Sau khi ăn hải sản, cô gái 28 tuổi đau bụng dữ dội, bác sĩ phát hiện có ký sinh trùng trong dạ dày
Kết quả nội soi cho thấy, niêm mạc dạ dày bệnh nhân bị viêm và xuất huyết, tại nếp gấp của niêm mạc dạ dày xuất hiện một con ký sinh trùng màu trắng.
Bác sĩ Tô Chí Thành, khoa Tiêu hóa – Gan mật, công tác tại bệnh viện Taiwan Adventist Hospital, cho biết: Bệnh viện vừa tiếp nhận một trường hợp là bệnh nhân tên Viên (28 tuổi), có triệu chứng đau bụng dữ dội.
Bác sĩ Tô Chí Thành chẩn đoán bệnh nhân mắc triệu chứng đau bụng cấp tính. Khi xem hồ sơ khám của bệnh nhân. Bác sĩ Tô Chí Thành loại trừ các nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau bụng như: Phình tách động mạch chủ, thủng ruột, mang thai ngoài tử cung, viêm tụy cấp, sỏi thận.
Bởi vì không thể xác định bệnh tình của chị Viên, bác sĩ Tô Chí Thành đã cho bệnh nhân tiến hành nội soi. Kết quả nội soi cho thấy, niêm mạc dạ dày bệnh nhân bị viêm và xuất huyết, tại nếp gấp của niêm mạc dạ dày xuất hiện một con ký sinh trùng màu trắng. Ký sinh trùng đang ăn niêm mạc tế bào của dạ dày, chính là nguyên nhân khiến chị Viên đau bụng dữ dội.
Bác sĩ Tô Chí Thành tiến hành gắp ký sinh trùng và xét nghiệm. Ký sinh trùng có tên là Anisakis simplex, thường thấy trong hải sản. Bác sĩ Tô Chí Thành cho biết: Thức ăn không được nấu chín là nguyên nhân khiến ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể thông qua ăn uống, đặc biệt là các loại hải sản tươi sống. Ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng đau bụng cấp tính, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, phản ứng dị ứng.
Bệnh do ấu trùng giun họ Anisakis
Bệnh do Anisakis (bệnh Anisakis) là một bệnh nhiễm ký sinh trùng ở đường tiêu hóa do người ăn hải sản sống hoặc nấu chưa chín có chứa ấu trùng giun Anisakis simplex. Trung gian truyền bệnh thường gặp là các loài cá, mực và giáp xác. Trong trung gian truyền bệnh ấu trùng phát triển nhưng không tới giai đoạn trưởng thành. Khi các loài động vật biển có vú như hải cẩu, sư tử biển, cá heo, cá voi... ăn cá, động vật giáp xác, ấu trùng phát triển thành những con giun trưởng thành. Ở người, ấu trùng không thể hoàn thành sự phát triển của chúng và thành nguyên nhân gây nhiễm. Các triệu chứng của anisakiasis bao gồm đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn.
Bệnh Anisakis thường được tìm thấy ở những nơi hay ăn gỏi các loại cá biển, mực, bạch tuộc chưa nấu chín, chẳng hạn như: Nhật Bản (các món shushi và sashimi) và có trên 12.000 trường hợp mắc bệnh được thông báo ở Hà Lan (cá trích); bán đảo Scandinavia và bờ biển Thái Bình Dương thuộc châu Mỹ La tinh. Bệnh đang được tăng lên ở Hoa Kỳ, Châu Âu, Nam Mỹ và các khu vực khác trên thế giới cùng với việc tăng tiêu thụ gỏi cá sống đang được phổ biến.
Biểu hiện lâm sàng khi bị bệnh do Anisakis
Trong vài giờ sau khi ăn ấu trùng bị nhiễm bệnh, đau bụng dữ dội, buồn nôn, và nôn có thể xảy ra. Đôi khi ho ra ấu trùng. Nếu ấu trùng đi vào ruột, phản ứng u hạt nặng bạch cầu eosin có thể xảy ra sau 1-2 tuần bị nhiễm.
Các biểu hiện dị ứng cấp tính như nổi mề đay và sốc phản vệ có thể xảy ra khi có hoặc không kèm theo các triệu chứng tiêu hóa. Tần suất các triệu chứng dị ứng liên quan đến việc ăn cá dẫn đến khái niệm anisakiasis gây tiêu chảy, một phản ứng tổng quát do trung gian IgE tạo ra. Bệnh nghề nghiệp bao gồm bệnh hen, viêm kết mạc và viêm da tiếp xúc đã được quan sát thấy ở các công nhân chế biến thủy sản. Một hình thức lành tính hơn của nhiễm trùng, được gọi là anisakiasis thoáng qua, xảy ra mà không có triệu chứng hoặc kích ứng cổ họng nhẹ và thỉnh thoảng ho ra ấu trùng.
Theo Helino

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcMột loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 9 giờ trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 20 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 22 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 23 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 1 ngày trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 1 ngày trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.