Sự thật vụ 2 em nhỏ đi lao động tại TPHCM
GiadinhNet - Theo báo cáo của Công an xã Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh, TPHCM), 2 em nhỏ người dân tộc thiểu số bị đưa xuống TPHCM lao động không có dấu hiệu chăn dắt, xâm hại đến quyền và sức khỏe. Tuy nhiên, khi được trở về nhà 2 em lại cho rằng mình bị bạo hành, đối xử tàn nhẫn…
Chị Pà bức xúc khi nghe con kể lại bị bóc lột, đánh đập. Ảnh: Đức Huy
Bỏ học xuống thành phố làm thuê
Sau khi nhận được thông tin 2 em nhỏ là T.A.D (12 tuổi) và S.V.S (11 tuổi) tại xã Cư Pui (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) đã trở về với gia đình sau khi bị đưa đi lao động tại TPHCM, chúng tôi đã vượt hàng trăm kilomet để tìm về vùng quê nghèo.
Vượt qua con đường với lởm chởm đất đá, chi chít những ổ voi ổ gà, bụi bay mù mịt chúng tôi mới tìm được về thôn Ea Lang (xã Cư Pui). Hỏi thăm người dân nơi đây mãi chúng tôi mới tìm được đến nhà chị Hoàng Thị Pà (SN 1976), mẹ của cháu T.A.D là một trong 2 em nhỏ bị đưa đi lao động tại TPHCM.
Nằm cheo leo trên triền núi, căn nhà tranh của gia đình chị Pà với chi chít những lỗ hổng, mưa gió có thể cuốn bay bất cứ lúc nào. Do chị Pà không biết tiếng phổ thông nên chúng tôi phải nhờ em Sùng Thị Hoa (16 tuổi, chị gái của S.V.S) phiên dịch giúp.
Ngồi thẫn thờ bên bậu cửa, chị Pà cho hay, khoảng 1 tháng trước, một người quen ở gần nhà đã đưa con chị cùng cháu S.V.S qua Krông Pắk. Sau đó, một người khác đưa 2 cháu xuống TPHCM để làm cho một cơ sở may mặc với mức lương 13 triệu đồng. Kể từ ngày con đi làm xa, chị Pà không có bất kì liên lạc nào với D. cho đến khi được cơ quan chức năng thông báo về vụ việc.
Khi nhắc đến việc bị đưa xuống TPHCM lao động, các em S và D kể lại, sau khi được một người quen đưa qua huyện Krông Pắk, các em được cho ăn uống sau đó đưa xuống TPHCM phụ may quần áo cho cơ sở của một người đàn ông tên T. Tại đây, mỗi ngày S và D phải làm việc quần quật từ 7h sáng đến tận 23h - 24h đêm mới được nghỉ. Công việc nặng lại phải làm nhiều thời gian khiến 2 em mệt mỏi, kiệt sức. Hai em còn cho hay, không chỉ bị làm việc nhiều giờ/ngày mà các em còn bị ông T đánh.
Bỏ trốn trong đêm
Em D (bên trái) và em S (bên phải) diễn tả lại hành động bị đánh đập.
Theo các em S và D, khoảng 19h tối Chủ nhật (ngày 1/4 – PV), ông T cho các em ra ngoài chơi. Trên đường đi, các em gặp lực lượng dân phòng nên được đưa về trụ sở Công an xã Phạm Văn Hai. Sau đó, ông T đã đến Công an xã để bảo lãnh cho 2 em. “Tuy nhiên, khi thấy chú T lên đón, chúng cháu sợ bị đánh nên không dám về đó nữa”, em S nói. Sau đó, gia đình 2 em cùng cán bộ LĐ-TB&XH xã Cư Pui xuống UBND xã Phạm Văn Hai làm thủ tục để đưa các em về nhà. Theo chị Pà, khi xuống đến nơi, chị có gặp ông T, tuy nhiên người này vẫn tỏ thái độ niềm nở, tươi cười như không có chuyện gì xảy ra.
Theo báo cáo của Công an xã Phạm Văn Hai, khi đến làm việc, ông T cho biết, ngày 28/3, một người tên Đen (chưa rõ lai lịch, người dân tộc Mông, trước đó có làm thuê cho ông T) đưa các em S và D đến xin ông cho làm chung và có sự đồng ý của bố mẹ qua điện thoại, nhưng ông T không nhận. Đến khi biết thông tin trên mạng xã hội về việc có các cháu nhỏ bỏ trốn vì bị bóc lột sức lao động, ông T đến Công an xã xin bảo lãnh cho 2 em do bố mẹ các em nhờ vì đang trên đường xuống.
Cũng theo báo cáo, qua xác minh, cơ quan công an nhận thấy sự việc không có dấu hiệu chăn dắt xâm hại đến quyền và sức khỏe của trẻ em nên tiến hành lập hồ sơ liên quan đến 2 bé bàn giao cho UBND xã Phạm Văn Hai thụ lý trước khi có phản hồi từ gia đình.
Về vấn đề này, ông Y Bay M’lô, cán bộ LĐ-TB&XH xã Cư Pui cho biết, em S.V.S và em T.A.D được một người quen đưa đến làm cho cơ sở may mặc mà không thông qua chính quyền địa phương. Sau đó, địa phương nhận được thông tin đã cùng gia đình vào TPHCM để đưa 2 em trở về nhà. Khi về đến nơi, em S. mới nói với mẹ khi đi làm bị đánh đập, bạo hành… Theo ông Y Bay, hiện sức khỏe các em đã ổn định. Em S đã trở lại trường học bình thường.
Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Trương Hữu Phấn, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Krông Bông cho biết, ngoài trường hợp của 2 em S.V.S và T.A.D thì theo thống kê đến ngày 26/3, trên địa bàn huyện còn có 24 em ở độ tuổi từ 14-16 (chủ yếu ở các xã Yang Reh và Dang Kang) bỏ học đi lao động nhiều nơi. Theo ông Phấn, các em nghỉ học để đi làm chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh gia đình khó khăn…
Ông Huỳnh Bài, Chủ tịch UBND huyện Krông Bông cho biết, do nhận thức của người dân thấp, kinh tế khó khăn nên thời gian qua có nhiều đối tượng vào các buôn làng dụ dỗ, lôi kéo gia đình cho con em mình đi lao động. Ông Bài nói: “Chính quyền địa cũng thường xuyên cử cán bộ đoàn thể trực tiếp vào các thôn, buôn để tuyên truyền, vận động người dân không để các đối tượng dụ dỗ con em đi ngoại tỉnh làm việc, tránh tình trạng tương tự như hai cháu nhỏ ở xã Cư Pui”.
Đức Huy
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 42 phút trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 43 phút trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 45 phút trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 1 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 3 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 14 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.