Sự thật về 'lời đồn' ăn đường gây ung thư
Đường có gây ung thư không? Đường có nuôi tế bào ung thư khiến chúng phát triển mạnh hơn? Nhiều câu hỏi được đặt ra về mối liên hệ giữa đường và ung thư.
Dạng đường quen thuộc là đường ăn, vị ngọt, tan trong nước, được tạo thành từ các tinh thể glucose và fructose.
Đường ăn được tinh chế, nghĩa là được xử lý để chiết xuất từ nguồn tự nhiên (mía, củ cải đường…). Thực phẩm chưa qua chế biến có thể chứa nhiều đường đơn, như mật ong gần như là đường nguyên chất.
Khi chuỗi đường dài ra, chúng sẽ mất vị ngọt và không hòa tan trong nước nữa, tạo thành một thành phần lớn trong thực phẩm giàu tinh bột.
Thực phẩm giàu tinh bột như gạo, bánh mì, mì ống và rau củ (khoai tây) có thể không có vị ngọt nhưng chứa nhiều carbohydrate.

Nếu chúng ta ăn, uống thứ chứa nhiều glucose (như đồ uống có ga), glucose sẽ được hấp thụ thẳng vào máu để sẵn sàng cho các tế bào sử dụng.
Nếu một loại thực phẩm giàu tinh bột (như mì ống), enzym trong nước bọt và dịch tiêu hóa sẽ phân hủy và chuyển hóa thành glucose. Vì lý do nào đó không có carbohydrate trong chế độ ăn uống, các tế bào có thể biến chất béo và protein thành glucose.
Ở đây, đường và ung thư bắt đầu xung đột, vì ung thư là bệnh của tế bào .
Các tế bào ung thư thường phát triển, nhân lên nhanh chóng nên tiêu tốn nhiều năng lượng, cần rất nhiều glucose và chất dinh dưỡng khác, như axit amin và chất béo.
Đây là cơ sở để các "lý luận" cho rằng "đường thúc đẩy ung thư" ra đời. Nếu tế bào ung thư cần nhiều glucose, thì cắt đường khỏi chế độ ăn uống phải giúp ngăn ung thư phát triển, thậm chí có thể ngăn chặn ngay từ đầu.
Không đơn giản vậy. Các tế bào khỏe mạnh đều cần glucose và không có cách nào bắt cơ thể cung cấp glucose cần thiết cho tế bào khỏe mạnh mà không cấp cho tế bào ung thư.
Không có bằng chứng cho thấy tuân theo chế độ ăn kiêng không đường làm giảm nguy cơ mắc ung thư hoặc tăng cơ hội sống sót nếu được chẩn đoán.
Trong khi tuân theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt với lượng carbohydrate rất thấp có thể gây hại sức khỏe về lâu dài, do loại bỏ các loại thực phẩm cung cấp chất xơ và vitamin tốt.
Điều này đặc biệt quan trọng với bệnh nhân ung thư. Một số phương pháp điều trị có thể làm giảm cân và khiến cơ thể chịu nhiều căng thẳng. Dinh dưỡng kém từ chế độ ăn kiêng có thể cản trở quá trình phục hồi, thậm chí đe dọa tính mạng.
Nếu đường không gây ung thư, tại sao phải lo lắng?
Nếu cắt bỏ đường không giúp điều trị ung thư, tại sao chuyên gia y tế lại khuyến khích cắt giảm thực phẩm có đường trong lời khuyên về chế độ ăn uống?
Đó là bởi có mối liên hệ gián tiếp giữa nguy cơ ung thư và đường. Ăn nhiều đường lâu ngày có thể khiến bạn tăng cân. Bằng chứng khoa học cho thấy thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc 13 loại ung thư. Béo phì là nguyên nhân gây ung thư lớn nhất có thể phòng ngừa, sau hút thuốc.
Một nghiên cứu công bố năm 2019 cho thấy người dùng nhiều đồ uống có đường có nguy cơ mắc ung thư cao hơn một chút, bất kể trọng lượng cơ thể.
Làm thế nào để cắt giảm lượng đường "xấu"? Hãy bắt đầu từ cắt giảm đồ uống có đường như đồ uống có ga, nước tăng lực. Kẹo, chocolate, bánh ngọt và bánh quy tốt nhất nên làm đồ ăn vặt. Đọc nhãn thông tin dinh dưỡng và kiểm tra thành phần có thể giúp bạn chọn loại thực phẩm ít đường hơn.
Nên ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu, các thực phẩm nhiều chất xơ giúp tiêu hóa đường tự nhiên chậm hơn, giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm nguy cơ ung thư ruột.
Bác sĩ Hoàng Phan Quỳnh Trang, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3
Y tế - 1 phút trướcGĐXH - Để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch sởi, Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 trong năm 2025.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề
Bệnh thường gặp - 51 phút trướcGĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt theo cách này để ổn định đường huyết
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Gạo lứt thích hợp với người bệnh tiểu đường nhưng không nên lạm dụng. Ngoài ra cần bổ sung thêm thực phẩm có chứa đạm, các loại rau củ có lượng carb thấp, thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

40 tuổi nhưng sáng nào ngủ dậy cũng đau lưng, tôi giật mình khi bác sĩ nói "mắc bệnh của người già"
Sống khỏe - 7 giờ trướcTôi chưa từng nghĩ mình sẽ nghe cụm từ ấy lúc này – khi bản thân vẫn còn cảm thấy trẻ trung, khỏe mạnh và đầy năng lượng

8 vitamin và thực phẩm bổ sung thiết yếu với phụ nữ
Sống khỏe - 9 giờ trướcVitamin rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe của phụ nữ ở mọi giai đoạn, giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch tối ưu và sức khỏe xương, da và sinh sản. Bất kể ở độ tuổi nào, cơ thể nữ giới đều có nhu cầu dinh dưỡng riêng biệt thay đổi theo thời gian.

9 loại rau có 'dư lượng thuốc trừ sâu cực kỳ thấp', ra chợ cứ yên tâm mà mua
Sống khỏe - 20 giờ trướcKhông ai muốn tiêu thụ thuốc trừ sâu có hại cho cơ thể trong khi thưởng thức những loại rau yêu thích. Với 9 loại rau này thì bạn có thể yên tâm.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN
Y tế - 22 giờ trướcNgày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thanhf phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, TPCN trong khám, chữa bệnh.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcMột loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.