Rung lắc trẻ sơ sinh nguy hiểm thế nào? Những bệnh tiềm ẩn trẻ có thể mắc phải?
GĐXH - Hội chứng rung lắc cũng có thể gây các biến chứng muộn, thậm chí nhiều năm sau khi bị rung lắc như trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm nói, nghe kém, giảm thị lực...
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện một clip ghi lại hình ảnh một người phụ nữ đang có hành vi nghi bạo hành cháu bé mới sinh gây xôn xao dư luận.

Trẻ 1 tháng tuổi bị bảo mẫu rung lắc. Ảnh cắt từ clip.
Ngày 1/6, nhà chức trách quận Hoàng Mai, Hà Nội đã làm việc với bảo mẫu 21 tuổi, quê Nam Định, làm rõ dấu hiệu hành vi bạo hành trẻ em. Được biết, cô gái này được gia đình cháu bé thuê làm giúp việc, chuyên chăm sóc con mới sinh được khoảng một tháng.
Khi xem camera, gia đình phát hiện khoảng 2h ngày 31/5, bảo mẫu một mình chăm bé đã "bế xốc, lắc mạnh nhiều lần" khiến con anh khóc thét, rồi ném mạnh xuống giường. Hiện sức khỏe trẻ ổn định, đã được về nhà sau cuộc kiểm tra tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Hiện gia đình bé đã không yêu cầu xử lý đối với bảo mẫu mà chỉ răn đe để người phụ nữ này không tái phạm và nhận thức việc làm trên là sai.
Trẻ bị rung lắc nguy hiểm như thế nào?
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, cho rằng đây là hành động cực kỳ nguy hiểm nhất là với trẻ quá nhỏ, thóp còn non chưa hoàn chỉnh.
Theo bác sĩ Khanh, hội chứng rung lắc ở trẻ em đã được cảnh báo rất nhiều nhưng người lớn còn chủ quan hoặc không biết. Nhiều cha mẹ có thói quen bế con lên và rung lắc. Khi rung lắc như vậy, khoảng cách giữa sọ và não gây nên dao động như bạn lắc ca nước. Sau rung lắc 1 đến 2 giờ, trẻ có thể quấy khóc, bỏ ăn, thay đổi tri giác, co giật. Trường hợp trầm trọng, trẻ có các biểu hiện ngừng thở, tím tái, hôn mê… khi đó, nếu không cấp cứu kịp, trẻ có thể tử vong.

Ảnh minh họa
Dấu hiệu trẻ bị rung lắc nguy hiểm, cần được khám sớm
Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ có biểu hiện trên, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để bác sĩ cấp cứu"
- Mắt lờ đờ do xuất huyết võng mạc, da tái xanh do mất máu, thóp có thể phồng.
- Quấy khóc, kích thích vật vã hoặc lơ mơ, li bì, không đáp ứng với xung quanh, thậm chí hôn mê, bỏ bú, bỏ ăn, buồn nôn hoặc nôn, thở chậm hoặc thậm chí ngưng thở.
- Một số trẻ có biểu hiện co cứng cổ và các chi, có thể co giật, hoặc cơ thể mềm nhẽo.
- Tổn thương cột sống cổ khiến trẻ bị ngoẹo đầu sang một bên hoặc hạn chế vận động vùng cổ.
Những biến chứng muộn nếu trẻ bị rung lắc
Ngoài ra, hội chứng rung lắc cũng có thể gây các biến chứng muộn, thậm chí nhiều năm sau khi bị rung lắc như trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm nói, nghe kém, giảm thị lực. Thậm chí bại não, co cứng các khớp, co giật, động kinh.
Vì vậy, người chăm sóc trẻ cần tránh những động tác xoay đầu trẻ đột ngột, không rung lắc trẻ, không tung hứng trẻ khi nô đùa; không tát, đánh vào tai, vào đầu, vào mặt trẻ.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên tham gia lớp giáo dục làm cha mẹ trước khi quyết định có con. Mục tiêu là hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh, được cung cấp kỹ năng cần thiết để dỗ em bé đang khóc, kiểm soát căng thẳng.
5 loại thức ăn chứa nhiều chất phụ gia cực kỳ nguy hại, hạn chế ăn để tránh mang bệnh

Lo lắng về trái cây ủ chín bằng hóa chất: Chuyên gia nói gì?
Sống khỏe - 2 giờ trướcĐể trái cây chín đều, lên màu đẹp thương lái và nhà vườn thường dùng các hóa chất làm chín nhanh như đất đèn, ethylen.

Giải mã sản phẩm dinh dưỡng thảo dược có chỉ số đường huyết GI thấp
Sống khỏe - 3 giờ trướcVới vai trò tiên phong trong ngành dinh dưỡng thảo dược Cysina kết hợp cùng Viện Nghiên cứu Thực phẩm chức năng đã cho ra đời sản phẩm dinh dưỡng Suppro Cerna có chỉ số GI thấp, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu cho người sử dụng.

Vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore khiến nữ sinh tử vong nguy hiểm thế nào? Cần làm gì để phòng bệnh?
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Bệnh “vi khuẩn ăn thịt người” (tên khoa học Whitmore) là căn bệnh truyền nhiễm rất khó phát hiện do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và không được điều trị kịp thời. Ngay cả khi được chẩn đoán đúng bệnh, việc điều trị cũng vô cùng khó khăn và có nguy cơ tử vong cao.

Áp lực học trường chuyên, nữ sinh cấp 3 ở Hà Nội bị rối loạn lo âu
Sống khỏe - 4 giờ trướcTừ khi đỗ vào trường chuyên, M. (15 tuổi, ở Hà Nội) luôn áp lực vì xung quanh các bạn đều học giỏi. Sợ đứng nhóm cuối lớp, nữ sinh này học thâu đêm. Thấy con sụt cân nhanh, mắt đờ đẫn, bố mẹ đưa M. đi khám tâm lý.

Tìm thấy nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm trong mẫu bánh mì Phượng
Y tế - 13 giờ trướcNhiều loại vi khuẩn sinh độc tố được tìm thấy trong các mẫu rau, chả lợn, thịt heo xíu, xíu mại được lấy tại quán bánh mì Phượng ở Hội An.

Đây là thời gian tốt nhất trong ngày để tập thể dục giảm cân, chuyên gia chỉ ra những việc không làm trước khi tập
Sống khỏe - 16 giờ trướcĐừng tập luyện cả ngày, nếu bạn đang hy vọng giảm cân, thời gian tốt nhất để tập thể dục là vào thời gian này trong buổi sáng.

5 loại đồ uống tốt cho nội tiết tố phái đẹp
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Nước ép lựu, trà xanh chứa chất chống oxy hóa, phòng ngừa mất cân bằng nội tiết tố, còn sữa đậu nành và rượu vang đỏ bổ sung estrogen thực vật cho phái đẹp.

Vi phạm nhiều lần, cơ sở làm đẹp ‘Pfizers’ bị Sở Y tế TP HCM chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Không tuân thủ quyết định của cơ quan chức năng, cơ sở làm đẹp có tên là “Pfizers” bị Sở Y tế TP HCM “tuýt còi" và chuyển hồ sơ vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự.

Ăn ngô theo cách này là tạo 'gánh nặng' cho đường tiêu hóa, 5 nhóm người được khuyến cáo nên hạn chế ăn ngô
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Với những người có chức năng tiêu hóa kém được khuyến khích không nên ăn ngô, vì ngô là loại hạt thô, sau khi ăn sẽ tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa

9 cách cân bằng nội tiết tố sau sinh
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Tập yoga, ngủ đủ giấc, ăn nhiều chất xơ; tránh đồ uống có cồn, cà phê và thuốc lá giúp phụ nữ sau sinh cân bằng nội tiết tố.

Cơ thể có 6 dấu hiệu này chứng tỏ gan của bạn đang nhiễm bệnh, cần khám gan càng sớm càng tốt!
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh về gan gần như không thể nhận biết sớm được, bởi các triệu chứng ban đầu của bệnh gan thường không rõ rệt và thường bị lẫn với các dấu hiệu của bệnh khác.