Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sợ trẻ bị di chứng hậu F0, mẹ nên làm ngay những điều này

Thứ sáu, 08:00 25/03/2022 | Sống khỏe

Sau khi là F0, trẻ em có thể gặp phải các triệu chứng như sương mù não, nhận thức kém, đọc chậm, mất ngủ,.... Các mẹ không nên chủ quan trước tình trạng này mà cần tìm ra phương pháp hỗ trợ giúp con hạn chế di chứng, tránh ảnh hưởng sức khỏe sau này.

Gần đây, tình hình dịch bệnh đang bùng phát ở rất nhiều tỉnh thành trên cả nước, số ca nhiễm tăng cao không chỉ ở người lớn mà cả trẻ em. Các bé là đối tượng chưa được tiêm phòng, cùng với đó hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện nên khi bị virus xâm nhập dễ chuyển biến nặng hoặc để lại di chứng. 

Sợ trẻ bị di chứng hậu F0, mẹ nên làm ngay những điều này - Ảnh 1.

Những di chứng để lại sau mùa dịch ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con.

Tiến sĩ Martha K. Swartz tại trường Đại học Yale, Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng sau khi khỏi bệnh trẻ em vẫn có nguy cơ gặp phải các hội chứng như mệt mỏi mãn tính, biến chứng phổi và tim mạch, mất ngủ, khó khăn về nhận thức và khả năng vận động. Tại Việt Nam, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. HCM (HCDC) cũng chỉ ra những triệu chứng thường gặp hậu F0 như rối loạn tâm lý, giảm sự tập trung, rối loạn giấc ngủ, nhận thức kém, đọc chậm, giảm trí nhớ ngắn hạn,... Các di chứng này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của trẻ. Chính vì vậy, các mẹ không nên chủ quan khi trẻ nhiễm virus corona. Mặc dù khỏi bệnh nhưng mẹ vẫn cần tiếp tục theo dõi và nâng cao sức khỏe toàn diện cho bé, giúp phục hồi chức năng vận động, chăm sóc tinh thần, giấc ngủ và dinh dưỡng.

Chăm sóc thể chất và tinh thần sau mùa dịch

Bài tập đơn giản nhưng vô cùng quan trọng với mỗi F0 là tập thở. Ngay từ khi chưa âm tính, mẹ đã có thể cho bé tập thở chúm môi. Bài tập này sẽ giúp bé cảm thấy dễ thở hơn, động tác chúm môi sẽ tạo một lực đẩy khí bị ứ trong phế nang ra bên ngoài, giúp thông thoáng đường thở, phổi sẽ được thông khí tốt hơn và tăng lưu lượng oxy.

Với bài tập này, mẹ nên cho bé ngồi trên ghế trong không gian yên tĩnh với tư thế thoải mái, thả lỏng người. Thực hiện hít vào bằng mũi, mím môi trong 2 - 3 giây, chúm môi và thở ra từ từ bằng miệng. Mẹ hãy làm mẫu và để bé bắt chước theo. Nếu bé chưa biết cảm nhận thì mẹ có thể đặt ngón tay trước mũi và miệng bé để biết bé làm đúng hay chưa. Luyện tập đến khi bé làm đúng và tăng nhịp độ lên từng ngày. 

Sợ trẻ bị di chứng hậu F0, mẹ nên làm ngay những điều này - Ảnh 2.

Mẹ chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho bé.

Bên cạnh đó, mẹ đừng quên cho con vận động nhẹ nhàng hàng ngày như đi bộ chậm, tập các bài tập giãn cơ, đạp xe rất chậm,.... Ngoài ra, trẻ ở nhà ít giao tiếp, nhiều cha mẹ thường cho trẻ chiếc điện thoại để chơi hay xem TV cả ngày, khiến trẻ dễ có nguy cơ bị chậm nói, cơ thể trở nên thụ động hơn, hệ thống miễn dịch sẽ suy yếu, các triệu chứng ngày càng tăng nặng. Thay vào đó, cha mẹ cần tăng thời gian giao tiếp tích cực hàng ngày với trẻ bằng các trò chơi vừa chơi vừa tư duy như ú òa, trốn tìm, chi chi chành chành, vẽ tranh, nặn đất, đố vui-trò chuyện, kể chuyện, đọc sách…

Dinh dưỡng hỗ trợ giảm thiểu các hội chứng hậu F0

Bên cạnh việc chăm sóc thể chất, tinh thần cho trẻ, mẹ còn cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cho con bởi đây là một yếu tố quan trọng vì trẻ có thể vẫn còn trải nghiệm biếng ăn sau bệnh do vị giác của trẻ cần thời gian hồi phục, có thể lên đến 3-6 tháng. Bên cạnh biếng ăn thì như đã nói ở trên, các di chứng sau khi nhiễm virus Sars-Covi-2 có thể ảnh hưởng đến tim mạch, khả năng nhận thức và vận động của trẻ.

Một trong những dưỡng chất thiết yếu nên được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của trẻ là các axit béo thiết yếu Omega 3 và Omega 6. Tác giả RJ Wurtman ở Viện Công nghệ Massachusetts, Khoa Khoa học Trí não và Nhận thức, Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng Omega 3 và 6 là thành phần cấu trúc chính cho màng tế bào hệ thống thần kinh trung ương, giúp tăng số lượng khớp thần kinh, hỗ trợ phát triển não bộ, ảnh hưởng đến nhận thức và vận động của trẻ. Vì vậy, Omega giúp tăng khả năng ghi nhớ, tập trung chú ý, hỗ trợ khắc phục hậu quả triệu chứng hậu covid.

Theo nghiên cứu của Adonis Saremi tại Trường Y Chicago, Hoa Kỳ, Omega 3 có khả năng hỗ trợ giảm rối loạn nhịp tim, một trong những di chứng thường gặp của các F0. Bên cạnh đó, hai loại axit béo thiết yếu là DHA và ALA còn giúp hỗ trợ bảo vệ tế bào thần kinh, tế bào não cho bé. Vì thế,  để bảo vệ tim mạch, não bộ cho bé, tăng cường khả năng nhận thức và vận động, mẹ nên chú trọng bổ sung các axit béo này.

Sợ trẻ bị di chứng hậu F0, mẹ nên làm ngay những điều này - Ảnh 3.

Bổ sung Omega 3 và 6 giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe mùa dịch.

Tuy nhiên, Omega 3 và Omega 6 cơ thể không tự tổng hợp mà phải bổ sung qua ăn uống và qua các sản phẩm chứa Omega 3 và 6 như TPBVSK Fitobimbi Omega Junior. Đây là sản phẩm cung cấp nguồn Omega 3 và Omega 6 từ thực vật cho bé từ 1 ngày tuổi, được chiết xuất từ quả lý chua đen. Nhờ vậy nên Fitobimbi Omega Junior không có mùi tanh như các sản phẩm bổ sung Omega 3 và 6 từ cá hay các động vật khác, giúp trẻ dễ uống, dễ hấp thu. Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Italia, đạt tiêu chuẩn quốc tế, không chứa Gluten, Lactose nên ba mẹ hoàn toàn yên tâm sử dụng cho bé.

Để tìm hiểu biện pháp bổ sung Omega giúp hỗ trợ trẻ tăng cường sức khỏe, vượt qua mùa dịch cũng như thông tin về TPBVSK Fitobimbi Omega Junior, mẹ có thể BẤM VÀO ĐÂY.

Thông tin cho bạn đọc

TPBVSK Fitobimbi Omega Junior có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Website: https://fitobimbi.vn/san-pham/omega-junior/

Fanpage: https://www.facebook.com/omegajunior.vn

Sợ trẻ bị di chứng hậu F0, mẹ nên làm ngay những điều này - Ảnh 4.

PV


 

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 7 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 8 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 18 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Top