Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sơ cứu bỏng đúng cách: Trước khi thực hiện, chuyên gia khuyến cáo 1 NÊN, 1 TRÁNH để nhanh lành, bớt đau, không sẹo xấu

Thứ bảy, 07:41 20/02/2021 | Sống khỏe

Trước khi tiến hành sơ cứu bỏng, chuyên gia nhận định cần làm một điều và tránh làm một điều sau thì hiệu quả sơ cứu mới đạt tối đa.

Bỏng là tai nạn rất thường xuyên gặp phải vào dịp nghỉ Tết. Bạn có thể bị bỏng nước sôi , bỏng do dầu mỡ bắn trong quá trình xào nấu, chiên rán đồ ăn. Trong những ngày nghỉ lễ này, mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ vô cùng bận rộn với việc bếp núc nên tai nạn bỏng rất dễ xảy ra. Nhằm hướng dẫn chị em xử lý bỏng tốt nhất lại không lo sẹo xấu, ảnh hưởng nhan sắc, chuyên gia chỉ ra một điều CẦN, một điều TRÁNH trước khi sơ cứu bỏng .

CẦN ngâm nước lạnh tối thiểu 15 phút ngay khi vừa bị bỏng

Sơ cứu bỏng đúng cách: Trước khi thực hiện, chuyên gia khuyến cáo 1 NÊN, 1 TRÁNH để nhanh lành, bớt đau, không sẹo xấu - Ảnh 1.

CẦN ngâm nước lạnh tối thiểu 15 phút ngay khi vừa bị bỏng.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ, khi bị bỏng nước sôi hay dầu mỡ nóng bắn vào, nạn nhân cần được ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước mát tối thiểu 15 phút và tối đa 30 phút.

Chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh không được ngâm vùng bị bỏng vào nước đá vì tình trạng lạnh đột ngột có thể khiến nạn nhân bị co mạch, có thể bị bỏng lạnh. Đây là cách sơ cứu bỏng sai lầm mà rất nhiều người mắc phải.

TRÁNH bôi kem đánh răng hoặc nước mắm khi sơ cứu bỏng

Nhiều người có thói quen bôi kem đánh răng hoặc nước mắm khi bị bỏng vì cho rằng điều này giúp làm dịu vết thương. Tuy nhiên, chuyên gia nhận định điều này hết sức sai lầm. Thói quen sơ cứu bỏng sai lầm này có thể khiến bạn bị nhiễm trùng, tình trạng vết bỏng thêm nặng nề.

Sơ cứu bỏng đúng cách: Trước khi thực hiện, chuyên gia khuyến cáo 1 NÊN, 1 TRÁNH để nhanh lành, bớt đau, không sẹo xấu - Ảnh 2.

Vậy, sơ cứu bỏng đúng cách được thực hiện thế nào?

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, việc xác định mức độ vết bỏng để điều trị kịp thời vô cùng quan trọng. Trước đó, bạn cần phải nắm rõ các kỹ năng sơ cứu bỏng đúng cách. Điều này vô cùng quan trọng, giúp vết bỏng đỡ bị bỏng rát, nhanh chóng hồi phục và hạn chế tối đa những vết sẹo xấu.

Bỏng có 3 mức độ khác nhau. Ở mức độ 1, nạn nhân bị đỏ, đau, sưng nhẹ, vết bỏng trở thành màu trắng khi ấn lên và da trên vết bỏng thường lột sau 1-2 ngày. Ở mức độ 2, vết bỏng dày hơn, da rất đỏ, sưng nhiều, loang lổ, nạn nhân cảm thấy rất đau và xuất hiện mụn nước trên da. Ở mức độ 3 cũng là mức độ nặng nhất, bỏng diễn ra trên vùng rộng, gây tổn thương cho tất cả các lớp da, da chuyển màu trắng hoặc cháy sém. Vết bỏng có thể đau rất ít, thậm chí không đau do dây thần kinh và mô da bị tổn thương.

Để sơ cứu đúng cần căn cứ vào từng mức độ bỏng. Sơ cứu đúng cách theo từng mức độ bỏng được thực hiện như sau:

Sơ cứu bỏng đúng cách: Trước khi thực hiện, chuyên gia khuyến cáo 1 NÊN, 1 TRÁNH để nhanh lành, bớt đau, không sẹo xấu - Ảnh 3.

Để sơ cứu đúng cần căn cứ vào từng mức độ bỏng.

Bỏng ở mức độ 1

- Ngâm vết bỏng vào nước lạnh ít nhất 5 phút, sau đó thoa lên vết bỏng một lớp kem dưỡng da có tác dụng bảo vệ, làm lành da như lô hội, thuốc mỡ kháng sinh.

- Sử dụng băng gạc nhẹ nhàng quấn lỏng quanh vết bỏng. Có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn.

Bỏng ở mức độ 2

- Ngâm vết bỏng vào nước ít nhất 15 phút. Có thể đắp vải ướt nhúng nước lạnh lên vết bỏng nhỏ 2-3 phút mỗi ngày, sau đó thoa thuốc mỡ kháng sinh.

- Sử dụng băng gạc khô băng vết bỏng, thay băng mỗi ngày một lần. Chú ý rửa sạch tay trước khi rửa vết bỏng.

- Kiểm tra vết bỏng hàng ngày xem có xuất hiện những dấu hiệu như sưng đau, đỏ hơn không. Không lột da từ vết bỏng để tránh nhiễm trùng, không gãi.

- Sử dụng kem chống nắng trước khi ra bên ngoài vì vết bỏng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời trong vòng 1 năm.

Sơ cứu bỏng đúng cách: Trước khi thực hiện, chuyên gia khuyến cáo 1 NÊN, 1 TRÁNH để nhanh lành, bớt đau, không sẹo xấu - Ảnh 4.

Sử dụng kem chống nắng trước khi ra bên ngoài vì vết bỏng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời trong vòng 1 năm.

Bỏng ở mức độ 3

- Loại bỏ vải vóc, trang phục… dính ở khu vực vết bỏng, không sử dụng nhúng vết bỏng vào nước hay bất cứ loại thuốc nào bôi lên vết bỏng.

- Nâng phần bị bỏng lên cao hơn tim, có thể băng bằng băng ẩm, mát, sạch.

- Có thể bỏ qua bước hai, nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay lập tức.

Lưu ý: Hướng dẫn sơ cứu bỏng áp dụng với các trường hợp bỏng do nước sôi, dầu mỡ nóng bắn vào. Không dành cho đối tượng bị bỏng điện, bỏng hóa chất. Với những trường hợp bị bỏng điện, bỏng hóa chất thì cần đến bệnh viện càng nhanh càng tốt vì có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới các bộ phận trong cơ thể, gây nguy hiểm tính mạng. Khuyến cáo người dân không được chủ quan, tự sơ cứu tại nhà, có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Theo Nhịp Sống Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái trẻ đi hút mỡ bụng bị biến chứng nặng nề, phải quỳ gối xin spa giúp đỡ khiến dân mạng xót xa?

Cô gái trẻ đi hút mỡ bụng bị biến chứng nặng nề, phải quỳ gối xin spa giúp đỡ khiến dân mạng xót xa?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Theo người đăng tải, cô gái người Trung Quốc này đã gặp biến chứng nặng sau khi đi hút mỡ bụng từ 1 spa giá rẻ.

Người đàn ông ở Hải Dương đi khám vì đau đầu bất ngờ phát hiện hoại tử não, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân từ căn bệnh nguy hiểm này

Người đàn ông ở Hải Dương đi khám vì đau đầu bất ngờ phát hiện hoại tử não, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân từ căn bệnh nguy hiểm này

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhiễm nấm đen có biểu hiện liên tục sốt cao, đau nhức mặt, hàm, đau đầu, đã đi khám và điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi.

Có nên ăn cơm nguội để tủ lạnh vài ngày?

Có nên ăn cơm nguội để tủ lạnh vài ngày?

Sống khỏe - 11 giờ trước

Để tiết kiệm thực phẩm, không ít người có thói quen cất giữ cơm thừa trong tủ lạnh và nhiều khi để khá lâu; có nên ăn cơm nguội để tủ lạnh vài ngày?

Người phụ nữ 36 tuổi bị ung thư dạ dày vì thường xuyên làm việc này, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

Người phụ nữ 36 tuổi bị ung thư dạ dày vì thường xuyên làm việc này, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Đi khám vì có biểu hiện chướng bụng, buồn nôn, đau bụng, cô gái 36 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư dạ dày.

Chụp CT an toàn cho trẻ với công nghệ CT 2560 lát cắt đầu tiên tại BVĐK Hồng Ngọc

Chụp CT an toàn cho trẻ với công nghệ CT 2560 lát cắt đầu tiên tại BVĐK Hồng Ngọc

Sống khỏe - 16 giờ trước

Lần đầu tiên tại Việt Nam, hệ thống CT cao cấp siêu tốc độ Revolution Apex Elite 3.0 cung cấp 2560 lát cắt được BVĐK Hồng Ngọc đưa vào sử dụng giúp giảm tới 96% tác động tia xạ - một bước tiến quan trọng mang đến giải pháp an toàn và chính xác cao cho bệnh nhi trong các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.

Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm, Bộ Y tế đề nghị xử lý triệt để, hạn chế lây lan diện rộng

Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm, Bộ Y tế đề nghị xử lý triệt để, hạn chế lây lan diện rộng

Y tế - 17 giờ trước

Theo Cục Y tế dự phòng, thông tin từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, tại tỉnh Bình Định (huyện Phù Mỹ và huyện Vĩnh Thạnh) đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong do nhiễm cúm A(H1N1)pdm.

Nhiều ca nhập viện do mắc sởi biến chứng nặng

Nhiều ca nhập viện do mắc sởi biến chứng nặng

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Trong tháng 11, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An liên tục tiếp nhận các trường hợp mắc bệnh sởi biến chứng nặng, phải thở máy.

Phát hiện sớm tụ máu não ở người cao tuổi

Phát hiện sớm tụ máu não ở người cao tuổi

Sống khỏe - 17 giờ trước

Tụ máu não là một vấn đề nghiêm trọng xuất hiện khi các mạch máu lớn trong não bị vỡ và gây ra xuất huyết, tạo thành khối máu tụ trong não.

Lý do nên ăn gừng vào mùa đông

Lý do nên ăn gừng vào mùa đông

Sống khỏe - 19 giờ trước

Không chỉ là loại gia vị phổ biến trong các món ăn, gừng còn có tác dụng tuyệt vời giúp làm ấm cơ thể và tăng cường sức đề kháng trong mùa đông lạnh giá.

Bé 7 tuổi ở Phú Thọ bị hoại tử, lõm da đầu, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm khi chữa bệnh cho con

Bé 7 tuổi ở Phú Thọ bị hoại tử, lõm da đầu, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm khi chữa bệnh cho con

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trẻ bị đau nhức ở vùng chẩm, tự vỡ mủ và hoại tử da đầu. Gia đình tự điều trị kháng sinh tại chỗ nhưng không hiệu quả, khiến tình trạng ngày càng nặng thêm.

Top