Sự kiện giáo dục “gây bão” trong năm 2015
GiadinhNet - Năm 2015 khép lại với nhiều sự kiện giáo dục đáng nhớ, bên cạnh những mặt tích cực như: Thi THPT quốc gia gọn nhẹ, bội thu huy chương Olympic quốc tế... Đây cũng là một năm với đầy biến động của ngành Giáo dục và Đào tạo khi có rất nhiều chính sách, sự kiện “gây bão” dư luận.
Bội thu huy chương Olympic quốc tế
Năm 2015, Việt Nam có 7 đoàn học sinh tham dự Olympic khu vực và quốc tế, bao gồm: 2 đoàn Vật lí và Tin học tham dự Olympic khu vực châu Á, 5 đoàn tham dự Olympic quốc tế là Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học và Tin học. Kết quả đạt được rất cao so với nhiều năm trước đây, cụ thể các đoàn học sinh giỏi Việt Nam đã đoạt tổng cộng 12 Huy chương Vàng (chiếm 32,43%), 16 Huy chương Bạc, 6 Huy chương Đồng và 03 Bằng Khen. Được biết, năm 2014 có 8 đoàn dự thi gồm 42 học sinh, cả 42 học sinh đều đoạt giải nhưng số Huy chương Vàng chỉ chiếm 28,57%, 21 Huy chương Bạc, 8 Huy chương Đồng và 1 Bằng Khen.
Lần đầu tổ chức thi THPT quốc gia
Năm 2015 là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ THPT Quốc gia. Đây là hình thức thi tích hợp “2 trong 1”, tức là kết quả thi được sử dụng vào 2 mục đích vừa xét tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển CĐ, ĐH. Kỳ thi được chia thành hai cụm thi ở Sở GD&ĐT dành cho thí sinh chỉ lấy kết quả tốt nghiệp, cụm thi do trường ĐH tổ chức dành cho thí sinh xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Kết quả của kỳ thi có tỷ lệ đỗ của khối THPT đạt 93,42%, khối Giáo dục thường xuyên đạt 70,08%, bình quân chung là 91,58%. Tỷ lệ tốt nghiệp của các thí sinh dự thi tại cụm thi do trường đại học chủ trì là 94,74%, cụm do các Sở GD&ĐT chủ trì là 84,45%. Tuy nhiên, tại nhiều hội đồng thi chỉ tổ chức cho vài thí sinh thi một môn. Bộ cũng đã tùy tiện cho điểm tất cả những thí sinh làm ở đề thi và đáp án sai môn Vật lí.
“Vỡ trận” xét tuyển đại học
Kết thúc kỳ thi THPT quốc gia 2015, các thí sinh được dùng kết quả để tham gia vào các đợt xét tuyển ĐH, CĐ. Hiện tượng thí sinh ào ào rút - nộp hồ sơ xét tuyển đã xảy ra ở một số trường ĐH “tốp trên” khiến dư luận không khỏi ái ngại. Nhiều phụ huynh, thí sinh vất vả ngược xuôi đến các trường ĐH để nộp, rồi rút hồ sơ sang trường khác.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng đã thừa nhận trách nhiệm khi để xảy ra hiện tượng “vỡ trận” xét tuyển ĐH, CĐ. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu các phương án để tránh hiện tượng nộp hồ sơ “ảo”, ào ào tới rút - nộp hồ sơ tại các trường để phục vụ công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016.
Số phận long đong của môn Lịch sử
Sau khi Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nhận được sự quan tâm của xã hội khi môn Lịch sử không còn tên trong chương trình học bắt buộc mà là lồng ghép với môn học mới có tên gọi tích hợp. Đông đảo các giáo sư đầu ngành Lịch sử lên án mạnh mẽ và yêu cầu Bộ giữ lại Lịch sử là môn học bắt buộc, độc lập, nhất là trong điều kiện chủ quyền biển đảo đang bị đe dọa nghiêm trọng, còn Bộ GD&ĐT cho rằng, khối lượng môn học không thay đổi, chỉ thay đổi tên gọi.
Tại kỳ họp Quốc hội thứ 10 - khóa XIII, số phận của môn Lịch sử ở các bậc học phổ thông cũng đã được định đoạt bởi các ý kiến được nêu ra đã thống nhất tiếp tục giữ môn Lịch sử là môn chính. Hiện Bộ GD&ĐT đang tiến hành lấy ý kiến để xây dựng môn học Lịch sử trong Chương trình sách giáo khoa mới.
Cấm thi tuyển vào lớp 6
Để tránh hiện tượng ôn thi, luyện thi ở Tiểu học, đầu tháng 3, Bộ GD&ĐT đã ban hành quy định cấm các trường tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 6, kể cả kiểm tra IQ, làm trắc nghiệm. Đồng thời, Bộ GD&ĐT cho phép các trường được xây dựng phương án tuyển sinh riêng thông qua xét tuyển, nhưng vẫn tuân thủ quy định không áp dụng thi tuyển.
Quy định này lập tức “gây bão” dư luận, bởi nhiều trường ở Hà Nội, TP HCM có lượng hồ sơ đăng ký lớn, nên đều phải loay hoay tìm các phương án tuyển sinh như: Xét học bạ, hạnh kiểm, thành tích trong các kỳ thi năng khiếu... Song nhiều trường dân lập cho rằng, nếu xét tuyển sẽ khó đảm bảo chất lượng đầu vào của trường, giảm đi sức hút của trường trong tuyển sinh. Vào ngày mở bán hồ sơ vào lớp 6 của Trường THCS Lương Thế Vinh đã có hàng trăm phụ huynh chen chúc mua hồ sơ.
Đà Nẵng khởi kiện nhân tài du học
Từ năm 2004, Đà Nẵng thực hiện đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm bổ sung đội ngũ cán bộ chất lượng cho thành phố. Hơn 630 học viên đã tham gia dự án, nhưng chỉ có hơn nửa số du học sinh về làm việc tại thành phố. Có nhiều học viên không về làm việc mà xin ở lại học tiếp lên cao hoặc chưa làm hết thời gian cam kết lại bỏ ra nước ngoài… gây ảnh hưởng kinh tế cho Đà Nẵng.
Vừa qua, Trung tâm phát triển nguồn lực chất lượng cao Đà Nẵng đã khởi kiện 7 học viên vi phạm hợp đồng. Sau phiên sơ thẩm, tòa tuyên cáo các học viên phải bồi thường thiệt hại cho thành phố. Tuy nhiên, các cá nhân trên kháng cáo với mong muốn được giảm án phí bồi thường.
Liên tiếp các vụ bạo hành học sinh
Năm qua, dư luận cả nước liên tục bàng hoàng và phẫn nộ trước những vụ bạo hành trẻ em của những người bảo mẫu, giáo viên. Tiêu biểu như, ngày 3/10, trên mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại cảnh một em bé chừng 2 - 3 tuổi bị nhốt ở ngoài cửa, bé phải nhặt rác để ăn. Cơ quan chức năng xác định vụ việc xảy ra tại Trường mầm non Xuân Mai (huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn). Do cháu bé quấy khóc trong giờ ngủ nên cô giáo đã bế ra ngoài và chốt cửa. Nhà trường đã đình chỉ công tác hai cô giáo liên quan.
Hay ngày 5/10, phụ huynh bé P.L bàng hoàng khi thấy cảnh con trai 15 tháng tuổi bị 3 bảo mẫu trói chân tay, nhét giẻ vào miệng tại Trường mầm non Sơn Ca ở đường Hữu Nghị (TP Đồng Hới, Quảng Bình). Ngay sau đó, Công an đã đến hiện trường lập biên bản và điều tra vụ việc.
Cô giáo “cung bọ cạp” dọa xử đồng nghiệp
Ngày 31/7, cộng đồng mạng được phen “dậy sóng” với câu chuyện, kèm theo đó là đoạn clip được ghi tại Trung tâm Anh ngữ Lena trên phố Thái Hà, Hà Nội. Clip cho thấy, hai sinh viên bị gây khó dễ về chuyện học phí, cô giáo chuyển sang xưng hô “mày - tao” và dọa nạt học viên. Sau khi đoạn clip được đăng tải, cô giáo được xác định là Lê Na đã gọi điện, gửi email đe dọa người đăng clip, nói mình thuộc “cung bọ cạp” nên không sợ gì, thách thức sinh viên. Phòng GD&ĐT quận Đống Đa, Hà Nội đã xác định trung tâm này chưa được cấp phép hoạt động.
Khoảng 10h30 ngày 23/9, tại Trường mầm non Mầm Xanh cơ sở 2 (quận Đống Đa, Hà Nội) đã xảy ra va chạm giữa cô giáo Trần Thị Thu (lớp nhà trẻ 8) với 2 giáo viên lớp khác. Trần Thị Thu cầm dao xông về phía cô Hường, dọa chém vào mặt vì liên quan đến chuyện chia thịt nấu ăn. UBND quận Đống Đa đã ra quyết định kỷ luật cô Trần Thị Thu, đồng thời buộc cô Thu không được dạy học mà phải chuyển làm công việc khác.
Quang Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Mạo danh sĩ quan quân đội lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Dù không có nghề nghiệp ổn định, Đồng tự nhận và giới thiệu mình đang làm việc trong quân đội (giữ chức vụ Trưởng phòng Quân nhu), quen biết nhiều người nhằm lòe nạn nhân để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

7 học sinh bị lũ cuốn, 1 em ngừng hô hấp, 3 em mất tích
Đời sống - 5 giờ trướcSau khi đi học về, 7 học sinh rủ nhau tắm suối rồi bị nước lũ từ thượng nguồn đổ về cuốn trôi, 3 học sinh vẫn đang mất tích.

Cảnh sát chặn bắt 2 phụ nữ bắt cóc bé 7 tuổi khi đang trên đường tẩu thoát
Pháp luật - 6 giờ trướcNguyễn Thị Hoa và Nguyễn Thị Huỳnh Lan đã nảy sinh bắt bé Ng. để gây áp lực cho mẹ cháu bé trả nợ cho mình.

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần
Xã hội - 6 giờ trướcĐồng chí Trần Đức Lương - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước - đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo mà hàng triệu người Việt Nam đang đối mặt mỗi ngày nhưng không hề biết
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Một chiêu trò lừa đảo mới đang lan nhanh: kẻ gian giả danh kỹ thuật viên Microsoft, Viettel hay ngân hàng, yêu cầu người dùng cài phần mềm điều khiển từ xa để “hỗ trợ khắc phục lỗi”. Chỉ cần bạn làm theo, mọi dữ liệu từ mật khẩu đến tài khoản ngân hàng đều có thể bị đánh cắp trong vài phút. Đừng để sự cả tin trở thành cái bẫy!

Tổ chức tháo dỡ lều quán lấn chiếm bãi biển ở Thanh Hoá
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH – Lực lượng chức năng huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) yêu cầu các hộ kinh doanh trái phép tổ chức tháo dỡ lều lán lấn chiếm bãi biển.

Toàn cảnh dự án nhà máy ô tô Tralas tiền tỷ ở tỉnh nghèo Bắc Kạn
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Nhà máy ô tô Tralas tại phường Xuất Hóa, TP Bắc Kạn sau 15 năm thực hiện, đến nay vẫn chưa được triển khai. Các ô đất được chia ra làm xưởng gỗ, hằng ngày nhả khói bay khắp nơi.

Ông Nguyễn Tường Quân làm Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường
Thời sự - 10 giờ trướcSáng ngày 21/5, tại trụ sở Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (Cung Trí thức TP Hà Nội, số 1 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy), cơ quan chủ quản tạp chí Kinh tế Môi trường đã tổ chức hội nghị công bố và trao quyết định về công tác cán bộ.

4 con giáp không theo đuổi giàu sang, danh vọng nên cuộc sống an nhàn, hạnh phúc
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Sống trên đời, hầu như ai cũng đều phấn đầu để có cuộc sống giàu sang, vậy mà những người thuộc các con giáp sau cả đời lại chỉ cầu bình yên. Tuy nhiên, phú quý vẫn cứ tìm đến họ.

Quảng Trị: 5 học sinh ra kênh nước chơi, 1 em tử vong
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - Trong lúc cùng nhóm bạn ra tại kênh nước ở thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) chơi, em H. không may bị đuối nước, tử vong

Làm sổ đỏ 2025 diễn ra nhanh gọn, tiết kiệm thời gian cần thực hiện theo trình tự, thủ tục này
Đời sốngGĐXH - Luật Đất đai 2024 quy định chi tiết về trình tự, thủ tục cấp sổ đỏ. Người dân cần phải chuẩn bị những gì để quy trình thuận lợi?