Sinh viên trường tự chủ có nguy cơ thành “Chúa Chổm”?
GiadinhNet - Việc các trường đại học công lập tự chủ tài chính tăng học phí đều theo đúng… quy trình, song đối với việc tăng luôn “kịch trần” khiến cho gánh nặng đè lên vai sinh viên và phụ huynh. Nhiều sinh viên sẽ phải đối mặt với thực tế học trường “víp” sẽ thành con nợ khổng lồ, trong khi bằng “xịn” cũng vẫn thất nghiệp như thường.
Tự chủ là cứ phải tăng học phí?
Không chỉ Trường ĐH Kinh tế Quốc dân được “tự chủ” mà có tới 14 trường đại học được “tự chủ” về tài chính như: ĐH Hà Nội, ĐH Ngoại thương, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ĐH Kinh tế TPHCM… Hiện tại, hầu hết các trường này đều có mức học phí cao hơn so với những trường ĐH công lập chưa thực hiện “tự chủ” tài chính, mức học phí áp dụng tại những trường này cũng phổ biến từ 12-17 triệu đồng/năm (tùy từng khoa và từng trường).
Nếu áp dụng “kịch trần” hầu hết các trường ĐH công lập sẽ có mức thu học phí từ 12-17 triệu đồng/năm. Cụ thể, khi chi tiết số tiền hàng tháng, nhiều trường giải thích là còn thấp hơn cấp học mầm non (thực chất là so sánh với mầm non tư thục). Tuy nhiên, nếu tính theo lộ trình tăng học phí cho từ 4 - 5 năm học đại học, mỗi sinh viên trúng tuyển bắt đầu từ năm 2016 sẽ phải chi khoảng 70 - 90 triệu đồng thì mới có thể tốt nghiệp (theo lộ trình 2 năm tăng học phí 1 lần). Đó là chưa kể, nhiều sinh viên phải học lại, thậm chí “đúp”.
Có thể nói, việc tăng học phí của các trường ĐH tự chủ đều áp dụng theo lộ trình, được quy định trên khung học phí mà Chính phủ ban hành. Tuy nhiên, hầu như quy định của Chính phủ không hề bắt buộc các trường phải thu cao, mà chỉ áp dụng mức cao nhất để các trường không vượt khung. Thế nhưng, trong khi có trường chỉ tăng 70% so với khung trần học phí thì một số trường khác lại tăng tới mức gần kịch trần, điều này khiến sinh viên “sốc” vì mới chỉ qua một năm học mà học phí đã tăng tới 30% như ĐH Kinh tế Quốc dân đã thông báo.
Nhìn nhận một cách thẳng thắn, tự chủ tài chính là một chủ trương cho phép các trường ĐH công lập được xóa bỏ cơ chế bao cấp kìm hãm sự phát triển. Vì thế những trường được xã hội hóa trong công tác giáo dục, tăng cường hợp tác quốc tế… tăng học phí cũng là để tăng chất lượng, tăng thù lao cho đội ngũ giảng dạy của nhà trường. Tuy nhiên, bản chất của tự chủ tài chính không bao hàm thứ duy nhất là việc tăng học phí. Nếu chia cho 4 - 5 năm học, số tiền học phí chưa đến 100 triệu đồng cũng là mức chấp nhận được đối với nhiều gia đình kinh tế trên trung bình ở Hà Nội, song với các gia đình ở nông thôn, đây lại là con số quá lớn, chưa kể hàng tháng phải có thêm các khoản tiền ăn, tiền trọ… để gửi lên cho con cái ăn học.
Ra trường với gánh nặng nợ nần?
Trước việc áp dụng học phí cao, tăng mạnh theo… lộ trình, rất nhiều sinh viên là đối tượng trực tiếp của tăng học phí đã cảm nhận được rất nhiều khó khăn. N.T.H, sinh viên K57 (ĐH Kinh tế Quốc dân) chia sẻ: “Trường em có khá nhiều bạn gia đình khó khăn, ở vùng nông thôn, miền núi. Gia đình em cũng chỉ làm nông nghiệp, bố mẹ chỉ trông mong vào mấy sào ruộng, nuôi lợn, nuôi gà và đi làm thuê nên kinh tế khá eo hẹp. Những tưởng vượt qua khó khăn để theo học, cố gắng đi làm thêm phụ giúp gia đình. Đồng tiền làm thêm quá bèo, nhưng tiền ăn, tiền trọ hàng tháng cũng đã vài triệu đồng. Mới xong năm đầu mà bố mẹ đã phải chạy vay mượn rồi, đến lúc ra trường sẽ là món nợ lớn”.
Nhìn vào bảng học phí mới của trường, T.Tùng, cựu sinh viên của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân không khỏi “sốc”. Tùng chia sẻ: “Em mới ra trường được hơn một năm, so với hồi em còn đi học thì trường đã gấp 4 - 5 lần học phí. Nếu như lúc đầu chỉ khoảng 70.000 đồng/tín chỉ, các năm có tăng, nhưng tính ra mỗi năm cũng chỉ khoảng 4 - 5 triệu đồng tiền học phí. Đến khi tốt nghiệp tổng học phí cũng chỉ khoảng 20 triệu đồng. Thế mà bây giờ các sinh viên đã phải nộp từ 12 đến 17 triệu đồng/năm tiền học phí. Mức tăng tới 30% khiến nhiều sinh viên phản ứng là điều dễ hiểu vì còn nhiều bạn gia đình khó khăn. Chưa kể, chi phí nhà trọ, ăn uống cũng tăng theo năm”.
“Em chưa biết chất lượng đã tăng cao hay chưa, nhưng nhìn chung bằng cấp của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng chưa nhiều sức hút các nhà tuyển dụng, cũng tương đương các trường khối kinh tế khác thôi. Do đó, sinh viên cần xác định ngay từ đầu là có chấp nhận được mức học phí này hay không? Nếu quyết tâm trong quá trình học thì sinh viên gia đình khó khăn sẽ phải nỗ lực rất nhiều để giành học bổng vì số lượng khá ít, bên cạnh đó phải làm thêm dù mức thù lao nói thật là rất thấp. Lúc ra trường phải nhanh chóng tìm cơ hội việc làm, để tự nuôi bản thân và trả nợ nếu có vay mượn”, T.Tùng đưa ra lời khuyên.
Lo lắng cho tương lai của mình, H.Hà, sinh viên Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ: “Đâu chỉ có học phí, còn nhiều thứ khác buộc sinh viên chúng em phải chi tiêu như: Tiền ăn uống, đi lại, thuê trọ… Nếu cứ áp dụng mức học phí cao, tăng lên mức “kịch trần” như một số trường khác, em nghĩ mình sẽ phải tăng cường làm thêm ngày đêm, thậm chí cắt giảm chi tiêu ăn uống, sinh hoạt. Có khá nhiều sinh viên vay ngân hàng, vay của người thân… để lo chi phí mỗi tháng từ 4 - 5 triệu đồng kể cả học phí. Cứ đà này, chắc ra trường vài năm đi làm cũng chưa chắc trả xong nợ”.
Sẽ có những “trường nhà giàu”?
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH trước việc một số trường tự chủ có mức học phí cao, tăng ở mức cao nhất so với khung trần, nhiều chuyên gia tâm huyết với giáo dục chia sẻ, họ cảm thấy rất buồn trước thực trạng các trường tự chủ tài chính đang chạy đua để tăng học phí. Các trường liệu có tăng chất lượng đào tạo để tăng học phí, cho dù họ có thực hiện theo đúng các quy định mà chưa xét đến yếu tố tác động tới sinh viên. Nhất là khi giáo dục bị coi như hàng hóa, không có chuyện mặc cả kỳ kèo, nhất là so sánh “tiền nào của nấy” để trấn an sinh viên.
Không đồng tình với cách áp đặt tăng học phí của một số trường ĐH tự chủ tài chính, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học - Tâm lý giáo dục Hà Nội chia sẻ, đối với các trường tự chủ tài chính, những sinh viên đang theo học tại trường thì lộ trình tăng học phí phải phù hợp với hoàn cảnh của sinh viên. Hoặc là không tăng hoặc là tăng ở mức thấp vì các em đã theo học, không thể bỏ trường này mà qua học trường khác. Để các em khỏi “sốc” và phản ứng quyết liệt, các trường phải công khai lộ trình, lý do của việc tăng học phí.
Theo TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng: “Nhiều gia đình có điều kiện kinh tế sẽ vẫn cho con vào học các ngành “hot”, vào trường có mức học phí cao. Nhưng xét rộng ra, nếu các trường này không có chính sách để hỗ trợ sinh viên thì xu thế đây sẽ trở thành các “trường chỉ dành cho con nhà giàu”. Theo đó, tăng học phí cần phải tính toán rõ ràng, xem xét kỹ lưỡng tác động tăng học phí tới người học, phù hợp với thu - chi của trường hay không? Đặc biệt, có các quỹ học bổng đảm bảo cho sinh viên đủ chi trả học phí, nhất là với những sinh viên khó khăn.
Sau một vài năm thực hiện thí điểm, có khá nhiều trường đại học được xây dựng đề án tự chủ tài chính và được cho phép thực hiện. Câu chuyện của một số trường có học phí cao, tăng hàng năm, chắc chắn sẽ không chỉ dừng lại ở một số trường. Bởi, nếu chủ trương này chưa được thực hiện một cách có kiểm soát, giáo dục công lập sẽ có hệ thống “trường nhà giàu” như nhiều người vẫn ví von. Ở thời điểm hiện tại, các thí sinh có thể lựa chọn trường theo học phí, nhưng rất có thể “làn sóng tự chủ tài chính” sẽ còn diễn ra ở nhiều trường khác nữa.
“Theo tôi, việc tăng theo đề án tự chủ của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ nên áp dụng với sinh viên nhập học năm 2016 - 2017 trở đi, khi đó nhà trường phải có cam kết chất lượng đào tạo, cơ hội việc làm sau khi ra trường. Nhà trường không thể tự cho mình “là trường đại học hàng đầu về kinh tế” để coi chuyện tăng học phí cao là hiển nhiên, bởi chúng ta không thể đặt lên bàn so sánh trường nào tốt hơn trường nào khi mà mỗi trường có một chương trình, đào tạo khác nhau. Nhất là đưa ra quan điểm học phí cao sẽ tương đương chất lượng đào tạo tốt”, TS Nguyễn Tùng Lâm đưa ra quan điểm.
Chia sẻ về chuyện học phí của một số trường đại học tự chủ tài chính, Bộ GD&ĐT cho biết, việc các trường thí điểm tự chủ tài chính đã có đủ hệ thống văn bản quy định lộ trình tăng học phí đến năm học 2020 - 2021. Tuy nhiên, lộ trình tăng của các trường có hợp lý hay không phải xem xét nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố cơ sở vật chất cũng như các môn học phù hợp cho đúng với số tiền quy định ở các tín chỉ. Hiện nay, Bộ đang trong quá trình xem xét nhằm rà soát lại toàn bộ vấn đề tăng học phí để phù hợp với mặt bằng chung của xã hội.
Quang Anh

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái
Xã hội - 8 giờ trướcGĐXH - "Mục đích lớn nhất của ngày hội này là san sẻ yêu thương, chống lãng phí, dạy cho học sinh cách tiết kiệm, tăng cường tinh thần đoàn kết làm việc cộng đồng và nhân lên lòng nhân ái...", Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa cho biết.

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"
Pháp luật - 10 giờ trướcGĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải
Xã hội - 12 giờ trướcGĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ
Xã hội - 12 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có mưa to, rét đậm?
Thời sựGĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng ngày 5 - 6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ. Mức nhiệt dao động từ 21-22 độ C.