Số ca ung thư toàn cầu có thể tăng mạnh vào năm 2050
Một nhóm nghiên cứu quốc tế đưa ra dự báo ảm đạm này sau khi xem xét dữ liệu 36 loại ung thư ở 185 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong nghiên cứu "Sự chênh lệch toàn cầu về ung thư và gánh nặng dự kiến vào năm 2050" được công bố trên JAMA Network Open, các tác giả đã đưa ra dự báo rằng tổng số ca mắc ung thư trên toàn cầu sẽ tăng đến 76,6% vào năm 2050.
Công trình được thực hiện bởi nhiều nhà khoa học đến từ các viện, trường ở Úc, Mỹ, Ethiopia, Rwanda, Bangladesh và Kenya, dẫn đầu bởi Đại học Charles Sturt (Úc).
Các tác giả đã phân tích dữ liệu từ 36 loại ung thư ở 185 quốc gia và vùng lãnh thổ, được thu thập bởi Đài quan sát ung thư toàn cầu, trực thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Tỉ lệ ung thư sẽ tăng cao trong các thập kỷ tới do sự già hóa dân số và nhiều yếu tố khác - Minh họa AI: ANH THƯ
Dữ liệu được sắp xếp theo các yếu tố nhân khẩu học như nhóm tuổi, giới tính, khu vực địa lý và Chỉ số phát triển con người (HDI, phản ánh thành tích trung bình về sức khỏe, giáo dục và thu nhập của một quốc gia).
Để ước tính tỉ lệ ung thư có thể thay đổi như thế nào vào năm 2050, họ đã sử dụng dự báo dân số từ Liên Hiệp Quốc, với giả định là tỉ lệ ung thư sẽ giữ nguyên đối với các nhóm dân số.
Mô hình đã được áp dụng cho dân số toàn cầu lớn hơn và già hơn được dự kiến cho năm 2050.
Kết quả cho thấy số ca mắc ung thư dự kiến sẽ tăng 76,6%, từ 20 triệu ca vào năm 2022 lên 35,3 triệu ca vào năm 2050.
Trong khi đó, số ca tử vong do bệnh này dự kiến sẽ tăng 89,7%, từ 9,7 triệu ca của năm 2022 lên 18,5 triệu ca vào năm 2050.
Sự chênh lệch cũng đặc biệt rõ rệt giữa các quốc gia có mức HDI khác nhau.
Các quốc gia có HDI thấp được dự đoán sẽ có số ca ung thư tăng gần gấp 3 lần vào năm 2050, với mức tăng 142,1% về số ca mắc và mức tăng 146,1% về số ca tử vong.
Ngược lại, các quốc gia có HDI rất cao dự kiến có mức tăng 41,7% về số ca mắc và mức tăng 56,8% về số ca tử vong.
Sự thay đổi về gánh nặng ung thư cũng được quan sát thấy ở các khu vực, nhóm tuổi và giới tính.
Nam giới có tỉ lệ mắc ung thư và tử vong cao hơn vào năm 2022 và sự chênh lệch sẽ lên tới 16% trong năm 2050.
Châu Phi dự kiến chứng kiến sự gia tăng đáng kể nhất về số ca mắc và tử vong do ung thư, với dự báo số ca mắc và tử vong tăng lần lượt là 139,4% và 146,7% vào năm 2050.
Trong khi đó, Châu Âu dự kiến có mức tăng thấp nhất về số ca mắc và tử vong do ung thư (24,6%) và tử vong (36,4%).
Vì sao tỉ lệ ung thư tăng cao?
Tỉ lệ mắc ung thư cao hơn ở một quốc gia hay vùng lãnh thổ có HDI cao chủ yếu là do các yếu tố có liên quan đến nhau: Sự già hóa dân số, lối sống ít vận động, tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn.
Bên cạnh đó, tỉ lệ chẩn đoán ra bệnh cao hơn cũng góp phần làm tăng số ca được phát hiện. Tuy nhiên điều này lại giúp hạn chế số ca tử vong.
Trong khi đó các quốc gia có HDI thấp đối diện với sự thiếu thốn các phương tiện sàng lọc, phát hiện sớm, cũng như các điều kiện chăm sóc y tế dẫn đến tỉ lệ tử vong cao.
"Việc tăng cường chất lượng và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm bảo hiểm y tế toàn dân, cũng như hệ thống chăm sóc sức khỏe trong phòng ngừa, chẩn đoán sớm, quản lý và điều trị ung thư sẽ đóng vai trò tối quan trọng trong việc cải thiện kết quả lâm sàng và làm chậm các xu hướng dự kiến" - các tác giả kết luận.

Dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát, diễn biến phức tạp nếu người dân không chủ động phòng chống
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Theo Bộ Y tế, hiện nay bắt đầu vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, bệnh có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp nếu người dân không chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống. Bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của ngành Y tế và các cấp chính quyền, để phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Người đàn ông 64 tuổi nhận kết quả ung thư vòm họng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Lo lắng vì thường xuyên bị ù tai, đau nửa đầu phải, người đàn ông đi khám thì nhận kết quả mắc ung thư vòm họng.

Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội hỗ trợ y tế trong chuyến thăm của Tống thống Pháp tới Việt Nam
Sống khỏe - 9 giờ trướcTrong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân từ ngày 25 đến 27 tháng 5, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội (HFH) đã chịu trách nhiệm cung cấp hỗ trợ y tế cho phái đoàn.

Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân phòng bệnh sốt xuất huyết
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Hiện nay bắt đầu vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, bệnh có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp nếu chúng ta không chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống.

Cách phân biệt sốt phát ban, sốt xuất huyết, tay chân miệng và bệnh sởi để không bỏ lỡ 'thời điểm vàng' đưa con đi viện
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcĐXH - Bệnh sốt xuất huyết, sốt phát ban hay chân tay miệng... có những biểu hiện ban đầu là sốt cao nhưng bệnh này hoàn toàn khác nhau. Cần phân biệt để chủ động ứng phó kịp thời.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi
Y tế - 12 giờ trướcGĐXH - Sáng 28/5, nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 đang đến gần, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đến thăm, tặng quà và động viên các bệnh nhi đang điều trị tại Khoa Nội Nhi, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.

Nguy cơ trẻ đồng nhiễm COVID-19 với các bệnh khác, chuyên gia khuyến cáo điều cha mẹ cần làm ngay
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, đã ghi nhận tình trạng trẻ mắc COVID-19 cùng với bệnh truyền nhiễm khác. Việc cùng lúc mắc nhiều bệnh gây nguy cơ biến chứng ở trẻ cũng như đặt ra thách thức trong công tác chăm sóc và điều trị cho bệnh nhi.

Người phụ nữ 42 tuổi ở Hòa Bình có khối u xơ tử cung 'khủng' như mang thai 3 tháng từ sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Sau một thời gian, khối u ngày càng to lên khiến bụng người phụ nữ như mang thai 3 - 4 tháng.

Cảnh giác trước nguy cơ ngộ độc thuốc và hóa chất ở trẻ em
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcNgộ độc thuốc và hóa chất là tai nạn thường gặp ở trẻ em, hậu quả có thể nghiêm trọng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Liên tiếp 2 người đàn ông cao tuổi bị đột quỵ não thoát nguy cơ tử vong nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Sau khi tiếp nhận cấp cứu và điều trị kịp thời nhiều trường hợp người bệnh cao tuổi bị đột quỵ, một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của việc phát hiện sớm, xử trí kịp thời trong điều trị đột quỵ não, đặc biệt với người cao tuổi.

Người phụ nữ 67 tuổi bất ngờ phát hiện u bì buồng trứng từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ phát hiện u bì buồng trứng nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng hạ vị, đau âm ỉ liên tục tăng dần kèm theo vùng bụng dưới bị căng tức...