Số hóa y tế ở miền núi: Hướng đi khó nhưng là việc phải làm vì người bệnh
Điều bất ngờ giữa núi rừng miền núi phía Bắc, không chỉ ở bệnh viện tuyến tỉnh, chuyển đổi số y tế tại Yên Bái đang lan tỏa đến tuyến cơ sở, mở ra hướng đi mới cho các địa phương.
Khám bệnh không chờ đợi – chuyện đã có thật
Bác sĩ chuyên khoa 1 Phan Thanh Tôn, Giám đốc BVĐK khu vực Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái thông tin đến phóng viên, là Bệnh viện đa khoa hạng II đóng vai trò tuyến cuối ở phía Tây của tỉnh Yên Bái, đồng thời là đơn vị chỉ đạo chuyên môn cho 3 trung tâm y tế: Trạm Tấu, Văn Chấn và Mù Cang Chải – những địa danh còn không ít khó khăn về giao thông và hạ tầng, chúng tôi xác định cần chủ động trong chuyển đổi số và phải là "chìa khóa" để nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.

Người bệnh đến BVĐK khu vực Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái chỉ cần mang căn cước công dân gắn chip là có số thứ tự.
Từ cuối năm 2024, đã đánh dấu một bước ngoặt của BVĐK khu vực Nghĩa Lộ: bệnh viện chính thức vận hành hệ thống bệnh án điện tử – thay thế hoàn toàn hồ sơ giấy, số hóa toàn bộ dữ liệu và tích hợp chữ ký số. Hệ thống này không chỉ rút ngắn thời gian khám chữa bệnh, giảm tải nhân lực lưu trữ, mà còn giảm hẳn chi phí in ấn – một "khoản tiết kiệm thầm lặng" nhưng có giá trị lâu dài.
Hình ảnh bệnh nhân ngồi chờ hàng giờ đồng hồ để được khám, rồi lại tiếp tục xếp hàng để chụp chiếu, xét nghiệm… dần trở thành quá khứ. Nhờ hệ thống PACS – công nghệ lưu trữ hình ảnh y khoa kỹ thuật số, các bác sĩ giờ đây có thể xem kết quả chẩn đoán hình ảnh rõ nét ngay trên máy tính hoặc điện thoại. Trong khi đó, hệ thống LIS cho phép mã hóa mẫu xét nghiệm bằng barcode, trả kết quả trực tuyến, giảm thiểu tối đa sai sót và rút ngắn quy trình điều trị.
Không dừng lại ở đó, phần mềm quản lý bệnh viện Onemes 3.0 đã số hóa toàn bộ quy trình điều hành – từ hành chính, nhân sự đến thống kê báo cáo chuyên môn. Mọi quyết định giờ đây được đưa ra dựa trên dữ liệu thời gian thực, chứ không còn dựa vào phán đoán kinh nghiệm như trước.
BVĐK khu vực Nghĩa Lộ đã triển khai hệ thống đặt lịch khám trực tuyến, giúp người dân chủ động chọn thời gian khám mà không cần xếp hàng. Cùng với đó, các KIOS thông minh và hệ thống gọi số tự động đã thay đổi hoàn toàn cách bệnh nhân đến và di chuyển trong bệnh viện. Một niềm vui đối với người dân: người bệnh có thể xem lại toàn bộ kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh trên điện thoại – chỉ cần quét mã QR trên phiếu kết quả.
Gắn chuyển đổi số với chính sách quốc gia
Với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Yên Bái và Sở Y tế, BVĐK tỉnh Yên Bái cùng BVĐK khu vực Nghĩa Lộ không chỉ số hóa để phục vụ nội bộ, mà còn tích cực tích hợp vào các nền tảng quốc gia theo Đề án 06 của Chính phủ. Những ứng dụng tưởng chừng "xa lạ" như VNeID, đơn thuốc điện tử, tra cứu BHYT bằng CCCD… đều đã được triển khai. Người dân không cần mang theo xấp giấy tờ khi nhập viện – tất cả đã có thể tra cứu và xác minh chỉ qua một cú chạm.

Hệ thống PACS được thực hiện thường quy tại BVĐK tỉnh Yên Bái.
Dù vẫn còn nhiều khó khăn – như tỷ lệ thanh toán viện phí không tiền mặt còn thấp do đặc thù dân tộc thiểu số chưa sử dụng thanh toán điện tử – nhưng những gì mà ngành Y tế Yên Bái đạt được cho thấy: chuyển đổi số không chỉ dành cho bệnh viện ở các thành phố lớn. Với quyết tâm và sự sáng tạo, bệnh viện của các tỉnh miền núi hoàn toàn có thể vươn lên, trở thành hình mẫu về y tế thông minh.
Không chỉ dừng lại ở các kỹ thuật số hóa quy trình hành chính, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái – đơn vị tuyến cao nhất của ngành y địa phương – còn cho thấy bước tiến vượt trội trong cả chuyên môn và công nghệ số hóa lâm sàng.
TS.BS Trần Lan Anh – Giám đốc bệnh viện – chia sẻ, cùng với việc hoàn thiện bệnh án điện tử từ năm 2022, ứng dụng đơn thuốc QR giúp rút ngắn thời gian phát thuốc, bệnh viện còn đẩy mạnh đầu tư vào thiết bị y tế hiện đại, đồng bộ và chú trọng đào tạo nhân lực chuyên sâu. Nhờ đó, hàng loạt kỹ thuật ngoại khoa khó, hiếm đã được triển khai thành công ngay tại Yên Bái.
Mạnh mẽ trong chuyển đổi số, tạo điều kiện cho BVĐK tỉnh Yên Bái phát triển các kỹ thuật chuyên sâu, có thể kể đến: phẫu thuật u hố sau xâm lấn xoang tĩnh mạch bằng mở nắp sọ, điều trị sẹo hẹp khí quản cổ-ngực cao, tạo hình thân đốt sống bằng bơm cement sinh học qua cuống… – những kỹ thuật từng chỉ thấy ở bệnh viện tuyến trung ương.
Mới đây nhất, sau khóa đào tạo tại Nhật Bản, các bác sĩ BVĐK tỉnh Yên Bái đã thực hiện thành công kỹ thuật nội soi lấy máu tụ não – phương pháp ít xâm lấn, không cần đặt dẫn lưu, rút ngắn thời gian nằm viện còn chỉ 2 ngày. Đây không chỉ là bước tiến về kỹ thuật mà còn là minh chứng rõ nét cho tư duy "tiệm cận quốc tế" trong chuyển đổi số và chuyên môn hóa tại tuyến tỉnh.

50 phút 'nghẹt thở' cứu sống ngoạn mục cụ bà 70 tuổi ngừng tim giữa chợ
Sống khỏe - 9 giờ trướcNhờ phản ứng nhanh của người dân, sự hỗ trợ của trạm y tế địa phương và hệ thống báo động đỏ nội viện, bệnh nhân được cấp cứu kịp thời và tim đập trở lại sau 50 phút.

Người phụ nữ 62 tuổi ở Hà Nội phát hiện sớm ung thư vú từ việc làm quan trọng này
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân ung thư vú không có biểu hiện đau, không sờ thấy khối cứng, không sụt cân hay thay đổi thể trạng... Tuy nhiên, qua khai thác tiền sử, bác sĩ phát hiện người bệnh có yếu tố nguy cơ di truyền từ chị gái ruột...

Người phụ nữ ở Hà Nội đi cấp cứu trong đêm sau khi làm điều này để giảm đau đầu
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Khoảng 30 phút sau khi uống thuốc, người bà T mềm nhũn, tay chân rũ rượi, không kiểm soát được vận động nên được đưa đi cấp cứu.

Lý do những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh cần được tăng cường kết nối mẹ - con
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcNhững ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh có thể làm gián đoạn mối liên kết giữa người mẹ và em bé. Nhưng chính sự gắn kết an toàn giữa mẹ và con có thể làm giảm tác động lâu dài của chứng trầm cảm sau sinh đối với sự phát triển tâm lý xã hội của trẻ.

Người đàn ông chết não hiến tạng giúp 7 người được nối dài cuộc sống
Y tế - 13 giờ trướcTừ một người đàn ông chết não sinh sống ở Quảng Ninh đã hiến tạng giúp 7 người được nối dài sự sống. Điều xúc động, trân quý hơn khi vợ của người hiến tạng đang công tác tại Bệnh viện Sản Nhi địa phương này.

Người đàn ông 56 tuổi bị nhồi máu cơ tim thừa nhận 30 năm làm 1 việc sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có bệnh nền tăng huyết áp, đang điều trị bằng thuốc nhưng không tái khám định kỳ và có thói quen hút thuốc lá trong suốt 30 năm nay.

6 lựa chọn sữa tốt cho sức khỏe
Sống khỏe - 18 giờ trướcTất cả các loại sữa và sản phẩm thay thế sữa đều mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau. Dưới đây là 6 lựa chọn sữa lành mạnh tốt cho sức khỏe.

5 lợi ích của trà xanh đối với người đái tháo đường
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcTrà xanh là một loại đồ uống mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt với bệnh đái tháo đường. Hãy cùng khám phá về vai trò tiềm năng của loại thức uống này trong việc kiểm soát đường huyết và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân đái tháo đường.

Bệnh tay chân miệng đang gia tăng, bố mẹ cần biết điều này để bảo vệ con
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh tay chân miệng đang là vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm bởi đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ em dưới 5 tuổi.

8 dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều carbohydrate tinh chế
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcKhi nạp quá nhiều carbohydrate tinh chế, cơ thể sẽ có một số phản ứng như mụn trứng cá, tăng cân hay tình trạng mất năng lượng. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ tiết lộ những dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều loại carbohydrate này.

Người phụ nữ 42 tuổi bị u xơ tử cung, thiếu máu nặng vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Từ việc thăm khám lâm sàng và kết quả thăm dò, các bác sĩ xác định nguyên nhân khiến bệnh nhân thiếu máu nặng là do u xơ tử cung chảy máu.