngộ độc.

Rau mầm mọng nước, non và bổ dưỡng. Ảnh minh họa.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm), nguy cơ ngộ độc từ rau mầm chủ yếu từ cách trồng và chế biến của người tiêu dùng, có thể do:
1. Rau mầm có thể nhiễm vi khuẩn từ giá thể (cát, xơ dừa, nước… hoặc dùng lại giá thể, hoặc không làm sạch giá thể) có thể khiến vi khuẩn gia tăng, bị nhiễm nấm (hay xảy ra ở nhà trồng rau mầm tại nhà). Nếu giá thể sạch làm từ xơ dừa, rơm cắt nhỏ, lõi trắng bắp ngô cắt nhỏ - được tiệt trùng để diệt vi khuẩn, nấm mốc... thì ổn, nhưng nếu không tiệt trùng mà rau mầm lại trồng trong điều kiện nóng ẩm, ít nắng sẽ dễ nhiễm nấm mốc, vi khuẩn như E.coli... Nếu giá thể bằng đất cát thì lại có nhiều kim loại nặng hoặc hàm lượng nitrat cao.
2. Thu hái rau mầm không sạch, về chế biến không rửa sạch mà ăn sống thì ngộ độc là dễ hiểu.
3. Nước tưới không sạch, có chứa vi khuẩn E.Coli có thể gây tiêu chảy nhẹ, hoặc một số bệnh về đường tiêu hóa.
4. Người tiêu dùng phải hết sức cẩn trọng khi chọn hạt giống rau mầm. Hạt giống rau trôi nổi có thể bị xử lý qua hóa chất có nguy cơ độc hại cho cơ thể rất cao.
5. Người tiêu dùng không phân biệt được hạt giống rau mầm với hạt giống rau khác, nhất là hạt giống rau bình thường (rau lớn).
Lý do là vì việc dùng hạt giống có thuốc bảo quản chống sâu mọt cho những cây rau lớn có thể sẽ không có vấn đề, vì khi rau trồng dài ngày, đủ ánh sáng trong môi trường tự nhiên thì thuốc này dần bị phân hủy, không tác động đến cây trồng. Nhưng nếu sử dụng hạt giống rau lớn có chứa chất bảo quản làm rau mầm sẽ không tốt vì rau mầm trồng trong điều kiện ẩm, thiếu ánh sáng, thời gian thu hoạch ngắn (5-7 ngày) nên thuốc không kịp phân hủy.
Chưa kể rau mầm bình thường lớn lên nhờ chất dinh dưỡng tích lũy trong hạt. Nhưng một số người trồng rau có thể dùng dung dịch phân đạm (nitrat), hoặc chất kích thích sinh trưởng tưới để rau lớn nhanh thì hóa chất vẫn có thể còn tồn đọng ở thân, lá cây.
Về việc dùng thuốc sinh trưởng, phân đạm cho rau mầm lớn nhanh PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, nguyên nhân sử dụng thuốc rất hiếm gặp, vì như thế rau mầm có thể dài thêm 5-7cm, cây rau sẽ bị mềm, không ngon mắt sẽ khó bán.

Rau dền được trồng làm rau mầm. Ảnh minh họa.
Một số loại rau mầm không nên trồng và ăn
Theo ông Nguyễn Duy Thịnh, hiểu được nguyên nhân gây ngộ độc có thể phòng tránh và ngăn chặn. Ông khuyên người dân chỉ nên dùng các loại rau mầm đã được nghiên cứu là ăn được như rau mầm củ cải trắng, rau mầm lạc, rau mầm đậu tương, rau mầm súp lơ, rau muống...
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho rằng, có một số loại rau, củ khi nảy mầm sẽ sinh ra độc tố có hại cho sức khỏe con người, gây bệnh ung thư hoặc thậm chí ngộ độc bởi đặc tính sinh học của hạt giống. Ví như ăn phải rau mầm khoai tây có chứa độc chất solanine, mầm hạt đậu ván già có độc chất sapo glucozite và trypsin... có thể gây ngộ độc nhẹ với triệu chứng buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy… nặng thì nguy hiểm tính mạng.
Có một số loại rau mầm tuyệt đối không nên trồng ở nhà. Đó là cây sắn, cây đậu kiếm, đậu mèo, đậu trứng chim, đậu ván già, dưa dây, khoai lang, khoai tây, măng...

Rau mầm nên nấu chín. Ảnh minh họa.
Ăn rau mầm cần đúng cách
Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi người chỉ cần ăn lượng rau mầm nhỏ bằng 1/10 - 2/10 rau trưởng thành (ví dụ ăn 500g rau trưởng thành/ngày thì chỉ nên ăn 50g rau mầm mỗi ngày.
- Không nên ăn rau mầm thay thế hoàn toàn rau lớn mà nên ăn xen giữa các bữa rau trưởng thành.
- Nên ăn rau mầm chín vì các hóa chất (nếu có) trong rau mầm sẽ mất hoặc giảm hẳn khi ở nhiệt độ cao.
Nguyên tắc để ăn rau mầm không bị ngộ độc là:
- Nếu trồng rau mầm ở nhà thì khi thu hái nên cắt cách giá thể khoảng 2cm để rau mầm không bị dính đất, xơ dừa và sạch.
- Mua rau mầm chọn cơ sở uy tín, tránh những hộp rau khác thường như cây rau mập lớn hơn, mau xanh mượt mắt hơn, hoặc có màu sắc lạ… Tốt nhất là nên mua hạt giống rau mầm về gieo tại nhà vừa kiểm soát được nguồn nước tưới, quy trình trồng để rau không bị nhiễm độc.
- Dù rau mầm tự trồng hay mua thì trước khi ăn cũng nên rửa sạch, kỹ rồi ngâm nước muối để diệt vi khuẩn có hại đề phòng rau mầm bị nhiễm độc từ bên ngoài.
Các nguyên tắc cần tuân thủ trong trồng rau mầm:
- Dùng xơ dừa, đất sạch. Không nên dùng những giá thể chứa hóa chất độc hại.
- Không sử dụng đất thật, không sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vệ và nước bẩn.
- Mua giá thể của nhà sản xuất rau mầm rất dễ mua phải giá thể đã qua sử dụng, có dùng chất kích thích tăng trưởng nên khi bán ra dù đem về có xử lý lại thì hóa chất vẫn không mất đi. Phân biệt bằng cách quan sát các loại giá thể khác nhau, nếu thời gian tăng trưởng khi dùng giá thể nào nhanh hơn hẳn các loại khác thì nên xem lại (ví như rau cải mầm gieo trồng 5 ngày thu hoạch, nhưng nếu giá thể có thuốc tăng trưởng thì chỉ 2-3 ngày là rau đủ lớn để thu hoạch.
- Xử lý giá thể để tái sử dụng không được áp dụng phương pháp hóa học vì sẽ ra giá thể thiếu an toàn, khiến rau mầm trồng mất chất lượng. Tốt nhất nên dùng chế phẩm sinh học EM để an toàn cho người ăn.
- Mua hạt giống rau mầm ở các cửa hàng uy tín, có nguồn gốc và hạn sử dụng rõ ràng. Không ham rẻ mua hạt giống trôi nổi vì có thể bị dùng thuốc bảo quản để giữ lâu.
- Nước tưới rau cần sạch, nên dùng nước ăn uống để tưới nhằm tránh ngộ độc khi ăn.
Ngọc Hà


Nấu canh thịt bò nhất định phải cho loại rau này vào mới chuẩn vị, thơm ngon bổ dưỡng
Ăn - 3 giờ trướcGĐXH - Canh thịt bò rau răm là món canh mới lạ nhưng hương vị lại đậm đà, thơm ngon, bổ dưỡng vô cùng. Hãy vào bếp và bổ sung ngay món ăn hấp dẫn này vào sổ tay nấu ăn của bạn.

Không chỉ giúp nhuận tràng, loại rau rẻ tiền bán đầy chợ này còn giúp ngủ ngon, giảm stress hiệu quả
Ăn - 6 giờ trướcGĐXH - Trong các loại rau dân dã, ít ai ngờ rằng rau lang – thứ rau rẻ bèo, bán đầy ngoài chợ – lại được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao nhờ tác dụng an thần, hỗ trợ giấc ngủ và giảm căng thẳng thần kinh.

Hãy xào chung 4 nguyên liệu này với nhau, rất thanh mát, cân bằng dinh dưỡng, càng ăn càng gầy
Ăn - 7 giờ trước4 nguyên liệu này kết hợp với nhau tạo nên một món ăn hoàn hảo vừa giàu protein, ít chất béo và đủ chất xơ.

5 sai lầm khi hầm xương khiến nước dùng đục và mất chất dinh dưỡng
Ăn - 8 giờ trướcGĐXH - Một nồi nước dùng trong veo, ngọt thanh và giàu dưỡng chất luôn là xương sống của nhiều món ăn ngon như phở, bún, miến hay canh hầm. Thế nhưng, không ít người nội trợ dù tỉ mỉ vẫn gặp tình trạng nước dùng bị đục, lợn cợn và kém vị ngọt, thậm chí mất đi nhiều dưỡng chất quý từ xương.

Sấu vào mùa giá chỉ từ 15.000 đồng/kg, đây là thời điểm mua sấu ngon nhất và cách chọn sấu ngon
Ăn - 11 giờ trướcGĐXH – Quả sấu có thể chế biến được nhiều món ngon khác nhau. Hiện sấu đang vào mùa, muốn chọn được những quả sấu vừa nhiều thịt, hạt nhỏ cũng cần biết cách như dưới đây.

Cũng là món đậu phụ nhưng nấu thế này vừa dễ lại ngon và lạ miệng vô cùng
Ăn - 12 giờ trướcVới công thức nấu món đậu phụ này, bạn chỉ cần thêm vài gia vị quen thuộc là đã có một đĩa thức ăn đẹp mắt, ngon miệng!

Cách làm món chạch kho rau răm đậm đà, thơm nức mũi khiến vạn người mê
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Cá chạch kho với rau răm là món kho lạ miệng lại vô cùng hấp dẫn và ngon miệng, đậm đà. Vào bếp cùng bài viết dưới đây và bắt tay vào làm ngay món cá chạch kho rau răm để có bữa cơm gia đình chuẩn ngon đúng điệu.

Gia vị dân dã trong bát cháo lại là 'vị thuốc quý' giúp giải độc, tiêu đờm, tăng sức đề kháng
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Một nắm lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ rắc vào bát cháo nóng – với người Việt, đó là thói quen quen thuộc mỗi khi cảm sốt.

4 món ăn ngon mà dễ nấu này là 'bậc thầy' canxi, tốt hơn uống sữa và có thể cải thiện tình trạng loãng xương
Ăn - 1 ngày trướcDưới đây là công thức chi tiết, để bạn có thể dễ dàng cải thiện tình trạng loãng xương trong khi thưởng thức món ăn.

Tóc Tiên ăn cá kho với loại rau 'khiến nhiều người khóc thét', thực chất là loại thuốc quý, hỗ trợ tiêu mỡ máu
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Tóc Tiên chia sẻ cách làm cá nục kho thơm cho bữa cơm chiều, kèm với món rau diếp cá khoái khẩu của hai vợ chồng.

Mỗi lần nêm canh thêm một nắm rau này, hệ miễn dịch được 'kích hoạt' tối đa
Mẹo nấu nướngGĐXH - Trong bữa cơm Việt, một tô canh thanh mát luôn là lựa chọn giúp cân bằng vị giác và bổ sung dưỡng chất.