Sáp nhập Trung tâm Dân số vào Trung tâm Y tế đa chức năng ở địa phương: Cần tinh gọn, hiệu quả nhưng không gây xáo trộn
GiadinhNet - Vừa qua, một số địa phương như: Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Hà Nội, Bắc Ninh, Lào Cai, Vĩnh Phúc… đã có quyết định sáp nhập Trung tâm Dân số vào Trung tâm Y tế . Một số địa phương khác như: Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Lâm Đồng… đã có chủ trương sáp nhập. Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, thu gọn đầu mối các đơn vị là chủ trương các tỉnh đang thực hiện theo Nghị quyết 19-NQ/TW của Trung ương. Tuy nhiên, việc sắp xếp này cũng đang khiến nhiều cán bộ làm công tác dân số băn khoăn lo lắng, nhất là khi Trung ương chưa có một hướng dẫn cụ thể, thống nhất chung nào cho mô hình này.

Cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình chia sẻ tâm tư, nguyện vọng trong công tác dân số. Ảnh: H.Thư
Cần một mô hình thống nhất cho tuyến huyện
Đó là mong muốn của hầu hết các cấp lãnh đạo từ tỉnh đến huyện, xã cũng như tâm tư nguyện vọng của ngành Dân số, đặc biệt là các cán bộ dân số tuyến huyện. Phần lớn các cán bộ này đều bày tỏ lo lắng khi Trung tâm Dân số (TTDS) sáp nhập về Trung tâm Y tế (TTYT), công việc của y tế rất nhiều, cán bộ làm dân số có thể bị điều động làm việc của y tế, sẽ có ít thời gian để làm dân số.
BS Nguyễn Quang Trung, Giám đốc TTDS huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng cho biết, công tác dân số tại địa phương nhiều năm qua đạt được nhiều thành tích nhờ sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ dân số và sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư nguồn lực của địa phương. Theo ông Trung, Nghị quyết phải thực hiện nhưng vẫn lo lắng vì công tác dân số là việc làm rất khó. Để đạt được chỉ tiêu đề ra, cán bộ chuyên trách dân số không chỉ vận động một lần mà phải đi đến từng hộ dân, vận động người dân 2-3 lần, thậm chí nhiều hơn mới có kết quả. Khi sáp nhập dân số vào y tế, ông Trung cũng bày tỏ e ngại khi những cán bộ làm dân số có chuyên môn về y tế dễ bị sử dụng vào công việc của y tế, công tác dân số dễ bị chi phối, lơ là..
Cũng bày tỏ về những trăn trở khi sáp nhập về với TTYT, chị Nguyễn Thị Thái – Giám đốc TTDS huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận cho biết: Trung tâm Y tế huyện đã có dự thảo đề án sáp nhập nhưng không có dân số trong chức năng nhiệm vụ dù đã có văn bản của Sở Y tế là có thành lập Phòng Dân số. TTYT dự kiến sẽ đưa mảng Dân số vào Khoa Sức khỏe sinh sản của TTTYT, Giám đốc TTDS làm Phó khoa Sức khỏe sinh sản. “Đến khi đề xuất thành lập Phòng Dân số thì TTYT cho rằng chỉ cần một người làm tại phòng này” - chị Thái bày tỏ lo lắng - “Một người làm sao có thể đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ với 14 địa bàn trên huyện?”. Bên cạnh đó, chị Thái cũng rất trăn trở cho các cán bộ chuyên trách dân số của huyện có nhiều năm gắn bó và làm việc hiệu quả sẽ có nguy cơ không đỗ khi tỉnh tuyển viên chức dân số, bởi những tiêu chí đề ra bất lợi cho họ (Báo Gia đình & Xã hội sẽ đề cập vấn đề này trong một bài viết khác).
Cần đảm bảo hiệu quả sau khi sáp nhập
Làm thế nào để đạt được hiệu quả hoạt động sau khi sáp nhập là một câu hỏi lớn đối với những người làm công tác dân số ở cơ sở, nhất là khi Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới yêu cầu chuyển hướng trọng tâm từ KHHGĐ sang Dân số và Phát triển, với nhiệm vụ và yêu cầu lớn hơn.
Ông Cao Đức Cường, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bình Thuận cho biết, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể chung trong cả nước khi sáp nhập TTDS vào TTYT huyện. Do đó, nhiều tỉnh, thành phố sẽ thành lập mỗi nơi một kiểu: Nơi thì thành lập Phòng Dân số trong TTYT, nơi sẽ thành lập Khoa, nơi sẽ thành lập gộp mảng Dân số vào chung với mảng khác.
Theo ông Cường, cần có một mô hình cụ thể cho mô hình ở tuyến huyện. Ông chia sẻ: Công tác y tế thường thấy kết quả ngay trước mắt trong khi đó, công tác dân số phải 5-10 năm, thậm chí dài hơn mới có kết quả. “Nếu Giám đốc TTYT quan tâm đến công tác dân số thì mới phát triển mạnh được, nếu không sẽ không hoàn thành nhiệm vụ. Công tác dân số hiện nay chuyển từ KHHGĐ sang Dân số và Phát triển, công việc nhiều mà bộ máy tổ chức cán bộ như thế này không biết có hoàn thành được nhiệm vụ không?”, ông Cường băn khoăn..
Còn tại Hà Tĩnh, trong buổi làm việc bàn về Đề án sáp nhập của ngành y tế cuối tháng 5 vừa qua, ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: Sáp nhập ngành Y tế ở Hà Tĩnh cần tinh gọn, hiệu quả và không gây xáo trộn. Tại cuộc họp, phần lớn các đại biểu đều đồng ý với việc sáp nhập. Tuy nhiên, các ý kiến chưa thống nhất về mô hình cấp huyện trực thuộc ngành y tế quản lý hay UBND huyện quản lý. Trong khi đó, theo ông Lê Ngọc Châu, Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh thì nêu quan điểm là nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cung cấp cho người dân, do đó mô hình quản lý ngành dọc sẽ hiệu quả hơn.
Cũng như nhiều Giám đốc TTDS tuyến huyện khác, rất trăn trở với công tác dân số, ông Nguyễn Kim Bảng - Giám đốc TTDS huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An cho rằng: Để hoạt động hiệu quả sau khi sáp nhập, phải tạo được vị thế rất rõ của công tác dân số trong bộ máy tổ chức của TTYT cấp huyện. Do đó, khi sáp nhập phải bố trí cho được Giám đốc TTDS ít nhất là Phó Giám đốc TTYT phụ trách lĩnh vực dân số. Đồng thời phải ưu tiên rành mạch nguồn kinh phí dành cho hoạt động dân số, vì theo ông Bảng TTYT có 3 nhiệm vụ chính, trong đó dự phòng và dân số được cấp kinh phí hoạt động, còn khám chữa bệnh tự trang trải kinh phí. “Nếu không phân định rõ ràng sẽ dễ vận dụng sử dụng kinh phí không đúng, và thực tế sáp nhập hiện nay nhiều Giám đốc TTYT đang phải gồng mình tập trung lo việc khám chữa bệnh, chưa quan tâm thực sự đến công tác dân số”, ông Bảng nói.
Giữ nguyên trạng bộ máy làm dân số là rất cần thiết
Giữ nguyên trạng bộ máy làm dân số là mong mỏi của tất cả những người làm công tác Dân số. Chính vì vậy, ở một số địa phương, lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ đã tham mưu cho lãnh đạo Sở Y tế và UBND tỉnh giữ nguyên trạng được bộ máy dân số khi sáp nhập vào TTYT huyện.
Trong buổi làm việc với các nhà báo của CLB Nhà báo về vấn đề dân số của Hội Nhà báo Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Ninh cho biết: Từ 1/7/2018, Quảng Ninh đã sáp nhập nguyên trạng TTDS vào thành một Phòng trong TTYT tuyến huyện, viên chức dân số xã về Trạm Y tế xã. Tuy nhiên, đến nay toàn bộ TTDS thành Phòng Dân số nhưng chưa có hướng dẫn bổ nhiệm lãnh đạo Phòng, nguyên Giám đốc và Phó Giám đốc TTDS vẫn chưa có chức danh để hoạt động tại Phòng mới ở TTYT. Bà Bình cho biết, hiện nay Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đang tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, giám sát xem sau khi TTDS sáp nhập về TTYT và cán bộ viên chức xã về Trạm Y tế xã có khó khăn, vướng mắc gì không để tham mưu cho lãnh đạo tỉnh tháo gỡ.
Tại Thái Bình, ông Tô Hồng Quang, Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: “Đề án sáp nhập này đã được Sở Y tế thống nhất với Sở Nội vụ và trình UBND tỉnh. Toàn tỉnh sẽ thống nhất một mô hình đó là TTYT có 3 phòng và 5 khoa, trong đó, có Phòng Dân số truyền thông giáo dục sức khỏe. Vì dân số là một mảng có tính đặc thù, nên ngành Y tế tỉnh Thái Bình đã thống nhất sau khi sáp nhập Giám đốc TTDS sẽ làm Phó Giám đốc TTYT”. Ông Quang cho hay, các cán bộ, cộng tác viên dân số cũng có nhiều băn khoăn và lo lắng khi sáp nhập vào với hệ thống y tế thì vị trí, công việc của nhiều cán bộ cũng có sự thay đổi. Tuy nhiên, ông Quang cho rằng với việc giữ được nguyên trạng bộ máy làm công tác dân số, việc sáp nhập trên sẽ giúp cho công tác y tế, dân số sẽ hỗ trợ nhau tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dân số trong tỉnh.
Hà Nội sáp nhập tuyến huyện, giữ nguyên tuyến xã
Ông Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ TP Hà Nội cho biết: Hà Nội đã có quyết định sáp nhập TTDS vào TTYT thành Phòng Dân số - KHHGĐ từ ngày 5/7/2018. Quyết định chỉ rõ bàn giao nguyên trạng toàn bộ tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn tài chính; duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác dân số quân, huyện, thị trên địa bàn.
Ngay sau đó, Sở Nội vụ Hà Nội đã có văn bản quy định rõ Giám đốc TTDS sẽ làm Phó Giám đốc TTYT, các Phó Giám đốc TTDS sẽ là Trưởng, Phó Phòng DS-KHHGĐ. “Chúng tôi đã có ý kiến với UBND thành phố và các cấp có thẩm quyền là theo Nghị quyết 19-MQ/TW chỉ đạo tinh gọn bộ máy y tế tuyến huyện. Do đó, chúng tôi đề nghị để nguyên tuyến xã - cán bộ viên chức dân số xã vẫn trực thuộc UBND xã quản lý. Điều đó cũng đã được tôn trọng và thể hiện trong quyết định sáp nhập là ở tuyến huyện thôi”, ông Tạ Quang Huy cho biết.
Hà Thư

Trung bình mỗi người Việt có khoảng 10 năm mắc bệnh tật
Dân số và phát triển - 1 giờ trướcMỗi người lớn tuổi mắc từ 3 đến 4 bệnh lý nền và có khoảng 10 năm mắc bệnh tật, làm giảm số năm sống khỏe mạnh.

Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNhững thay đổi nội tiết tố là một trong nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe phụ khoa. Nhiều chị em bị viêm âm đạo mặc dù vẫn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và quan hệ tình dục lành mạnh.

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 5 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.