Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sau tuổi 50, phụ nữ sẽ phải đối mặt với 7 SỰ THẬT đau lòng về sức khỏe: Ngay khi còn trẻ bạn nên biết để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thứ ba, 14:30 10/11/2020 | Sống khỏe

Nếu bạn biết trước được những vấn đề sức khỏe sẽ xảy đến với cơ thể mình trong độ tuổi 50 thì bạn có thể kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả hơn.

Bước sang tuổi 50 là một cột mốc thú vị nhưng cũng đầy lo âu với chị em phụ nữ. Đây là lúc bạn đã đạt được nhiều thành tựu về công việc và tiền bạc, nhưng thay vào đó tuổi 50 cũng là lúc bạn nhận thức rõ nhất rằng cơ thể mình đang già đi mỗi ngày. Đồng thời, đây cũng là thời gian chị em phụ nữ phải đối mặt với mãn kinh.

Cơ thể bạn thay đổi rất nhiều trong độ tuổi 50, điều đó tuy đáng sợ nhưng theo các chuyên gia sức khỏe đến từ tờ Theactivetimes, nếu bạn biết trước được những vấn đề sức khỏe sẽ xảy đến với cơ thể mình trong thời gian này thì bạn có thể kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả hơn.

Dưới đây là 7 sự thật về sức khỏe phụ nữ sau tuổi 50 mà bạn nên biết.

Sau tuổi 50, phụ nữ sẽ phải đối mặt với 7 SỰ THẬT đau lòng về sức khỏe: Ngay khi còn trẻ bạn nên biết để kiểm soát bệnh tốt hơn - Ảnh 1.

Cơ thể bạn thay đổi rất nhiều trong độ tuổi 50.

1. Bạn có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn

Mặc dù ung thư có thể tấn công ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng vọt ở độ tuổi trung niên.

Theo Viện Ung thư Quốc gia (Mỹ), có 91% trường hợp mắc ung thư mới xảy ra đều ở những người trên 45 tuổi. Việc phòng ngừa ung thư khác nhau ở mỗi người nhưng thường liên quan đến những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống.

Sau tuổi 50, phụ nữ sẽ phải đối mặt với 7 SỰ THẬT đau lòng về sức khỏe: Ngay khi còn trẻ bạn nên biết để kiểm soát bệnh tốt hơn - Ảnh 2.

Mặc dù ung thư có thể tấn công ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng vọt ở độ tuổi trung niên.

Trong đó, ung thư vú là một nguy cơ mà những phụ nữ trên 50 tuổi nên đặc biệt cảnh giác. Theo Trung tâm Điều trị Ung thư Hoa Kỳ, độ tuổi trung bình của một phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú là 62, độ tuổi phổ biến nhất ở bệnh nhân ung thư vú là 55-64. Chính vì vậy trong độ tuổi này, việc tự kiểm tra sức khỏe bản thân và kịp thời đi khám là vô cùng quan trọng.

2. Cơ thể bạn sẽ bị thiếu hụt collagen

Khi bạn già đi, dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất đó là những vết nhăn nheo trên da, đồng thời da bạn trông có vẻ mỏng hơn. Điều này một phần là do thiếu collagen - một loại protein giữ cho làn da của bạn trông săn chắc và đàn hồi. Mỗi độ tuổi gia tăng, đặc biệt là sau 50 tuổi thì lượng collagen mà phụ nữ đánh mất mỗi năm càng cao hơn.

3. Bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn

Mặc dù nam giới có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn phụ nữ, nhưng phụ nữ trên 50 tuổi vẫn cần nhận biết các dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh tim. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong số một đối với phụ nữ ở Hoa Kỳ, cứ 5 phụ nữ thì có một ca tử vong.

4. Bạn có nguy cơ loãng xương cao hơn

Loãng xương thường xảy ra ở phụ nữ trên 50 tuổi do ở độ tuổi này phụ nữ sẽ có nồng độ estrogen thấp . Các Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật cho biết: Mỗi năm có khoảng 24,5% phụ nữ trên 65 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương - Căn bệnh làm suy yếu xương và làm tăng khả năng xảy ra gãy xương.

Loãng xương nghe có vẻ không quá nguy hiểm nhưng thật ra, chúng chính là "thủ phạm" khiến chất lượng cuộc sống của bạn giảm sút do đau nhức, thậm chí có thể khiến bạn phải ngồi xe lăn và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Ví dụ như: Gãy xương sườn có thể làm thủng một số cơ quan nội tạng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Để ngăn ngừa loãng xương, phụ nữ nên bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D. Đồng thời, nên đến bệnh viện kiểm tra mật độ xương định kỳ. Đây là cách duy nhất giúp phát hiện sớm bệnh loãng xương.

5. Nội tiết tố của bạn sẽ thay đổi

Khi bạn bước vào thời kỳ mãn kinh, nội tiết tố của bạn trải qua một số thay đổi. Theo Hiệp hội mãn kinh Bắc Mỹ (NAMS), sau tuổi 50 buồng trứng của phụ nữ sẽ bắt đầu sản xuất lượng estrogen và progesterone thấp hơn. Mỗi phụ nữ sẽ có những dấu hiệu khác nhau khi thay đổi nội tiết tố nhưng hầu hết đều gặp phải triệu chứng như mất ngủ, bốc hỏa, giảm ham muốn tình dục, trầm cảm và thay đổi tâm trạng.

Sau tuổi 50, phụ nữ sẽ phải đối mặt với 7 SỰ THẬT đau lòng về sức khỏe: Ngay khi còn trẻ bạn nên biết để kiểm soát bệnh tốt hơn - Ảnh 3.

Sau tuổi 50 buồng trứng của phụ nữ sẽ bắt đầu sản xuất lượng estrogen và progesterone thấp hơn.

6. Bạn có thể bị khô âm đạo

Theo trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận Mayo Clinic, khô âm đạo thường gặp nhất ở phụ nữ lớn tuổi sau khi mãn kinh. Khô âm đạo có thể cản trở đời sống tình dục của bạn và gây đau. Tuy nhiên, tình trạng bệnh có thể được điều trị vì vậy phụ nữ sau 50 tuổi vẫn nên đi khám phụ khoa đều đặn.

7. Ngực của bạn đang nhỏ dần

Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NLM), sự suy giảm estrogen khi mãn kinh cũng ảnh hưởng đến bộ ngực của phụ nữ. Sự thay đổi nội tiết tố này làm mất chất béo, mô và tuyến vú. Vì vậy, ngực của bạn sẽ nhỏ hơn và kém đầy đặn, thậm chí có thể chảy xệ.

DTH

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 11 phút trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 14 phút trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 3 giờ trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 1 ngày trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Top