Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sáng 20/9: Vì sao F0 có giấy đi đường ở TP.HCM? Phó Chủ tịch Hà Nội nói gì về việc nới lỏng giãn cách khi phát sinh ổ dịch mới?

Thứ hai, 07:21 20/09/2021 | Xã hội

GiadinhNet - Công an TP.HCM lý giải nguyên nhân nhiều FO có giấy đi đường; Phó Chủ tịch TP Hà Nội thông tin về việc nới lỏng giãn cách của thành phố sau ngày 21/9; hàng loạt cửa hàng bánh trung thu ở Hà Nội bất ngờ bị đóng cửa là thông tin được nhiều người quan tâm.

Sáng 20/9: Vì sao F0 có giấy đi đường ở TP.HCM; Phó Chủ tịch Hà Nội nói gì về việc việc nới lỏng giãn cách khi phát sinh ổ dịch mới? - Ảnh 1.

Nguyên nhân F0 có giấy đi đường

Sáng 20/9: Vì sao F0 có giấy đi đường ở TP.HCM; Phó Chủ tịch Hà Nội nói gì về việc việc nới lỏng giãn cách khi phát sinh ổ dịch mới? - Ảnh 3.

Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng Tham mưu Công an TP.HCM, thông tin tại buổi họp báo ngày 19/9.

Chiều 19/9, TP.HCM tiếp tục tổ chức họp báo cung cấp thông tin định kỳ về tình hình dịch COVID-19 trong 24 giờ qua.

Lý giải việc Công an TP.HCM phát hiện hàng loạt trường hợp F0 có giấy đi đường, thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM, cho biết Công an TP.HCM gửi giấy đi đường về đơn vị chức năng để cấp cho các cá nhân trong diện được đi lại.

Qua xác minh, Công an TP.HCM xác nhận không có vi phạm trong việc cấp giấy. "Số người này thuộc diện được cấp giấy, nhưng sau đó mắc COVID-19 chứ không phải họ đang nhiễm bệnh mà vẫn được cấp giấy", ông Hà lý giải.

Ngay khi phát hiện, Công an TP.HCM yêu cầu chỉ đạo xác minh làm rõ ngay đối với các đơn vị cấp giấy; rà soát phát hiện người F0 có vi phạm giãn cách, quy định phòng, chống dịch hay không. Tuy nhiên, đa số khi lưu thông đều chưa biết mình là F0.

Thượng tá Hà cho hay kết quả thông báo ca bệnh có độ trễ nhất định, thời gian bệnh nhân nhận kết quả dương tính đến khi được cập nhật vào hệ thống mất từ 3-5 ngày, do đó, người lưu thông chưa kịp biết mình là F0. Trường hợp F0 đến cơ sở khám chữa bệnh và phát hiện mình là F0, di chuyển về nhà cách ly thì vẫn được phép. Mặt khác, nếu người dân biết mình là F0 nhưng vẫn di chuyển thì sẽ bị xử lý nghiêm và có thể bị xử lý hình sự.

Trao đổi thêm với báo chí về phản ánh Công an TP.HCM vừa kiểm tra mã QR vừa kiểm tra giấy đi đường, thượng tá Hà khẳng định lực lượng làm không sai. Ông cho biết hiện nay Công an TP.HCM yêu cầu lực lượng trực chốt phải kiểm tra song song do dữ liệu cập nhật vẫn chưa đầy đủ. "Nếu chiến sĩ trực chốt quét mã thấy đã cập nhật giấy đi đường thì không cần kiểm tra, trường hợp chưa thấy thì vẫn kiểm soát", Thượng tá Hà nói thêm.

Phó Chủ tịch UBND Hà Nội nói gì về việc nới lỏng giãn cách, chống dịch sau 21/9?

Sáng 20/9: Vì sao F0 có giấy đi đường ở TP.HCM; Phó Chủ tịch Hà Nội nói gì về việc việc nới lỏng giãn cách khi phát sinh ổ dịch mới? - Ảnh 4.

Ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội phát biểu tại cuộc họp

Ngày 19/9, ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chủ trì họp giao ban với Sở Chỉ huy các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã về công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.

Tại cuộc họp, đại diện quận Long Biên cho biết liên quan đến ổ dịch tại tổ 4, phường Việt Hưng, tính từ 18/9 đến nay, ghi nhận tổng số 12 trường hợp F0. Đến nay, quận đã cho rà soát lại toàn bộ các khu vực có các trường hợp liên quan đến F0, tiến hành khoanh vùng, phun khử khuẩn; lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho khoảng hơn 4.000 người tại khu vực này và dự kiến ngày 20/9 sẽ có kết quả.

Đối với ổ dịch tại ngõ 328, 330 đường Nguyễn Trãi, lãnh đạo quận Thanh Xuân báo cáo tình hình đã được kiểm soát. Hiện, quận đang tiếp tục lấy mẫu 2 đến 3 ngày/lần đối với hơn 100 người già, người có bệnh lý không di chuyển cách ly tập trung được; đồng thời, tiến hành phun khử khuẩn, mời các chuyên gia dịch tễ về đánh giá độ an toàn... Quận đang xây dựng kế hoạch, dự kiến báo cáo Thành phố để ngày 28-9 đón hơn 1.000 dân đang cách ly tập trung tại Thạch Thất về.

Kết luận buổi giao ban, ông Dương Đức Tuấn cho biết từ 24/7, trong đợt đầu Hà Nội giãn cách xã hội để phòng dịch, trung bình nghi nhận có 71,2 ca mắc mới/ngày, đến đợt giãn cách thứ 4 chỉ còn trung bình 25 đến 27 ca/ngày; đến ngày 19/9, dự kiến cũng khoảng dưới 15 ca. TP cũng đạt mốc đến ngày 15/9, trên 93% người trên 18 tuổi tiêm mũi 1; gần 70% toàn dân số đã được tiêm vaccine.

Qua chiến dịch thần tốc vừa qua, TP đã xét nghiệm diện rộng trên 4 triệu người để bóc tách F0 khỏi cộng đồng và tỷ lệ ca mắc ngoài cộng đồng đã giảm xuống còn 10%. Sau đó, TP đã điều chỉnh xét nghiệm theo hướng có trọng điểm, đúng đối tượng, khu vực nguy cơ. Từ các mốc thời gian của từng loại vaccine, TP sẽ tiếp tục triển khai, đảm bảo sẽ tiêm vaccine mũi 2 cho người dân từ 18 tuổi trở lên hoàn thành dự kiến trong tháng 11/2021. Đây là điều kiện quan trọng để thực hiện "mục tiêu kép".

Ông Tuấn cho hay theo định hướng chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP, dự kiến, sau 21/9, TP sẽ không chia 3 phân vùng nữa. Nơi nguy cơ rất cao, có ca F0 sẽ trở thành "điểm đỏ" với quy mô hẹp. Điểm đỏ thì phải áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Khu vực xuất hiện F0 và các gia đình lận cận phải phong tỏa, cách ly y tế. Khu vực lân cận là vùng vàng, còn lại là vùng xanh. Việc kiểm soát dịch thực hiện theo tinh thần: "Không có đỏ là tốt nhất, có thì phải thu hẹp tối đa".

Ông Tuấn nêu rõ kinh nghiệm thực tế cho thấy việc nới lỏng phải đi kèm với phải kiểm soát chặt chẽ. TP sẽ tiếp tục duy trì 23 chốt kiểm soát cửa ngõ ra, vào Thủ đô. Hà Nội cũng báo cáo Thủ tướng để làm việc với các tỉnh thành lân cận để phối hợp quản lý người ra vào Thủ đô.

Đề nghị các quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng các phương án phòng, chống dịch sau ngày 21/9 theo hướng nới lỏng từng bước để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Trong đó, các địa phương cần chú trọng triển khai việc quét mã QR code. Cùng với đó, các quận, huyện cần chú trọng các phương án bảo đảm phòng chống dịch cho các phương tiện đường bộ, đường hàng không về TP; với các trường học được trưng dụng làm nơi cách ly phải tiến hành các biện pháp phòng dịch theo quy định để sẵn sàng đón học sinh quay trở lại học tập.

Sau ngày 21/9, Hà Nội dự kiến sẽ cơ bản cho các công trình xây dựng hoạt động trở lại với các điều kiện cụ thể để đảm bảo an toàn, vì thế việc chủ động các phương án phòng, chống dịch cần được triển khai. Tuy nhiên, tại các khu vực điểm đỏ không được xây dựng, hoặc đang triển khai xây dựng mà có F0 thì cũng phải dừng.

Hà Nội: Quận Hai Bà Trưng đề xuất từ 1/10 mở lại tất cả hoạt động, dịch vụ

Sáng 20/9: Vì sao F0 có giấy đi đường ở TP.HCM; Phó Chủ tịch Hà Nội nói gì về việc việc nới lỏng giãn cách khi phát sinh ổ dịch mới? - Ảnh 5.

Người dân đạp xe quanh hồ Gươm.

Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) vừa có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị 20, Công điện 20 của Chủ tịch UBND thành phố và phương án phục hồi sản xuất, kinh doanh sau ngày 21/9.

Theo kế hoạch, quận Hai Bà Trưng đề xuất UBND thành phố phương án phục hồi sản xuất, kinh doanh sau ngày 21/9 theo quan điểm nhiệm vụ phòng chống dịch là trọng tâm, thường xuyên và gắn với phục hồi sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận.

Đề xuất của quận chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1, từ 8h ngày 21/9 đến ngày 30/9, cho phép các doanh nghiệp, các nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh được mở cửa hoạt động trở lại với 50% công suất và phải đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, trừ một số loại hình kinh doanh sau (chờ chỉ đạo của UBND thành phố): Karaoke, vũ trường, quán bar; cơ sở kinh doanh dịch vụ spa; cơ sở làm đẹp, phòng khám thẩm mỹ, thẩm mỹ viện; các cơ sở kinh doanh thể dục, thể thao trong nhà; các khu vui chơi, giải trí, thể dục thể thao ngoài trời; các cơ sở kinh doanh dịch vụ game, internet…

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ bán mang về và đóng cửa trước 21h hàng ngày.

Tiếp tục đóng cửa các chợ Bách Khoa, Nguyễn Công Trứ, Quỳnh Mai; 3 chợ Hôm – Đức Viên – Mơ và Đồng Tâm chỉ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu tại chợ, đảm bảo tuân thủ nghiêm nguyên tắc 5K; Người ra vào chợ phải quét mã QR; giữ khoảng cách 2m.

Các siêu thị, cửa hàng tiện ích, tiện lợi, các chuỗi cung ứng hàng hoá thiết yếu được phép hoạt động 100% công suất. Tiếp tục hoạt động 19 điểm bán hàng lưu động trên địa bàn các phường thuộc quận, sắp xếp hợp lý và thuận tiện nhất cho dân.

Các nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu vực phong toả tiếp tục dừng hoạt động. Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.

Giai đoạn 2, từ ngày 1/10, quận xác định là vùng xanh, trạng thái bình thường mới: Cho phép các doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn quận được hoạt động 100% công suất trong trạng thái bình thường mới.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phép hoạt động trong trạng thái bình thường mới nhưng phải chấp hành nghiêm các quy định phòng chống dịch bệnh (5K, mã QR…).

Các chợ được mở cửa, hoạt động trở lại khi đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch: tuân thủ nghiêm thông điệp 5K và hướng dẫn của Bộ Y tế.

Các siêu thị, cửa hàng tiện ích, tiện lợi, các chuỗi cung ứng hàng hoá thiết yếu được phép hoạt động 100% công suất.

Các loại hình kinh doanh, thương mại, dịch vụ trên địa bàn quận trở về hoạt động trong trạng thái bình thường mới. Hạn chế tụ tập đông người ngoài công sở, bệnh viện, trường học.

Hạ Long cho mở lại bãi tắm và hoạt động thể dục thể thao

Sáng 20/9: Vì sao F0 có giấy đi đường ở TP.HCM; Phó Chủ tịch Hà Nội nói gì về việc việc nới lỏng giãn cách khi phát sinh ổ dịch mới? - Ảnh 6.

Ảnh minh họa: báo Quảng Ninh

Từ trưa 19/9, TP Hạ Long (Quảng Ninh) cho phép mở lại các bãi tắm công cộng và dịch vụ, hoạt động thể thao như sân bóng đá, phòng tập gym, fitness, yoga, câu lạc bộ bida... Ngoài ra, còn có các hoạt động vui Tết Trung thu.

UBND TP Hạ Long yêu cầu thực hiện nghiêm biện pháp phòng chống dịch, quy định 5K trong quá trình tổ chức các hoạt động trên.

Theo UBND TP Hạ Long, tính đến hết ngày 18/9, trên địa bàn đã triển khai tiêm phòng vắc xin COVID-19 cho khoảng 90% dân số từ 18 tuổi trở lên.

Yêu cầu tạm đóng cửa một số tiệm bánh trung thu ở Hà Nội

Sáng 20/9: Vì sao F0 có giấy đi đường ở TP.HCM; Phó Chủ tịch Hà Nội nói gì về việc việc nới lỏng giãn cách khi phát sinh ổ dịch mới? - Ảnh 7.

Điểm bán bánh được chuyển tới trường Tiểu học Chu Văn An để đảm bảo an toàn chống dịch.

Sáng 19/9, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến cho biết quận đã giao chính quyền phường Thụy Khuê nhắc nhở, yêu cầu tạm đóng cửa một số cửa hàng bánh trung thu trên phố Thụy Khuê khi để người dân tụ tập.

Sáng 18/9, nhiều cửa hàng tại đây có rất đông người xếp hàng chờ mua bánh nhưng không theo thứ tự, không đứng giãn cách.

"Chúng tôi đã giao phường Thụy Khuê bố trí điểm bán bánh trung thu lưu động tại Trường THPT Chu Văn An để người dân đến mua hàng mà vẫn đảm bảo giãn cách. Qua kiểm tra sáng nay, tình hình cơ bản ổn định", ông Khuyến nói.

Theo lãnh đạo phường Thụy Khuê, phường đã yêu cầu các hộ kinh doanh cam kết chấp hành nghiêm quy định về phòng, chống dịch. Tuy nhiên, tại một số thời điểm khi lượng người đến mua hàng đông, công tác kiểm soát gặp nhiều khó khăn.Chia sẻ thêm về việc này, ông Khuyến cho biết trước mắt chính quyền phường sẽ chỉ nhắc nhở các cửa hàng này, không xử phạt ngay. Ông cho rằng nhu cầu của người dân lớn, một số chưa ý thức tốt nên dẫn đến tình trạng tập trung đông người, cần chia sẻ cho các cửa hàng trong giai đoạn khó khăn này.

Lãnh đạo quận cũng nhấn mạnh nếu các vi phạm tiếp diễn, quận sẽ chỉ đạo xử lý nghiêm.

Công an phường đã tăng cường lực lượng xuống địa bàn, yêu cầu các cơ sở tạm dừng hoạt động cho đến khi có phương án đảm bảo an toàn; đồng thời, yêu cầu người dân và các chủ phương tiện di chuyển, không tụ tập đông người.

Tất cả chuỗi lây nhiễm COVID-19 đã được kiểm soát, Đà Nẵng chỉ còn 26 vùng đỏ

Sáng 20/9: Vì sao F0 có giấy đi đường ở TP.HCM; Phó Chủ tịch Hà Nội nói gì về việc việc nới lỏng giãn cách khi phát sinh ổ dịch mới? - Ảnh 8.

Đà Nẵng chỉ còn 26 điểm phong tỏa cứng (vùng đỏ)

Ngày 19/9, Đà Nẵng không ghi nhận ca mắc COVID-19 ngoài cộng đồng, hiện các chuỗi lây nhiễm tại thành phố này đã được kiểm soát.

Theo Sở Y tế Đà Nẵng, trong ngày 19/9, thành phố ghi nhận 2 ca COVID-19 mới và không có ca cộng đồng.

Hiện, toàn địa bàn Đà Nẵng chỉ còn 26 điểm phong tỏa cứng (vùng đỏ), với 1.530 hộ và 5.778 nhân khẩu. Trong đó, quận Hải Châu 8 điểm với 464 hộ và 1/759 nhân khẩu, quận Thanh Khê 8 điểm với 539 hộ và 2.156 nhân khẩu, quận Liên Chiểu 6 điểm với 331 hộ và 1.215 nhân khẩu, quận Cẩm Lệ 3 điểm với 156 hộ và 507 nhân khẩu, huyện Hòa Vang 1 điểm với 40 hộ và 141 nhân khẩu.

K.N (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
138 người chết do tai nạn giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ

138 người chết do tai nạn giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ

Xã hội - 8 giờ trước

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 -1/5, toàn quốc xảy ra 347 vụ tai nạn giao thông, làm 138 người chết, 285 người bị thương.

Mưa đá sau nắng nóng gay gắt ở Nghệ An, ảnh hưởng hơn 200 mái nhà

Mưa đá sau nắng nóng gay gắt ở Nghệ An, ảnh hưởng hơn 200 mái nhà

Xã hội - 8 giờ trước

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút xảy ra ở huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) đã gây hư hỏng nhiều mái nhà của người dân.

Nhiều tài xế bất ngờ trong ngày trở lại Hà Nội sau nghỉ lễ 30/4-1/5

Nhiều tài xế bất ngờ trong ngày trở lại Hà Nội sau nghỉ lễ 30/4-1/5

Xã hội - 9 giờ trước

Trở lại Hà Nội sau 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều tài xế khá bất ngờ khi các tuyến đường cửa ngõ Thủ đô như cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, quốc lộ 1A, Giải Phóng, Phạm Văn Đồng không xảy ra ùn tắc.

Ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Dòng phương tiện ùn ùn trở về Hà Nội

Ngày cuối của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Dòng phương tiện ùn ùn trở về Hà Nội

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Nhiều người dân trở về Hà Nội trong ngày nghỉ cuối cùng của dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 khiến một số tuyến đường cửa ngõ Thủ đô, bến xe lâm cảnh đông đúc, ùn ứ.

Xe khách 26 chỗ "nhồi" 57 người, tài xế vi phạm nồng độ cồn

Xe khách 26 chỗ "nhồi" 57 người, tài xế vi phạm nồng độ cồn

Xã hội - 10 giờ trước

Quá trình kiểm tra, Đội 3 Cục CSGT phát hiện tài xế ô tô khách 26 chỗ T.V.V. vi phạm nồng độ cồn, trên xe này "nhồi" tận 57 hành khách.

Kè biển ở Nam Định bị sạt lở, biển Thịnh Long gần như 'tê liệt'

Kè biển ở Nam Định bị sạt lở, biển Thịnh Long gần như 'tê liệt'

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Tuyến kè bờ biển Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định có chiều đài gần 2km bị đứt gãy, tan nát và xuống cấp trầm trọng khiến các công trình dịch vụ bị sập đổ, hoang tàn.

Chia thừa kế thế nào khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Thông tin mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Chia thừa kế thế nào khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình? Thông tin mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, hiện nay tồn tại rất nhiều trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) đứng tên hộ gia đình. Vì vậy, việc chia thừa kế khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình khác so với khi sổ đỏ đứng tên cá nhân.

Phát hiện 3 bố con chết cháy trong khe núi ở Điện Biên

Phát hiện 3 bố con chết cháy trong khe núi ở Điện Biên

Xã hội - 10 giờ trước

Sau khi đi đào dúi nhiều ngày không về, người dân phát hiện thi thể ông G. cùng 2 người con trai chết trong tình trạng cơ thể bị cháy tại một khe núi sâu ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

3 con giáp hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024

3 con giáp hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo của chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, 3 con giáp dưới đây hứa hẹn một tuần đầy may mắn và tài lộc theo dự báo tử vi tuần mới tới ngày 5/5/2024.

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Trưa 1/5, đại diện Công an tỉnh Đồng Nai cho biết lực lượng chức năng đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ nổ lò hơi làm 6 người chết.

Top