Soi gương phát hiện dấu hiệu bệnh tim
Những biến đổi trên gương mặt như phù nề, xám xịt cảnh báo một người có nguy cơ mắc bệnh tim.
Khó thở và đau ngực là biểu hiện thường gặp của những người có bất ổn tim mạch. Ngoài ra, những thay đổi trên khuôn mặt cũng là chỉ báo đáng tin cậy.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ người Anh Donald Grant, khuôn mặt sưng, đỏ hoặc xám xịt là dấu hiệu cho thấy tim không bơm đủ máu có oxy đi khắp cơ thể. “Hiểu được dấu hiệu ghi nhận tim không hoạt động bình thường có thể tạo ra sự khác biệt giữa sự sống và cái chết”, bác sĩ người Anh chia sẻ.
Mặc dù bệnh tim không thể chữa khỏi nhưng các phương pháp điều trị và can thiệp vào lối sống có thể làm giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, các dấu hiệu trên thường bị nhầm lẫn với các tình trạng khác như hen suyễn hoặc vấn đề về nội tiết tố.
Tiến sĩ Grant cho biết, thay đổi đầu tiên cần chú ý là sưng mặt xảy ra khi máu không được bơm đến thận đúng cách, khiến cơ quan này khó loại bỏ muối và nước hơn. Quỹ Tim mạch Anh giải thích tình trạng tích tụ chất lỏng có thể khiến người bệnh đột nhiên tăng cân, phù nề.
Mặt đổi màu với môi xanh, da xám cho thấy lưu lượng máu và tuần hoàn kém có thể bắt nguồn từ nồng độ oxy trong máu thấp. Trong khi đó, khuôn mặt ửng đỏ là dấu hiệu của huyết áp cao, gây thêm áp lực cho tim, làm tổn thương cơ dẫn đến suy tim.
Ngoài ra, theo Daily Mail , còn có rất nhiều triệu chứng khác của bệnh tim không bao giờ được bỏ qua.
Khó thở có thể do nhiều tình trạng gây ra, bao gồm hen suyễn hoặc virus đường hô hấp như Covid-19. Tuy nhiên, Tiến sĩ Grant cảnh báo đây còn là dấu hiệu chính của bệnh tim: “Khi tim không bơm máu kịp thời, các tĩnh mạch có thể nhanh chóng bị ứ đọng, khiến chất lỏng rò rỉ vào phổi, gây khó thở. Thiếu máu giàu oxy cũng ảnh hưởng đến tình trạng khó thở”.
Mặc dù cảm giác tim đập nhanh có thể do uống quá nhiều caffeine, một số loại thuốc và lo lắng, Tiến sĩ Grant khuyến cáo: “Rối loạn nhịp tim khiến nhịp tim chậm lại hoặc tăng nhanh đột ngột. Nếu không được điều trị, tình trạng này làm tăng nguy cơ ngừng tim, suy tim và đột quỵ”.
Mặc dù có nhiều lý do khiến một người cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt trong thời gian căng sức cho công việc, kiệt sức có thể là dấu hiệu cảnh báo của suy tim khi tim không thể bơm đủ máu tới các cơ. Các triệu chứng khác bao gồm buồn nôn, chóng mặt và đổ mồ hôi.
Trên thực tế, số lượng người trẻ mắc các vấn đề tim mạch nguy hiểm, bao gồm đau tim, đột quỵ đang gia tăng. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), số ca đau tim ở nhóm 25-29 tuổi đã tăng gần gấp đôi trong thập kỷ qua. Theo Quỹ Tim mạch Anh, khoảng 49.000 người dưới 75 tuổi ở Anh tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm khoảng 1/4 số ca tử vong ở Anh mỗi năm.
Theo NHS, đây là tình trạng bệnh lâu dài, trở nên tồi tệ hơn theo thời gian nhưng tiên lượng khác nhau tùy thuộc từng trường hợp. Béo phì, uống quá nhiều rượu và hút thuốc là các yếu tố nguy cơ.
Thay đổi về lối sống như ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên là những phương pháp điều trị phổ biến ngoài thuốc men và phẫu thuật.
Lý do không nên ăn cháo thường xuyên
Sống khỏe - 56 phút trướcCháo dễ tiêu hóa, nhẹ bụng và phù hợp với những người đang ốm hoặc cần một bữa nhẹ nhưng bạn không nên ăn quá thường xuyên.
Ngừa đột quỵ: 2 sai lầm trên bàn ăn mà người châu Á hay mắc
Sống khỏe - 2 giờ trướcMột phân tích toàn cầu cho thấy người dân khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Trung Á thuộc "top 5" về nguy cơ đột quỵ do chế độ ăn uống.
Người đàn ông 51 tuổi ở Long An nguy kịch vì tự ý làm việc này sau khi bị rắn cắn
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH - Sau khi bị rắn cắn, ông H. đã tự đắp lá thuốc theo kinh nghiệm dân gian tại nhà với hy vọng giảm đau và sưng. Tuy nhiên, tình trạng không những không cải thiện mà còn ngày càng xấu đi.
Điều gì xảy ra khi bạn uống nước ấm mỗi sáng?
Sống khỏe - 5 giờ trướcUống nước ấm vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần kết hợp thói quen này với một lối sống khoa học và lành mạnh.
Trực tiếp Lễ trao giải TÔI KHỎE ĐẸP HƠN lần 3
Y tế - 16 giờ trướcTối 3/1/2025, tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức Lễ trao giải cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN Lần 3.
Người phụ nữ 30 tuổi bị loét hoàn toàn thực quản vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải khi uống thuốc
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Nguyên nhân khiến cô gái bị viêm loét hoàn toàn thực quản là do thuốc dính vào niêm mạc thực quản, gây viêm và loét thực quản.
4 bí quyết giúp phổi khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch hô hấp
Sống khỏe - 19 giờ trướcPhổi là cơ quan hô hấp chính ở vị trí trung tâm của hệ hô hấp bao gồm khí quản, cơ hoành, cơ thành ngực, mạch máu và các mô khác. Tất cả các bộ phận này đều tham gia vào quá trình thở, trao đổi khí cho cơ thể.
Nghĩa cử cao đẹp của gia đình người chết não giúp hồi sinh nhiều cuộc đời trong ngày đầu năm mới
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH – Sáng nay (3/1), bệnh nhân ghép tim đã bắt đầu cai máy thở, huyết động dần ổn định. Bệnh nhân ghép gan đã tỉnh, tự thở, chức năng gan đang hồi phục tốt.
Cứu sống cụ bà 88 tuổi ở Hà Nội bị viêm ruột thừa cấp, bác sĩ chỉ ra các biểu hiện này cần đi khám ngay
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Cụ bà 88 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng quanh rốn lan dần xuống vùng hố chậu phải kèm khó thở, mệt mỏi…
Hé lộ giải thưởng của Top 12+2 ứng viên đêm trao giải TÔI KHỎE ĐẸP HƠN Lần 3
Y tế - 21 giờ trướcSau 3 tháng diễn ra cuộc thi TÔI KHỎE ĐẸP HƠN Lần 3, Ban tổ chức đã lựa chọn được những ứng viên xuất sắc nhất để vinh danh trong Lễ trao giải diễn ra tại Nhà hát Lớn tối 03/01/2025.
Người đàn ông 53 tuổi bị nhồi máu cơ tim thừa nhận thường xuyên làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm nay.