Sống khỏe với trời nồm
GiadinhNet - Thời tiết nồm thuận lợi cho sự phát triển các virus gây bệnh đường hô hấp, hen suyễn.
Theo BS Duy Anh, đặc trưng của nồm ẩm là sáng mưa phùn, trưa nắng ấm và chiều lại chuyển lạnh, làm trẻ em, người già không thích ứng kịp nên rất dễ mắc bệnh. Hay gặp là Adeno virus gây chảy nước mũi, đau họng, ho, đau mỏi các cơ. Bệnh ủ sau 1-2 ngày thì phát bệnh và đột ngột sốt rất cao (39 - 40 độ C), nếu không điều trị sớm, virus vào phổi có thể gây suy hô hấp rất nhanh. Ngoài ra, nồm ẩm còn rất có thể mắc các bệnh sốt phát ban, sởi, thuỷ đậu, rubella ở trẻ nhỏ, trẻ lớn và thanh niên.
Với người già, nồm ẩm dễ gây chứng đau đầu, mệt mỏi uể oải, ra nhiều mồ hôi, khó ngủ... Nhiều người phải nhập viện với các bệnh tim mạch, viêm phổi, đau đầu và các bệnh do tuổi già phát tác. Đặc biệt là những bệnh mà Đông y gọi là "thấp" như thấp khớp, thấp tim, hen và các bệnh hệ thống như Lupud ban đỏ, xơ cứng bì...
Thời tiết nồm khiến việc thải nhiệt qua da bị cản trở, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây cũng là thời điểm trứng cá lăm le bùng phát trên da mặt do tuyến bã nhờn tiết ra không bay hơi được, cộng với bụi bẩn dễ dẫn đến bít tắc lỗ chân lông rồi xuất hiện mụn đầu đen và mụn sẩn dưới da... Nhiễm khuẩn nặng hơn sẽ bị mụn mủ, viêm nang lông và mụn đầu trắng.
![]() Cách ăn mặc cho trẻ cũng rất quan trọng trong thời tiết nồm. Ảnh: Chí Cường |
Với những ngôi nhà được xây dựng lâu năm, tường nhà ẩm ướt kéo dài thì nên sử dụng chất tẩy Cloramin để làm giảm nguy cơ sinh nấm mốc. Một cách khác là xông khói quả bồ kết để phòng tránh nấm mốc quay trở lại.
Thời tiết nồm ẩm làm nền nhà trơn trượt. "Thực tế đã có rất nhiều trẻ em, người lớn phải nhập viện để điều trị chấn thương sọ não do trượt chân ngã trên sàn nhà, trượt chân khi vào toilet... Vì thế, cần có dép chống trơn để đi lại trong trường hợp nền nhà đổ mồ hôi".
BS Duy Anh khuyến cáo. |
Các chứng bệnh đường hô hấp đều diễn tiến rất nhanh. Do đó, khi thấy trẻ ho, sốt... cần đưa đi khám sớm để tránh bệnh chuyển nặng. Nên đưa trẻ nhỏ đi tiêm phòng các loại vaccine phòng bệnh. Nếu trẻ ốm nên cho trẻ nghỉ học, vừa để chăm sóc vừa để tránh lây lan trong nhà trẻ, trường học.
Nếu người lớn trong nhà có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi... cần hạn chế tiếp xúc với trẻ và cũng cần chữa trị sớm để không lây sang người khác.
Để phòng bệnh mùa nồm ẩm, BS Duy Anh khuyến cáo nên hạn chế tiếp xúc nóng - lạnh đột ngột, hạn chế ra ngoài trời khi thời tiết ẩm ướt. Không nên tắm quá lâu, không đi chân đất, không mặc quần áo ẩm ướt. Người có các bệnh dị ứng, hô hấp cần hạn chế tiếp xúc với nấm mốc. Phòng ngủ (nhất là phòng của trẻ) nên có máy hút ẩm. Nếu dùng thảm trải sàn phải bảo đảm luôn khô ráo, thường xuyên hút bụi vì đó là nơi tập trung nhiều nhất con bọ mạt hay còn gọi là con bụi nhà, một trong những tác nhân chủ yếu gây bệnh dị ứng. Khi trong nhà có những tủ sách lâu năm cần luôn dọn dẹp, hút bụi vì rất nhiều người đã lên cơn hen cấp tính phải nhập viện vì cầm sách đọc và hít phải bụi, mốc từ sách.
Với phụ nữ, những thói quen vệ sinh không đúng cách sẽ tạo môi trường thuận lợi cho một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nhất là những ngày "đèn đỏ" mà nồm ẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn, nấm gây viêm âm hộ, âm đạo. Vì vậy, cần dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ hòa với nước để rửa. Tuy nhiên, không nên vệ sinh quá 2 lần/ngày bởi "sạch" quá môi trường vi khuẩn tự nhiên của vùng kín dễ bị mất cân bằng, dễ nhiễm bệnh.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặp - 7 phút trướcThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Người đàn ông mắc liên cầu khuẩn sau khi ăn lòng lợn: Những điều cần biết về căn bệnh nguy hiểm này
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH – Mới đây, thông tin người đàn ông 49 tuổi ở Thái Bình nguy kịch, tiên lượng tử vong cao do mắc liên cầu khuẩn lợn sau khi ăn lòng lợn đã khiến nhiều người hoang mang. Điều đáng nói, đây không phải là trường hợp hiếm gặp họa do mắc liên cầu lợn từ quá trình giết mổ, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ thịt lợn.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mỡ lợn chữa bệnh gì, các bài thuốc từ mỡ lợn
Sống khỏe - 6 giờ trướcMỡ lợn từ xa xưa được con người xem là một thực phẩm rất phổ biến trong cách chế biến món ăn của đại đa số dân tộc trên thế giới, nhưng đây cũng là một vị thuốc quý được dùng chữa một số bệnh trong Đông y.

Thời điểm ăn giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bệnh tiểu đường
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Ăn đúng thời điểm có thể mang lại lợi ích đáng kể cho người bệnh tiểu đường trong việc ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa
Sống khỏe - 11 giờ trướcDứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

Lòng lợn có thể gây nguy hiểm nếu chế biến và ăn theo cách này
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, nếu vô tình ăn phải nội tạng của lợn bệnh, nhất là lòng chưa được nấu chín, nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, ký sinh trùng hoàn toàn có thể xảy ra, gây hại cho người dùng.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.