Sự thật chuyện các dòng họ đua nhau nhận mộ cổ thuộc dòng họ mình sau khi phát hiện xác ướp ở Hà Nội
GiadinhNet - Mấy ngày nay, người dân xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội) xôn xao về ngôi mộ có xác ướp một người phụ nữ giàu có, khoảng trên 60 tuổi được phát hiện ở cánh đồng Bà Chúa (thuộc thôn Phú Mỹ của xã).
|
Người dân dổ xô đi xem khai quật mộ cổ. Ảnh T.G |
Theo ông Doãn Văn Lợi, Bí thư Chi bộ thôn Phú Mỹ, chiều 7/12, trong lúc đang chỉ đạo cho bộ phận máy xúc múc đất hạ đường để làm giao thông thủy lợi nội đồng thì bất ngờ múc phải chiếc quan tài. Nghi vấn gặp phải mộ cổ, đội thi công ngay lập tức đã dừng công việc lại và báo cáo lên chính quyền địa phương và hỏi ý kiến của các nhà khoa học. Ngay khi người dân trong thôn vẫn đang chờ đợi cơ quan chức năng về để khảo nghiệm ngôi mộ thì dòng họ Doãn đã lên tiếng nhận ngôi mộ cổ đó chính là của dòng họ mình. Vì vậy, những người trong dòng họ Doãn đã ra đóng cọc căng bạt ngủ tại đây cùng với chính quyền xã để trông coi mộ.
Lý giải về việc nhận mộ cổ là mộ của dòng họ mình, ông Doãn Mạnh Hà - Trưởng dòng họ Doãn chia sẻ: "Tôi là đời thứ 15 của dòng họ, buổi chiều trước khi đào thấy mộ, khi đi ngang chỗ đang làm đất hạ đường tôi bỗng thấy bên cạnh đó có một ngôi mộ được lát gạch đỏ rất đẹp. Tôi liền bảo những người lái máy xúc đừng đào đất khu vực này nữa bởi dưới đó là mồ mả của dòng họ chúng tôi. Mặc dù mọi người khẳng định đó là khu đất trống không hề có ngôi mộ nào, nhưng tôi nhìn đi nhìn lại vẫn thấy nên khẳng định lại, thì mọi nghĩ tôi bị ma nhập. Tôi nói lúc đầu giờ chiều, thì chiều tối họ đã đào vào đúng ngôi mộ ở vị trí mà tôi đã nhìn thấy trước đó".
Tiếp lời ông Hà, ông Doãn Quang Quyến (75 tuổi) trưởng hội đồng gia tộc họ Doãn nói: "Tôi được cha chú kể lại, khu ruộng đó xa xưa thuộc ruộng của cụ Thống cũng là con của Trưởng họ trước đây. Theo thông tin chúng tôi biết chắc chắn thì ở ruộng đó có hai mộ đã được sang cát. Trước kia, hàng năm các cụ của dòng họ vẫn đi trảy mộ ở khu ruộng đó. Nhưng sau cải cách, hợp tác xã dồn điền đổi thửa khiến chúng tôi không xác định được vị trí hai ngôi mộ ấy nữa. Đến nay khi máy xúc đào phải mộ, thì gia đình chúng tôi đã mang hai mộ đi chôn cất, còn ngôi mộ cổ thì chính quyền giữ lại".
|
Ông Doãn Mạnh Hà đang xem lại gia phả. Ảnh T.G |
"Qua chiến tranh, nhà cửa của cha ông bị đốt, hoặc tiêu tán hết nhưng họ Doãn vẫn giữ được gia phả ghi lại toàn bộ con cháu trong họ. Tuy nhiên các đời trước kia chỉ ghi lại danh tính mỗi người mà không ghi lại năm mất và nơi chôn cất. Mãi đến đời thứ 9 thì các thông tin mới được ghi lại rõ ràng. Khi tìm thấy mộ cụ bà ở ruộng Bà Chúa, họ Doãn đã họp để xem lại gia phả thì thấy từ đời thứ 3 đến đời thứ 6 có rất nhiều người làm quan trong triều nhà Lê", ông Quyến khẳng định.
Cũng theo ông Hà: Trong gia phả đời thứ tư dòng họ Doãn có ghi: Bà là Nguyễn Thị Dạ, hiệu là Diệu Kiên, được phong là tiết phụ. Năm 28 tuổi, chồng làm quan và bị kẻ xấu hãm hại. Bà hết sức sửa sang việc gia đình, thờ chồng nuôi con. Bà mất ngày 9/12 thọ 70 tuổi". Ông Hà kể tiếp: "Đến đời con bà là ông Doãn Quang Nhạc, sinh được ba con trai, con trưởng là ông Bình Thứ, hai lần đỗ Tứ trong triều Lê. Ông làm đến chức tiến công thứ lang, Tuyên trung vệ điểu bạ. Rồi con cụ Bình Thứ là ông Thư Hiên cũng thi đỗ đầu huyện bấy giờ.
Theo suy luận của họ Doãn thì một số thông tin về ngôi mộ của các nhà khoa học khá trùng khớp với gia phả của dòng họ Doãn. Thông tin thứ nhất là niên đại ngôi mộ vào khoảng 300 năm là cùng thời với bà Nguyễn Thị Dạ. Thông tin thứ hai mộ cổ là mộ của người giàu cũng trùng khớp bởi bà Dạ được phong tiết phụ nên khi mất hẳn bà phải được các con cháu thờ cúng rất chu đáo, hơn nữa chồng bà làm quan, con cháu cũng làm quan mới lo được cho mẹ như vậy. Thông tin thứ ba các nhà khoa học nói xác ướp rơi vào khoảng thời hậu Lê thì con cháu bà đều làm quan cho thời Lê".
Tuy nhiên, sự việc không dừng lại ở đó bởi không chỉ dòng họ Doãn nhận ngôi mộ cổ là mộ của nhà mình, mà họ Đặng Trần cũng làm đơn xin chính quyền xã xem xét có phải mộ của dòng họ mình không. Ông Đặng Trần Chuyển, trưởng dòng họ Đặng Trần, thôn Ngọc Than chia sẻ: "Thật ra chúng tôi cũng không phải muốn thấy mộ quý mà muốn nhận vơ, chỉ là tôi thấy những thông tin mà các nhà khoa học nhận xét khi khai quật mộ khá trùng với một cụ bà trong gia phả của dòng họ. Chúng tôi chỉ muốn xem nếu phải thì có thể nhận tổ tiên về thờ cúng".
|
Trưởng họ Nguyễn và ông Hà đang đối chiếu gia phả. Ảnh T.G |
Theo ông Chuyển thì ngôi mộ trên được dự đoán là ngôi mộ của cụ Bùi Thị, hiệu là Xuân Hòa, mất ngày 28/2. Mộ táng tại xứ đồng xưa, thôn Phú Mỹ. Cụ là đời thứ 8 của họ Đặng Trần, bố của cụ là ông Đặng Trần Cảnh hiệu là Phúc Giang làm thầy giáo dạy học ở Quốc Tử Giám. Tuy gia phả không ghi năm mất của cụ bà nhưng dựa trên một số thông tin ghi trong gia phả thì chúng tôi tính ra thời điểm cụ bà mất đến nay cũng đã khoảng 300 năm. Hơn nữa mộ cụ được chôn ở xứ đồng xưa của thôn thì không biết qua biến thiên của thời gian, vị trí mộ phần cụ Xuân Hòa có được dịch chuyển sang ruộng Bà Mẫu không.
Tại nhà trưởng họ Doãn, chúng tôi cũng gặp một vị Trưởng họ Nguyễn Văn ở thôn Yên Ngọc (xã Đồng Quang) đến họ Doãn để đối chiếu xem gia phả nhà ai trùng khớp hơn. Bởi theo vị trưởng họ này, ngôi mộ trên cũng có thể là mộ của dòng họ nhà ông. Chia sẻ với người viết, vị Trưởng họ này nói: "Các cụ nhà tôi đều làm quan rất nhiều, theo gia phả dòng họ tôi có 6 đời làm quan cho nhà Nguyễn, 8 đời làm quan cho nhà Lê và cũng lập được nhiều công lớn. Hiện tại, dòng họ tôi đang có 6 ngôi mộ bị thất lạc là 3 cụ ông và 3 cụ bà, các cụ này đều làm quan ở triều Lê". Ông còn tâm sự: "Không hiểu sao mấy ngày nay tôi cứ thấy bồn chồn, khó ngủ. Tôi đã tìm mộ các cụ nhà mình ở rất nhiều nơi nhưng vẫn chưa tìm thấy. Trong khi đó, trước lúc việc đào mộ diễn ra tôi có nằm mơ được các cụ báo mộng sẽ tìm thấy mộ các cụ sớm thôi".
Chia sẻ về vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường, người trực tiếp khai quật mộ cổ cho biết: Sáng ngày 9/12 các nhà khoa học đã có mặt để khai quật mộ cổ. Sau khi khai quật, xác ướp trong mộ đã được các nhà khoa học lấy mẫu đưa về nghiên cứu. Hiện vẫn chưa có kể quả kiểm tra chính xác niên đại của xác ướp. Còn dòng họ nào muốn biết chính xác mộ cổ thuộc nhà ai thì họ có thể gửi mẫu tóc để kiểm tra ADN, vì chúng tôi đã lấy mẫu tóc của người nằm trong quan tài. Tuy nhiên theo tôi thấy thì mộ cổ này thuộc dòng họ Doãn là hợp lý nhất. Bởi phần đất đó ngày xưa là của dòng họ đó thì hẳn người ta phải mai táng người nhà của mình. Vậy nên khi chôn cất lại xác ướp chúng tôi đã để cho dòng họ Doãn cùng với chính quyền địa phương mai táng.

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 10 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 10 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 11 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.