Sự thật về bé gái bị bỏng rộp toàn thân, suýt chết vì uống nước ngọt
Những ngày gần đây, dư luận Quảng Bình xôn xao trước thông tin một bé gái bị phỏng rộp, lột da toàn thân sau khi uống nước ngọt không rõ nguồn gốc. Vậy đâu là nguyên nhân thực sự của căn bệnh này?.
Một ngày đầu tháng 12, chúng tôi tìm đến nhà bé Hồ Thị Kiều Tr. (11 tuổi), trú xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) sau khi cô bé được điều trị tích cực tại Bệnh viện Trung ương Huế trở về.
Nhìn bên ngoài, làn da bé vẫn còn nhiều chỗ bị đóng mảng da đen, một số chỗ đang lột các lớp da còn lại lấm tấm những mảng non màu hồng. Theo lời người nhà, hiện nay bệnh tình của em đã phục hồi hơn trước rất nhiều, nhưng sức khỏe vẫn còn yếu.

Hiện, tình trạng bệnh của bé đã đỡ hơn rất nhiều so với những ngày đầu.
Nhìn con với ánh mắt xót xa, chị Lê Thị Hà (SN 1979), mẹ Kiều Trang bùi ngùi cho biết: “Sau khi Tr. đi học về, tôi nhìn thấy con uống nước ngọt (loại bình thường em vẫn uống), được một lúc, nó bắt đầu la đau bụng, rồi toàn thân nổi mẫn đỏ.
Tưởng con bị mề đay, mọi người khuyên nên vào nhà đắp chăn tránh gió. Nhưng các nốt đỏ chẳng những không lặn, mà chuyển thành màu đen kịt rồi tạo thành các nốt bỏng (có nốt to như quả trứng gà), phồng rộp toàn thân”.

Các lớp da bắt đầu bong tróc.
Một ngày sau, bé được gia đình đưa đếnTrạm y tế xã Phúc Trạch điều trị, sau đó thấy bệnh tình chuyển biến nặng hơn, bé Tr. lại được đưa lên Bệnh viện Đa khoa huyện Bố Trạch điều trị rồi chuyển lên Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới và cuối cùng là Bệnh viện Trung ương Huế.
“Khi đó, con bé yếu lắm, các nốt bỏng vỡ ra khiến toàn thân rỉ nước, miệng loét, đau không ăn được nên gia đình phải đổ nước cháo cho bé. Lần đầu chưa chuẩn đoán ra, họ nói bị bẩm sinh tim, khối u đường ruột, nước chèn phổi...”, chị Hà vẫn chưa hết hoang mang cho biết.

Chị Hà cho biết, khi mới nổi ban đỏ, mọi người nghĩ bé bị mề đay chứ không nghĩ đến bệnh nặng như vậy
“Ở địa phương chúng tôi chưa từng chứng kiến căn bệnh nào như vậy. Nhìn thấy bé đang khỏe mạnh mà bỗng chốc toàn thân phỏng rộp, suy kiệt sức khỏe trậm trọng, hàng xóm chúng tôi ai cũng thương xót cháu. Chỉ mong cháu nhanh khỏi bệnh để có sức khỏe đi học với chúng bạn”, một người hàng xóm chia sẻ.
Chưa biết thực hư thế nào, nhưng cũng trong thời gian này, dư luận Quảng Bình bắt đầu xôn xao trước thông tin một bé gái bị bỏng rộp toàn thân, suýt chết do ngộ độc nước ngọt không rõ nguồn gốc.

Nhiều người tới hỏi thăm bệnh tình của bé Tr.
Chị Hoàng Thị Đoài (SN 1990), trú xã Xuân Trạch (huyện Bố Trạch) cho biết: “Vào mỗi buổi sáng mai, tôi thường cho con vài nghìn ra trước cổng trường ăn sáng. Theo tìm hiểu, cháu mua xôi, còn lại tiền thì mua nước ngọt uống (cùng loại nước ngọt mà bé Kiều Tr. uống). Nhưng từ ngày nghe tin bé Tr. bị như vậy, chúng tôi và bản thân các cháu cũng không ai dám uống nữa”.
Cuối tháng 11, sau khi điều trị tích cực tại Bệnh viện Trung ương Huế, thấy tình trạng bệnh tiến triển tốt, bé Tr. đã được xuất viện về nhà. Theo chẩn đoán trong giấy ra viện của Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Huế, cháu Hồ Thị Kiều Tr. bị Hội chứng Lyell.
Theo y khoa, hội chứng Lyell (còn gọi là hoại tử thượng bì do nhiễm độc) gây ra nhiều triệu chứng như ban đỏ hơi nề, xu hướng lan tỏa, ngứa, đôi khi có tổn thương hình bia bắn. Các bọng nước nông xuất hiện đầu tiên ở thân mình, lòng bàn tay, bàn chân sau đó nhanh chóng lan ra khắp người, liên kết với nhau làm lớp thượng bì trợt, để lại nền da màu đỏ, tím, rỉ dịch, trường hợp nặng có thể tiết dịch rất nhiều hoặc chảy máu. Nếu không được điều trị sớm, da sẽ bong trợt nhiều, nhăn nheo, xô lại, bị xé rách từng mảng lớn, có khi hoại tử giống như bị bỏng lửa. Bệnh tương đối hiếm gặp, tỷ lệ khoảng 0,4-1,3 ca trên một triệu dân được phát hiện mỗi năm.
Theo tìm hiểu, đối với Hội chứng Lyell, nếu không được điều trị kịp thời và đúng, thì tỷ lệ tử vong rất cao từ 25-100% trường hợp. Nguyên nhân dẫn đến tử vong phần lớn do rối loạn nước và điện giải, do nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn phổi, do chảy máu dạ dày ruột , không dung nạp được glucid và dinh dưỡng kém. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm: nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn cơ quan hô hấp, tổn thương gan, thận, biến chứng ở mắt như giảm thị lực, loét giác mạc không hồi phục, hẹp thực quản, hẹp âm đạo.
Theo Nguoiduatin.vn

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết
Sống khỏe - 2 giờ trướcĂn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Sống khỏe - 7 giờ trướcMột nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Bài thuốc trị bệnh từ lá lốt
Sống khỏe - 8 giờ trướcLá lốt không chỉ là gia vị thơm ngon trong ẩm thực Việt Nam, mà còn là vị thuốc nam có nhiều công dụng trong điều trị bệnh lý khác nhau.

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.