Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sen Hồ Tây làm giảm ham muốn tình dục?

Thứ năm, 05:00 11/06/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet – Có lẽ người Việt Nam ai cũng biết đến Sen Tây Hồ, lại càng biết đến trà Sen. Nhưng liệu sen Hồ Tây có độc không nếu ăn, ướp trà?

Mùa hè là mùa Sen. Và ít loại cây nào mà hầu như tất cả các bộ phận đều là những vị thuốc quý như cây sen gồm hạt, lá, hoa, tâm sen, ngó sen... Các cánh hoa đôi khi được sử dụng để tô điểm món ăn, trong khi các lá to được dùng để gói thức ăn.

Ngó sen là phần được dùng nhiều nhất và có thể dùng chế biến nhiều món ăn như súp, canh, món xào… Các nhị hoa có thể phơi khô và dùng để ướp chè. Các hạt nhỏ lấy ra từ bát sen có nhiều công dụng và có thể ăn tươi hoặc sấy khô. Hạt sen già cũng được dùng nhiều trong các món như chè sen hay làm mứt sen…

Thời điểm này lên Hồ Tây, mọi người có thể tận hưởng mùi hương nhẹ, tinh khiết của hoa sen và có thể nhâm nhi thưởng thức chén trà sen Hồ Tây thanh nhã.

trà sen

Trà sen Hồ Tây

Từng có người nói rằng, không biết liệu sen Hồ Tây có độc không nếu ăn, ướp trà?. Chia sẻ về băn khoăn này, PGS.TS Trần Hồng Côn – Khoa hóa (Trường ĐHTN – ĐHQGHN) cho rằng, đó chỉ là điều lo lắng xa xôi.

Trà mà được ướp sen Tây Hồ thì quá tuyệt vời. Không phải ngẫu nhiên mà trà sen Tây Hồ (Hà Nội) xưa nay lại được mệnh danh là thiên cổ đệ nhất trà. Trà ướp hương sen theo phương pháp xưa nay người dân Tây Hồ vẫn làm thuộc hàng quý hiếm vì được lựa chọn loại trà móc câu và được ướp thêm với hương sen, theo Đông y sẽ thêm tác dụng giúp bổ tâm thận, an thận.

Rất nhiều người vẫn tự làm trà sen bằng cách thủ công là thả nhúm trà vào trong bông hoa, cột lại để dành uống dần. Những người có thu nhập khá hiện có thể bỏ tiền mua trà sen Tây Hồ đã được chế biến, đóng gói sẵn để dùng. Quy trình làm cầu kỳ, số lượng hoa sen lại chỉ có theo mùa và không phải vùng nào cũng trồng được nên hiếm và vì thế giá thành cũng đắt. 1kg trà ướp sen lên đến vài triệu đồng.

“Điều đáng nguy hại là trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại trà được tẩm, ướp…hương liệu. Các loại hương liệu này rất ít khi có thể mua được loại có độ tinh khiết cao, mà trong đó có chứa tạp chất rất nhiều. Uống loại trà này có nguy cơ gây hại sức khỏe rất cao. Nhưng không tốt ở mức độ nào, tác hại đến đâu phải có những nghiên cứu cụ thể. Hiện ở Việt Nam cũng như trên thế giới chưa có nghiên cứu cụ thể nào về các loại hương liệu tổng hợp này, vì trên thế giới đa phần người ta không sử dụng hương liệu này vào thực phẩm” – PGS.TS Trần Hồng Côn cho hay.

Để phân biệt trà ướp hóa chất hay ướp hoa thật không khó, theo PGS.TS Trần Hồng Côn chỉ cần ngửi mùi thoáng qua là biết trà ướp hoa thật hay ướp hóa chất. Trà ướp hoa sen có mùi rất phong phú, nhẹ nhàng, trong khi đó trà ướp sen hương liệu có mùi hắc, đậm. Còn với hoa nhài tự nhiên, mùi thơm mát, trong khi đó tinh dầu nhài có mùi hóa chất rất đặc trưng để nhận biết.

Các chuyên gia Đông Y cũng khuyến cáo, sen có độc hay không nếu ăn và ướp trà còn tùy thuộc vào người dùng và cách dùng. Nhiều bộ phận của sen có tác dụng tốt trong điều trị bệnh nhưng nếu lạm dụng quá nó cũng trở thành “con dao hai lưỡi”.

Như tâm sen, Đông y dùng chữa sốt và khát nước, di mộng tinh, tim đập nhanh, tăng huyết áp, hồi hộp, hoảng hốt, mất ngủ, mỗi ngày dùng 1 – 3g. Tuy vậy trong tim sen lại có chứa độc tính vì vậy muốn sử dụng làm thuốc phải sao tâm sen để khử được độc tố có trong tim sen.

Việc dùng tâm sen dâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý là làm giảm ham muốn tình dục. Những người bị âm hư uống vào cũng ngủ được, nhưng ít lâu sau sẽ bị mệt mỏi, tim đập thất thường, tắc tĩnh động mạch. Nam thì bất lực sinh lý, nữ thì kinh nguyệt xáo trộn.

Lá sen cũng được xác định là tính mát, bình, không độc nhưng nếu dùng quá liều hoặc tùy tiện thì nó cũng có thể trở thành chất gây hại cơ thể. Tác dụng thanh nhiệt trong lá sen dễ làm cho người thể hàn bị tiêu chảy, nhiệt độ hạ thấp, chân tay lạnh, đi tiểu nhiều. Bệnh nhân ngộ độc vì dùng lá sen có thể gặp các triệu chứng như: tê môi, lưỡi và niêm mạc miệng; nôn nao, hoảng hốt, da xanh tái, chân tay lạnh, vã mồ hôi, co giật, rối loạn tim mạch, tụt huyết áp...

P.T/ Báo Gia đình và Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 7 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 8 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 10 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top