Hà Nội
23°C / 22-25°C

Số ca tử vong vượt mốc 20.000 người, Mỹ bỏ lỡ thời cơ vì không học kinh nghiệm từ các nước

GiadinhNet - Tính đến 8h00 sáng nay 12/4 (giờ Việt Nam), nước Mỹ ghi nhận thêm 30.003 ca nhiễm mới và thêm 1.830 ca tử vong do COVID-19. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp, số ca tử vong của Mỹ luôn ở quanh ngưỡng 2.000 người.

Số ca tử vong vượt mốc 20.000 người, Mỹ bỏ lỡ thời cơ vì không học kinh nghiệm từ các nước - Ảnh 1.

Thế giới hơn 1,7 triệu người nhiễm bệnh, Mỹ vượt mốc 20.000 người tử vong

Tính đến 8h00 sáng 12/4 (giờ Việt Nam), dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã lan ra 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến 1.779.099 người mắc bệnh và 108.770 người tử vong. Đến nay, đã có hơn 402.700 ca khỏi bệnh, chiếm gần 1/4 tổng số ca nhiễm trên toàn cầu.

Mỹ tiếp tục là quốc gia có số bệnh nhân COVID-19 cao nhất thế giới với 532.879 ca mắc bệnh và 20.577 ca tử vong. Trong vòng 24 giờ qua, Mỹ đã vượt qua Italy trở thành nước có số ca tử vong nhiều nhất.

Số ca tử vong vượt mốc 20.000 người, Mỹ bỏ lỡ thời cơ vì không học kinh nghiệm từ các nước - Ảnh 3.

Tính đến ngày 12/4 đã hơn 20.500 người bị chết vì COVID-19 ở Mỹ. Trong ảnh, một bệnh nhân xấu số được đưa lên linh xa chở về nhà xác (Ảnh: AP)

Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh COVID-19, chính quyền thành phố New York của Mỹ đã quyết định cho học sinh nghỉ học hết năm học năm nay. Thị trưởng Bill de Blasio nhấn mạnh để học sinh tới trường trong lúc "nước sôi lửa bỏng" hiện nay là hết sức nguy hiểm.

Tuy nhiên, Thống đốc bang New York Andrew Cuomo ngày 11/4 khẳng định chính quyền thành phố New York không được quyết định cho học sinh nghỉ học hết năm học này nếu chưa có sự tán thành của ông. Theo quyết định đang có hiệu lực của chính quyền bang New York, các trường công lập ở đây sẽ đóng cửa đến hết ngày 29/4.

Trong ngày 11/4, New York ghi nhận thêm 783 ca tử vong do COVID-19, tăng 6 ca so với một ngày trước đó, nâng tổng số ca tử vong tại New York lên 8.627 người. Chỉ riêng số ca tử vong của bang này đã hơn bất cứ quốc gia nào, thậm chí gấp hơn 6 lần so với Trung Quốc - nơi khởi phát căn bệnh này.

Số ca tử vong vượt mốc 20.000 người, Mỹ bỏ lỡ thời cơ vì không học kinh nghiệm từ các nước - Ảnh 4.

Nhân viên y tế vận chuyển bệnh nhân đã qua đời tại bệnh viện ở New York (Mỹ) ngày 9/4. (Ảnh: AFP)

Các chuyên gia y tế đều thừa nhận Mỹ đã không kịp thời áp dụng bài học từ những quốc gia khác để giảm thiểu tác động tiêu cực từ dịch bệnh COVID-19. Họ nêu ví dụ Hàn Quốc và Mỹ đều ghi nhận những ca nhiễm đầu tiên cùng thời điểm. Tuy nhiên, Hàn Quốc tới ngày 11/4 chỉ có 211 trường hợp tử vong, trong khi đó, số ca tử vong ở Mỹ đã gần gấp 10 lần so với Hàn Quốc. Nước Mỹ đã trở thành quốc gia đang có ổ dịch lớn nhất thế giới.

Một số chuyên gia cho rằng việc Mỹ chần chừ cho thấy "điểm mù" trong việc học hỏi và làm theo các quốc gia khác. Chuyên gia chính sách y tế Mical Raz tại Đại học Rochester (Mỹ) cho biết: "Nhiều người Mỹ cho rằng những sự kiện xảy ra ở bên ngoài biên giới không liên quan đến mình".

Châu Âu nhiều ca nhiễm mới tăng, nhiều nước phương Tây vẫn định gỡ lệnh phong toả

Tính đến sáng nay, Tây Ban Nha vẫn là quốc gia có tổng số người nhiễm cao thứ hai thế giới, sau nước Mỹ. Hiện quốc gia này có 163.027 (tăng 4.754), số ca tử vong là 16.606 (tăng 525). Đây là mức tử vong thấp nhất trong ngày kể từ hôm 23/3 tại Tây Ban Nha.

Số ca tử vong vượt mốc 20.000 người, Mỹ bỏ lỡ thời cơ vì không học kinh nghiệm từ các nước - Ảnh 6.

Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Barcelona, Tây Ban Nha ngày 6/4. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Italy ghi nhận thêm 4.694 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc bệnh tại nước này lên 152.271 trường hợp. Số ca tử vong là 19.468 trường hợp (tăng 619 ca).

Pháp vẫn tiếp tục đứng thứ tư trên thế giới cả về tổng số người nhiễm và số ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Pháp ghi nhận thêm 4.694 ca nhiễm và 619 ca tử vong nâng tổng số ca nhiễm và tử vong nước này lên 129.654 và 13.832.

Nước Đức dù đứng thứ năm trên thế giới về dịch bệnh song đến sáng nay ghi nhận số ca nhiễm và tử vong mới ghi nhận thấp hơn các nước nói trên với 3.281 người nhiễm và 135 người tử vong trong 24 giờ qua. Tổng số ca nhiễm của Đức hiện là 125.452, số ca tử vong là 2.871 người.

Tại Anh, sáng nay ghi nhận số ca nhiễm và tử vong tăng vọt, thêm 5.233 ca nhiễm và 917 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm nước này là 78.991 và 9.875 ca tử vong. Trong khi đó, sức khỏe của Thủ tướng Anh Boris Johnson đã chuyển biến rất tích cực sau gần một tuần nhập viện điều trị bệnh COVID-19.

Số ca tử vong vượt mốc 20.000 người, Mỹ bỏ lỡ thời cơ vì không học kinh nghiệm từ các nước - Ảnh 7.

Bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

Dù vẫn tiếp tục gia tăng số ca nhiễm mới và số người chết vì dịch bệnh, song các nước châu Âu đang có ý định nới lỏng lệnh phong toả. Trong tuần qua, chính phủ một số quốc gia đã bắt đầu xem xét phương án nới lỏng lệnh phong tỏa chống COVID-19. Tờ Guardian (Anh) dẫn lời Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết tổ chức này đang hợp tác với các quốc gia tìm phương pháp nới lỏng dần dần lệnh phong tỏa. Tuy nhiên, theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa quá sớm có thể dẫn đến nguy hiểm.

Trước tình trạng thất nghiệp gia tăng, Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ ông hy vọng sớm có thể để hoạt động kinh doanh quay trở lại. Ngày 10/4, nhà lãnh đạo Mỹ cho biết sang tuần tới ông sẽ công bố một hội đồng các chuyên gia kinh tế và y khoa tư vấn giúp ông đưa ra "quyết định lớn nhất" về việc có mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ hay không. Tờ Washington Post dẫn nguồn thạo tin cho biết Tổng thống Trump muốn mở cửa trở lại kinh tế nước Mỹ vào tháng 5 bất chấp lo ngại của các chuyên gia kinh tế và y tế.

Áo là quốc gia châu Âu đầu tiên công khai kế hoạch nới lỏng hạn chế phong tỏa. Ngày 6/4, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz cho biết: "Mục tiêu là từ 14/4, các cửa hàng nhỏ khoảng 400 mét vuông, cửa hiệu máy tính, nông trại có thể mở cửa trở lại trong tìnhh trạng an ninh chặt chẽ". Nếu lịch trình của chính phủ theo đúng kế hoạch, các cửa hàng lớn hơn có thể mở cửa từ 1/5, trong khi khách sạn, nhà hàng và dịch vụ khác hoạt động trở lại từ giữa tháng 5.

Số ca tử vong vượt mốc 20.000 người, Mỹ bỏ lỡ thời cơ vì không học kinh nghiệm từ các nước - Ảnh 8.

Hiện Đức đã xác nhận 125.452 trường hợp mắc COVID-19 và 2.871 ca tử vong vì dịch bệnh này. (Ảnh minh họa: Getty)

Lệnh phong tỏa của Đức sẽ hết hiệu lực vào 19/4 và nước này đã ghi nhận số ca nhiễm trong ngày giảm dần. Chính phủ Đức đang xem xét biện pháp dần dần nối lại sinh hoạt thường nhật, trong đó bao gồm bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng, hạn chế tụ tập đông người.

Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha ngày 10/4 khẳng định lệnh phong tỏa tại nước này vẫn được duy trì nhưng một số người lao động có thể quay trở lại làm việc từ 13/4.

Trái với các nước trên, Italy chủ trương kéo dài lệnh phong tỏa đến 3/5. Giới chức trách đã điều động trực thăng, máy bay không người lái và cảnh sát tuần tra để đảm bảo người dân không vi phạm quy định phong tỏa trong Lễ Phục Sinh.

ASEAN có gần 18.000 ca mắc bệnh,

Số ca tử vong vượt mốc 20.000 người, Mỹ bỏ lỡ thời cơ vì không học kinh nghiệm từ các nước - Ảnh 10.

Binh sĩ Malaysia đặt rào chắn để thực hiện Mệnh lệnh Kiểm soát Di chuyển (MCO) tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 7/4. (Ảnh: THX/TTXVN)

Tính tới sáng nay 12/4, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có gần 18.000 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và 693 ca tử vong.

Indonesia có thêm 330 ca nhiễm mới, 21 ca tử vong trong ngày qua. Tổng số ca nhiễm tại nước này hiện là 3.842 và số ca tử vong là 327.

Bộ Y tế Malaysia đã ghi nhận thêm 184 ca nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên thành 4.530 người, trong đó có 44% số ca nhiễm ở nước này đã hồi phục. Malaysia trở thành nước có số lượng ca nhiễm SARS-CoV-2 nhiều nhất khu vực Đông Nam Á. Số liệu mới nhất cho thấy, Malaysia có thêm 3 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong kể từ khi bùng phát dịch bệnh này lên thành 73 người.

Philippines đến sáng nãy cũng đã ghi nhận thêm 26 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19, nâng tổng số ca tử vong ở đây lên thành 247 người. Tổng số ca nhiễm nước này hiện là 4.428 người (tăng233). Hiện Philippines có 17 bệnh nhân COVID-19 hồi phục, nâng tổng số ca hồi phục lên thành 157 người.

Thái Lan xác nhận thêm 45 ca nhiễm mới và 2 ca tử vong do dịch bệnh này, nâng tổng số lên 2.518 ca mắc bệnh và 35 ca tử vong. Thủ đô Bangkok là địa phương có số ca mắc COVID-19 nhiều nhất, trong khi khi tỷ lệ lây nhiễm cao nhất được ghi nhận tại tỉnh Phuket.

Singapore trong vòng 24h qua ghi nhận thêm 198 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc bệnh tại quốc đảo này lên 2.108 người.

H.Anh (th)

Việt Hà
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 7 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 8 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 18 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 1 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Top