Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự thật về công dụng chữa bệnh của nấm lim xanh

Thứ sáu, 11:06 13/06/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Nấm lim xanh đang được nhiều người truyền tai nhau về công dụng “thần kỳ” chữa ung thư, trị bách bệnh nan y. Thực tế thì đây chỉ là một loại nấm và chưa có công trình khoa học nào cho thấy tác dụng này của nấm lim xanh.

Sự thật về công dụng chữa bệnh của nấm lim xanh 1

Nấm lim xanh không có tên trong y văn. Ảnh: P.V

 
Quảng cáo kiểu trên trời

Nếu trước đây, nấm lim xanh là món hàng hiếm, được mua bán theo kiểu rỉ tai nhau thì thời gian gần đây sản phẩm này đã được một số công ty quảng bá rầm rộ, công khai. Trong các quảng cáo, nấm lim xanh được giới thiệu như một thần dược có đầy đủ công năng để chữa bệnh nan y.

Một quảng cáo viết và liệt kê hàng chục loại bệnh “khủng khiếp” mà sản phẩm này có thể điều trị: “Nấm lim xanh hay còn gọi là nấm lim có công dụng bồi dưỡng cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch của cơ thể tiến hành tự sửa chữa các rối loạn tế bào và tiêu diệt các tế bào ung. Thực nghiệm lâm sàng cho thấy, nấm lim xanh với các hoạt chất tự nhiên của nó giúp điều trị bệnh ung thư và các bệnh nan y rất hiệu nghiệm. Rất nhiều người kiên trì uống nước nấu từ nấm lim xanh hoặc cao nấm lim xanh đã có hiệu quả rất tốt để cải thiện tình trạng sức khỏe và phòng các loại ung thư sau: Ung thư thực quản, dạ dày, đại tràng, gan, phổi, thận, tụy, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dương vật, ung thư tinh hoàn…”(?!).

Để khách hàng tin tưởng hơn cũng như nhằm mục đích bán hàng đã qua chế biến, một số công ty còn đưa ra thông tin nếu dùng nấm lim xanh chưa qua chế biến (ở địa phương gọi là nấm lim sống) thì hiệu quả chữa bệnh không cao, bởi các hoạt chất kháng nguyên của nấm chưa được làm giàu qua quá trình chế biến để kích thích hệ miễn dịch của người bệnh tự sản xuất ra các kháng thể chống ung thư và tái tạo lại các tế bào tổn thương. Tuy nhiên, các đơn vị bán hàng cũng cho rằng để nấm lim xanh có tác dụng thực sự với các loại bệnh nan y thì đòi hỏi người bệnh cần kiên trì sử dụng liên tục từ 2 - 5 tháng. Với việc gắn cho sản phẩm có hàng loạt công dụng thần kỳ, loại nấm này đã được nhiều người rao bán với giá từ 1,5 triệu cho đến 6 triệu đồng/kg.
 
Không có tác dụng chữa ung thư

Được biết, nấm lim xanh đang được quảng cáo có xuất xứ từ tỉnh Quảng Nam. Chúng tôi đã liên hệ với BS Nguyễn Văn Hai- Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam. BS Hai cho biết: Những năm gần đây không ít người dân “truyền khẩu” nhau rằng, nấm lim xanh “chữa bách bệnh”. Tuy nhiên chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học rõ ràng nào về tác dụng chữa bệnh của sản phẩm này, nó chưa được y văn công nhận là một vị thuốc. Ngành Y tế Quảng Nam đang cho tiến hành kiểm tra các đơn vị rao bán mặt hàng này trên địa bàn tỉnh.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Nam cũng đang rốt ráo tăng cường kiểm tra việc quảng cáo các sản phẩm được chiết xuất từ nấm lim xanh. Theo số liệu đang được quản lý tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, trên địa bàn tỉnh hiện có 2 công ty đăng kí kinh doanh và công bố nấm lim xanh là nguyên liệu thực phẩm chứ không công bố về tác dụng hỗ trợ chức năng cơ thể của sản phẩm này.

Việc các cơ sở kinh doanh khác ghi thông tin trên bảng hiệu quảng cáo là “Nấm lim xanh có tác dụng chữa nhiều bệnh, kể cả bệnh ung thư” là vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm tại Thông tư 08/2013/TT-BYT ngày 13/3/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn về việc quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
 
Người tiêu dùng nên thận trọng

Trên thực tế, không chỉ riêng ở Quảng Nam mà rất nhiều địa phương khác, thậm chí là cả trên những trang mạng xã hội, trên những website đang quảng cáo rất rầm rộ về những tác dụng “thần kỳ” của loại nấm này.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Dược liệu thì: Loại nấm này có tác dụng bồi bổ cường tráng, giúp khí huyết lưu thông, làm tăng sức cho tế bào hấp thụ ôxy tốt hơn... Nó có công dụng trị suy nhược thần kinh, chóng mặt, mất ngủ, viêm gan, viêm khí quản mạn tính, huyết áp cao, đau dạ dày, chán ăn, thấp khớp, thống phong... Còn PGS.TS Nguyễn Thị Chính, công tác tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) - người am hiểu về các loại nấm cho hay, trong số loài nấm mọc trên cây lim xanh, có nấm linh chi, giá trị dược liệu cao. Song, nấm lim mọc trong tự nhiên có hoạt tính dược liệu nhiều hay ít còn tùy thuộc vào khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng.

Như vậy có thể thấy rằng trong các tài liệu nghiên cứu về loại nấm này, các nhà khoa học đều không hề đề cập đến việc hỗ trợ và điều trị bất kỳ bệnh ung thư nào như những lời quảng cáo trên mạng Internet cũng như của các cơ sở bán loại nấm này.
 
M. Hoàng
 
Hoàng Phương
 
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 57 tuổi phát hiện ung thư tuyến tiền liệt ân hận vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 57 tuổi phát hiện ung thư tuyến tiền liệt ân hận vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Sau khi phát hiện ung thư tuyến tiền liệt, người đàn ông 57 tuổi thừa nhận đã vô cùng ân hận vì không nghe lời khuyên của vợ là đi khám sớm.

Cách giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc gan

Cách giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc gan

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Nhiễm độc gan là tình trạng bệnh lý xảy ra khi các tế bào gan bị tổn thương do tiếp xúc với các chất có hại, chẳng hạn như một số loại thuốc, độc tố hoặc hóa chất. Những tổn thương này có thể làm suy giảm chức năng gan và trong các trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến suy gan.

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Y tế - 11 giờ trước

Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, bệnh viện vừa phối hợp với chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập cho bé gái 9 tháng tuổi.

Thực phẩm khắc phục tóc bạc sớm

Thực phẩm khắc phục tóc bạc sớm

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Khi tóc bạc sớm, chúng ta thường lựa chọn giải pháp nhuộm tóc. Tuy nhiên, nhuộm tóc thường xuyên lại mang đến nhiều bất lợi cho sức khỏe. Do đó lựa chọn thực phẩm có lợi giúp khắc phục tình trạng tóc bạc sớm không phải đạt hiệu quả ngay lập tức nhưng đây là biện pháp an toàn.

Cô gái 23 tuổi bàng hoàng khi phát hiện ung thư thận từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Cô gái 23 tuổi bàng hoàng khi phát hiện ung thư thận từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị ung thư thận ở tuổi 23 cho biết có dấu hiệu sút cân và nôn sau khi ăn, nhưng do chủ quan nghĩ rằng đây là biểu hiện của bệnh viêm dạ dày dẫn tới trào ngược nên bệnh nhân đã không đi khám.

Biểu hiện mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ

Biểu hiện mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ

Sống khỏe - 19 giờ trước

Hội chứng ngưng thở lúc ngủ có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là tuổi trung niên. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đái tháo đường, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, đột quỵ.

6 điều có thể gây hại cho hệ miễn dịch

6 điều có thể gây hại cho hệ miễn dịch

Sống khỏe - 19 giờ trước

Có những điều chúng ta luôn nghĩ là làm đúng nhưng đôi khi lại đang mắc sai lầm. Khi nói đến việc cải thiện hệ thống miễn dịch, lạm dụng một số thói quen tốt có thể gây phản tác dụng.

Loại hạt giúp giảm cân và kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại hạt giúp giảm cân và kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Hạt é là loại hạt được lấy từ cây húng quế, đây là một thảo dược được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt trên người tiểu đường.

Nghiên cứu mới khiến nhiều người cân nhắc việc uống sữa vào buổi tối

Nghiên cứu mới khiến nhiều người cân nhắc việc uống sữa vào buổi tối

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều người có thói quen uống sữa trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây sẽ khiến bạn phải thay đổi thói quen này.

5 người trong một gia đình phải nhập viện do nhiễm loại khuẩn có trong nước lũ

5 người trong một gia đình phải nhập viện do nhiễm loại khuẩn có trong nước lũ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, Leptospira thâm nhập vào cơ thể người qua những vết xước ở da, niêm mạc khi tiếp xúc với nước bị nhiễm khuẩn (đồng ruộng, ao, hồ, vũng nước đọng).

Top