Sau nhổ răng khôn, thanh niên phải cấy ghép phân của người khác mới được sống
Một người đàn ông ở Florida cho biết ca phẫu thuật cấy ghép phân đã cứu mạng anh ta khỏi căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm.
Anh Douglas Lee đến từ Hillsborough (Mỹ) vài năm trước đã đi nhổ răng khôn và sau đó được bác sĩ kê thuốc kháng sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên loại kháng sinh mà anh dùng không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại trong cơ thể mà còn diệt luôn cả vi khuẩn có lợi khiến anh Douglas bị nhiễm trùng đường tiêu hóa.
“Tôi đã quá yếu và mệt mỏi. Cả tuần, tôi không thể làm việc, lúc nào cũng ốm yếu. Tôi còn nghĩ mình sắp chết”, anh Douglas chia sẻ.

Anh Douglas Lee đến từ Hillsborough, Florida, bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn vài năm trước.
Sau khi đi khám, anh được xác định bị nhiễm vi khuẩn C.difficile – một loại vi khuẩn gây tiêu chảy có thể đe dọa tính mạng và gây viêm đại tràng. Bệnh nhiễm trùng này thường phát triển sau khi dùng thuốc kháng sinh diệt cả vi khuẩn có lợi và hại.
Các triệu chứng của người bị mắc bệnh bao gồm tiêu chảy ít nhất 3 lần trong ngày, buồn nôn, sốt và đau dạ dày. Trong trường hợp nguy hiểm hơn có thể gây ra nhiễm trùng huyết.
Mỗi năm tại Mỹ có khoảng 500.000 trường hợp bị nhiễm vi khuẩn C.difficile. Hơn nữa, cứ 5 bệnh nhân sẽ có 1 người có nguy cơ nhiễm lại. Để điều trị các bác sĩ có thể kê đơn thuốc ngăn chặn sự phát triển của loại vi khuẩn này trong ruột.
Tuy nhiên trong trường hợp của anh Douglas, các loại thuốc kháng sinh không có tác dụng. Cuối cùng, các bác sĩ quyết định tiến hành một ca cấy ghép lạ thường đó là ghép phân.

Hình ảnh đại tràng của anh Douglas trước( ảnh trái) và sau khi ghép phân (ảnh phải).
Phân chứa khoảng 1.000 loài vi khuẩn khác nhau hoạt động như men vi sinh và bổ sung vi khuẩn cho đường tiêu hóa. Khi sự cân bằng của vi khuẩn đã được khôi phục trong ruột của bệnh nhân, nó sẽ giúp người bệnh chống lại nhiễm trùng.
Các bác sĩ cũng cảnh báo nếu phân không được sàng lọc đủ tốt, nó có thể truyền nhiễm trùng nghiêm trọng từ người cho sang người nhận. May mắn cho anh Douglas đã hồi phục chỉ chưa đầy một tuần sau ca cấy ghép.
Phẫu thuật ghép phân là gì?
Sau khi các bác sĩ xác định mẫu là an toàn, họ thêm nước muối để hòa tan và chạy qua bộ lọc cà phê để loại bỏ các hạt.
Ghép phân đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây. Đó là việc chuyển phân từ một người hiến khỏe mạnh vào đường tiêu hóa của bệnh nhân.
Phương pháp này được sử dụng phổ biến nhất để điều trị các bệnh tiêu hóa nặng do vi khuẩn C.difficile gây ra, khi tái lại gây mất sức và có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Nó cũng có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích và táo bón.
Thuốc kháng sinh thường tiêu diệt quá nhiều vi khuẩn tốt trong đường tiêu hóa nên việc cấy phân có thể giúp cân bằng vi khuẩn.
Phân chứa khoảng 1.000 loài vi khuẩn khác nhau hoạt động như chế phẩm sinh học. Sau khi phân được sang lọc kỹ, đảm bảo an toàn thì việc ghép phân được thực hiện qua một ống thông luồn qua mũi xuống dạ dày hoặc xuống thẳng tới ruột kết.
Theo Vietnamnet

Sốt xuất huyết đã không còn theo chu kỳ, chuyên gia cảnh báo không thể chủ quan
Sống khỏe - 9 giờ trướcSKĐS - Sốt xuất huyết Dengue đang có xu hướng gia tăng và diễn biến khó lường, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu biến chứng và hướng tới mục tiêu không còn ca tử vong vào năm 2030 của Tổ chức Y tế thế giới.

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng nội soi cắt nang ống mật chủ lớn cho bệnh nhi 10 tuổi
Sống khỏe - 9 giờ trướcBệnh viện Trẻ em thành phố Hải Phòng tiếp nhận ca bệnh nhi 10 tuổi bị nang ống mật chủ kích thước lớn và phẫu thuật nội soi thành công, tránh biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Bất ngờ loại rau mùa hè tốt cho người bị tiểu buốt, ổn định đường huyết, người Việt nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Rau sam được ví như "kháng sinh tự nhiên" giúp thanh lọc cơ thể, đặc biệt là với các tình trạng đau do tiêu hóa hay các bệnh liên quan đến đường tiết niệu...

Bộ Y tế quy định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực bà mẹ và trẻ em
Y tế - 16 giờ trướcThứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức vừa ký ban hành Thông tư của Bộ Y tế quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực bà mẹ và trẻ em.

Người đàn ông 35 tuổi bị loét thực quản vì mắc sai lầm này khi uống thuốc
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Khi uống thuốc, anh chỉ uống một ngụm nước nhỏ rồi vội vã nằm xuống ngủ. Các bác sĩ phát hiện anh bị loét thực quản do thuốc lưu lại lâu ngày trong thực quản.

Ngành Y tế đảm bảo khám, cấp cứu, chủ động phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ
Sống khỏe - 20 giờ trướcTrước ảnh hưởng của bão số 1 gây mưa lớn và ngập lụt, ngành Y tế Quảng Trị và TP Huế đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân và duy trì hoạt động khám chữa bệnh không bị gián đoạn.

Bộ Y tế hướng dẫn chi trả bảo trợ xã hội tháng 7, 8 và 9/2025
Y tế - 21 giờ trướcĐể bảo đảm việc chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội trong các tháng 7, 8 và 9 năm 2025 được thực hiện đúng quy định, liên tục, không bị gián đoạn, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận đã có chỉ đạo về vấn đề này.

Thiếu niên 16 tuổi cấp cứu với vùng kín đau đớn dữ dội
Mẹ và bé - 23 giờ trướcThiếu niên 16 tuổi thấy bao quy đầu hẹp đã tự lộn tại nhà dẫn đến phù nề, thắt nghẹt. Khi vùng kín đau dữ dội, bệnh nhân mới nói với gia đình đưa đi viện cấp cứu.

Người phụ nữ 39 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm tụy cấp, mỡ máu tăng gấp 100 lần, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trường hợp của chị H, nguyên nhân tăng mỡ máu cấp tính, viêm tụy cấp là do kích thích nội tiết tố trong chu kỳ IVF.

Chỉ là đầy hơi sau bữa ăn – Nhưng có thể là dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Bạn ăn xong một bữa cơm thịnh soạn, bụng căng tức, khó chịu. Bạn tự nhủ “Chắc do ăn no quá” hoặc “Chắc là rối loạn tiêu hóa thôi”. Nhưng nếu tình trạng đầy hơi, chướng bụng sau ăn cứ lặp đi lặp lại, kéo dài nhiều tuần – đừng vội bỏ qua.

Lưu ý 6 nhóm thực phẩm gây hại gan, không nên ăn để phòng bệnh viêm gan A
Bệnh thường gặpGĐXH - Khai thác bệnh sử để tìm nguyên nhân hàng loạt người bị viêm gan A, các bác sĩ nhận thấy hầu hết những người này từng sử dụng 1 loại thực phẩm mua từ siêu thị, hiện giới chức chưa công bố tên cụ thể.