Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sau những vụ cháy tại nhà gắn “chuồng cọp”: Lối thoát hiểm đơn giản mọi người cần biết

Thứ năm, 10:54 28/09/2017 |

GiadinhNet - Thời gian gần đây, một số vụ hỏa hoạn tại những căn hộ có gắn “chuồng cọp” đã gây nên những cái chết oan uổng. Nhiều gia đình giật mình nhận thấy sự nguy hiểm đó nhưng khi đặt vấn đề phá bỏ thì ai cũng lắc đầu. Đơn giản, “chuồng cọp” đã trở thành giải pháp hữu hiệu cho việc cải thiện diện tích nhà ở tại các khu chung cư (cũ) và giúp các hộ dân chống trộm tại các ngôi nhà cao tầng. Đi tìm lối thoát hiểm cho những căn nhà có gắn “chuồng cọp” này vì thế trở thành mối quan tâm hàng đầu cho nhiều người dân hiện nay.


Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đang tiến hành cắt “chuồng cọp” giúp người dân thoát hiểm trong một vụ cháy. Ảnh: T.L

Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đang tiến hành cắt “chuồng cọp” giúp người dân thoát hiểm trong một vụ cháy. Ảnh: T.L

Càng đảm bảo an ninh bao nhiêu thì nguy cơ chết cháy càng cao bấy nhiêu

“Chuồng cọp” là từ lóng để chỉ những ngôi nhà có gắn lồng sắt bao quanh ban công với công dụng chống trộm. Với các căn hộ chung cư (cũ) là diện tích cơi nới thêm để tiện sinh hoạt cho chủ nhà. Với những nhà chung cư (cũ) thì “chuồng cọp” là diện tích mà chủ nhà có thể tận dụng để được nhiều vật dụng nhưng những ngôi nhà cao tầng thì nó lại là phương tiện để chống trộm.

“Chuồng cọp” với những tiện lợi nhưng khi hậu quả xảy ra thì cũng đáng phải suy nghĩ. Cụ thể, vào ngày 25/9, vụ cháy nhà 5 tầng ở thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã khiến hai bé gái tử vong. Nguyên dân là do hai bé bị kẹt ở giữa điểm lửa bao trùm. Lối thoát duy nhất là ban công thì đã bị rào kín bởi những thanh sắt thiết kế theo kiểu “chuồng cọp” nên không thể thoát ra ngoài được.

Trước đó, vào ngày 19/7, tại số nhà 48, ngõ 41, phố Vọng (phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) ngọn lửa bùng cháy trong đêm đã khiến hai mẹ con tử vong thương tâm. Nhiều người dân vẫn chưa thể quên được hình ảnh cánh tay chới với ngoài khung “chuồng cọp” cùng tiếng kêu cứu yếu ớt đầy khắc khoải. Ngôi nhà có 4 tầng thì các tầng 2, 3, 4 đều "gắn chuồng cọp” được hàn bằng sắt kiên cố, vô hình chung bịt kín các lối thoát hiểm phía ban công. Chỉ khi lực lượng chức năng tiến hành cắt lớp rào sắt tại hai ngôi nhà kế bên, nạn nhân thứ 3 mới may mắn được cứu sống.

Sau những cái chết tức tưởi vì hỏa hoạn tại những ngôi nhà có thiết kế “chuồng cọp” trên, nhiều người giật mình nhận ra nguy hiểm từ chúng. Tuy nhiên, để phá bỏ những chiếc lồng sắt đó quả thực là một vấn đề làm đau đầu với nhiều hộ gia đình. Bởi vì những “chuồng cọp” đã trở thành giải pháp hữu hiệu cho những căn hộ chung cư (cũ) có diện tích nhỏ mà gia đình lại đông người. Hay những căn nhà cao tầng, việc thiết kế các lồng sắt bao quanh ngôi nhà đã giúp gia chủ chống trộm trèo tường vào là rất cần thiết. Nhưng kinh nghiệm từ những vụ hỏa hoạn đã xảy ra thì những chiếc lồng sắt đó càng được gia công kiên cố để tăng diện tích nhà ở, chống trộm, đảm bảo an ninh bao nhiêu thì vô tình lại "bịt kín" đường thoát thân của người dân bấy nhiêu. Với việc thiết kế các căn hộ không có ban công nên khi gặp sự cố, người dân chỉ có thể chạy ra cửa chính hướng tới cầu thang chung của chung cư. Việc những lồng sắt "chình ình" bên ngoài đã bịt kín lối thoát hiểm, muốn cứu người đương nhiên phải cắt bỏ rào sắt. Tuy nhiên công việc này đòi hỏi khá nhiều thời gian dẫn đến việc cấp cứu nạn nhân có thể bị chậm trễ. Nạn nhân của những vụ cháy gần đây đã không được cứu sống kịp bởi chính lý do này.

Những giải pháp không thể thiếu cho những ngôi nhà gắn “chuồng cọp”


Ống thoát hiểm được nối từ sân thượng xuống được coi là giải pháp đơn giản mà hiệu quả trong kiến trúc hiện nay.

Ống thoát hiểm được nối từ sân thượng xuống được coi là giải pháp đơn giản mà hiệu quả trong kiến trúc hiện nay.

Vậy làm thế nào để có thể bảo vệ tài sản, bảo vệ được diện tích đã được cơi nới mà vẫn bảo đảm được sự an toàn khi xảy ra hỏa hoạn?

Theo Đại tá Nguyễn Trường Sơn, Trưởng phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy số 2, TP Hà Nội, để tăng khả năng thoát nạn khi có hỏa hoạn xảy ra tại những căn nhà có bao quanh bởi các lồng sắt kiểu “chuồng cọp”, gia đình nên thiết kế một chiếc cửa ở mỗi tầng ở ngay chiếc lồng sắt đó. Chiếc cửa đó có thể được khóa lại để bảo vệ chống trộm nhưng chìa khóa cần được treo ở một nơi cố định, bất cứ ai ở trong nhà cũng biết. Bên cạnh ô cửa thoát nạn đó cũng cần treo một chiếc búa để khi có hỏa hoạn, nếu vì mất chìa khóa hay người bên trong nhà không thể mở được cửa thì những người cứu nạn ở bên ngoài có thể dùng búa để phá cửa. Các gia đình cũng có thể thiết kế một dạng cửa chỉ người bên trong mở được còn người bên ngoài thì không.

Ngoài ra cũng theo Đại tá Nguyễn Trường Sơn, để đề phòng những lúc hỏa hoạn xảy ra bất ngờ, người dân nên trang bị một số thiết bị phòng cháy chữa cháy cơ bản như đầu báo cháy, mặt nạ phòng khói khí độc để trong nhà. Hiện tại, Việt Nam đã có bán hai loại mặt nạ phòng độc của Hàn Quốc và Trung Quốc. Nên mua cho mỗi thành viên trong gia đình mỗi người một chiếc mặt nạ này. Có thể mua thêm để phòng trong trường hợp nhà có khách. Khi phát hiện đám cháy lớn, nhiều khói độc, xác định là không thể thoát ra được thì người dân nên đóng chặt cửa lại, sử dụng giấy bóng kính dán kín các khe hở rồi ngồi yên trong phòng gọi 114. Trong trường hợp đám cháy xuất phát từ tầng 1 thì theo quán tính khói lửa sẽ bốc lên trên những tầng trên. Lúc này nếu gia đình có mặt nạ khí thì lập tức đeo mặt nạ vào và di chuyển ra ngoài qua cửa tầng 1 hoặc lên tầng trên cùng đóng chặt cửa lại và dán kín các khe hở. Trong trường hợp nhà không có mặt nạ khí thì dùng các loại vải thấm nước che mũi, cúi người sát đất và di chuyển lên cao theo lối cầu thang.

Về giải pháp tạo lối thoát hiểm khi hỏa hoạn xảy ra đối với những ngôi nhà “chuồng cọp”, KTS Phạm Thị Bình, Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Trường Giang (ở phố Lê Trọng Tấn, Định Công, Hà Nội) cho rằng, ngoài việc tạo một cánh cửa nơi những chiếc lồng sắt thì gia chủ có thể thiết kế một chiếc nắp ở ngay nền nhà, ngay nơi căn phòng “chuồng cọp” đó. Khi xảy ra hỏa hoạn, người trong nhà có thể mở chiếc nắp này ra để thoát ra ngoài. Để thoát ra khỏi những căn hộ chung cư có lồng sắt đó, gia đình nên trang bị thêm một chiếc móc đu dây. Sau khi mở nắp, chiếc móc đu dây sẽ là giải pháp tuyệt vời để thoát ra khỏi đám cháy.

“Đối với những ngôi nhà cao tầng có “chuồng cọp” thì gia đình có thể tạo một đường ống hoặc một lối thoát hiểm đặc biệt được sử dụng để thay thế cầu thang thoát hiểm thông thường. Ống thoát hiểm đó được thiết kế gắn trên tầng thượng. Khi xảy ra hỏa hoạn, người dân sẽ thoát bằng cách leo lên sân thượng, theo ống dẫn đó để thoát ra ngoài. Ống dẫn bằng vải, đôi khi bằng kim loại được lắp gần lối thoát hiểm trên tầng thượng hoặc mái của tòa nhà. Đây là một phương pháp thoát hiểm đơn giản và hiệu quả dành cho các tòa nhà tương đối thấp hay như căn hộ cao tầng của các nhà dân hiện nay”, KTS Bình nói.

Ngân Khánh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đến nhà người bạn học giàu có, tôi hết sức kinh ngạc với 'bí mật' sau căn phòng rộng vỏn vẹn 1m2

Đến nhà người bạn học giàu có, tôi hết sức kinh ngạc với 'bí mật' sau căn phòng rộng vỏn vẹn 1m2

Mẹo vặt - 11 phút trước

Hỏi ra mới biết, đây là thiết kế được nhà giàu ưa chuộng vì mang đến công năng "đỉnh chóp".

Cách trồng xà lách trong chậu và thùng xốp xanh tốt, an toàn

Cách trồng xà lách trong chậu và thùng xốp xanh tốt, an toàn

- 36 phút trước

Không phải mua rau xà lách ngoài chợ với những nỗi lo về an toàn thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể trồng xà lách trong chậu hoặc thùng xốp với ba bước đơn giản.

5 loại cây xanh được ưa chuộng để ở phòng khách vì 'lá to', ngụ ý làm ăn phát đạt, mang lại sự giàu có

5 loại cây xanh được ưa chuộng để ở phòng khách vì 'lá to', ngụ ý làm ăn phát đạt, mang lại sự giàu có

- 44 phút trước

Ngày nay, nhiều người thích đặt một số loại hoa, cây cảnh, cây xanh trong phòng khách để ngôi nhà thêm sinh động và nâng cao hạnh phúc cho gia đình.

Nên đóng hay mở cửa sau khi sử dụng nhà vệ sinh

Nên đóng hay mở cửa sau khi sử dụng nhà vệ sinh

Không gian sống - 46 phút trước

GĐXH - Nhà vệ sinh sử dụng nhằm mục đích con người thực hiện các công việc vệ sinh cá nhân, tắm rửa mỗi ngày, nhưng liệu người dùng có thật sự biết câu trả lời đúng cho câu hỏi: "Khi không sử dụng phòng vệ sinh, nên đóng hay mở cửa?".

MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên tiếp tục tậu biệt thự khủng, hé lộ mục đích sử dụng

MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên tiếp tục tậu biệt thự khủng, hé lộ mục đích sử dụng

Không gian sống - 1 giờ trước

GĐXH - Được biết, Kỳ Duyên mới tậu một biệt thự sang trọng chỉ để nghỉ dưỡng, hưởng thụ.

Những điều cần biết về phong thuỷ gương treo tường

Những điều cần biết về phong thuỷ gương treo tường

Phong thủy - 4 giờ trước

GĐXH - Từ xa xưa, gương đã gắn liền tới nhiều yếu tố tâm linh, phong thủy. Gương có khả năng phản chiếu. Nếu chọn cách để gương trong nhà đúng sẽ giúp tài vận nhân đôi, còn ngược lại sẽ hình thành những ám khí không tốt.

'Nhân tố' gây sốt tại 'Chị đẹp đạp gió 2024' sống trong căn hộ đập thông 300m2, nhà đẹp như đi nghỉ dưỡng

'Nhân tố' gây sốt tại 'Chị đẹp đạp gió 2024' sống trong căn hộ đập thông 300m2, nhà đẹp như đi nghỉ dưỡng

- 16 giờ trước

GĐXH - Cơ ngơi này rộng 330m2, được đập thông từ hai căn hộ liền nhau.

Ngâm rau nước muối xưa rồi, muốn rau sạch thì hãy làm theo cách này

Ngâm rau nước muối xưa rồi, muốn rau sạch thì hãy làm theo cách này

Mẹo vặt - 16 giờ trước

GĐXH - Rửa rau bằng nước muối được các chị em nội trợ áp dụng để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, diệt trứng sán… Tuy nhiên, rửa rau bằng nước muối là thói quen cũ, không nên duy trì. Dưới đây là một số cách giúp làm sạch rau củ.

Những nơi không nên đến ở tuổi 49

Những nơi không nên đến ở tuổi 49

Phong thủy - 20 giờ trước

GĐXH - Ở tuổi 49, con người cần tiến một bước mới để hiểu rõ vận mệnh và tìm thấy giá trị cuộc sống. Nếu vẫn bôn ba khắp nơi, họ có thể không đạt được sự thăng hoa trong đời sống và khó lòng nhận ra giá trị sống.

Những loại rau dễ trồng tại nhà trong mùa đông

Những loại rau dễ trồng tại nhà trong mùa đông

Không gian sống - 23 giờ trước

Việc chọn trồng loại rau phù hợp với thời tiết sẽ giúp đảm bảo sự sinh trưởng của chúng; dưới đây là những loại rau dễ trồng tại nhà trong mùa đông.

Top