"Suất công lập" hay chính kỳ vọng của phụ huynh mới gây áp lực lên kỳ tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội?
GiadinhNet - Nhiều giáo viên, nhà quản lý giáo dục cho rằng sức ép của kỳ thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội năm nay chủ yếu từ kỳ vọng của phụ huynh chứ chưa hẳn là suất học trường công lập.
Chỉ còn hơn 2 tháng nữa, kỳ thi vào lớp 10 THPT hệ không chuyên tại Hà Nội năm học 2021 - 2022 được diễn ra. Năm nay, kỳ thi diễn ra với bốn môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và Lịch sử. Theo ghi nhận, kỳ thi năm nay được đánh giá là khá "căng" bởi thi 4 môn, áp lực vào trường THPT công lập cũng là rất lớn, do sẽ có khoảng 40 nghìn học sinh tốt nghiệp lớp 9 THCS sẽ phải học trường ngoài công lập, hệ GDTX, trường nghề.
Nhận định về kỳ thi năm nay, thầy Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng trường THPT Đinh Tuyên Hoàng (Hà Nội) cho biết, việc áp dụng thi cử trong tuyển sinh vào lớp 10 cũng là phù hợp bởi cần kiểm tra, đánh giá học sinh qua kỳ thi cũng là dịp để học sinh nghiêm túc hơn trong học tập, nếu không thi, học sinh sẽ chủ quan, không chịu học hoặc chỉ học thiên lệch các môn đã thi.
Chia sẻ về áp lực của kỳ thi vào 10 tại Hà Nội, thầy Lâm cho rằng, sức ép của kỳ thi chính là để học sinh học đều các môn, học tốt hơn và dần bỏ quan niệm học để đi thi mà học để còn chuyển tiếp lên bậc học cao hơn. Thi 3 hay 4 môn không phải là áp lực mà chính sự học lệch, chủ quan không học đều các môn nên gặp áp lực khi biết sẽ phải thi môn này, môn kia. Áp lực tiếp đến đó là từ sự kỳ vọng của phụ huynh, muốn con học giỏi, thi đỗ vào trường nổi tiếng.
Tuyển sinh lớp 10 tại các trường chuyên, trường "tốp đầu" tại Hà Nội luôn có sự cạnh tranh gắt gao.
"Có những học sinh có năng khiểu, học giỏi cần được bồi dưỡng vào những trường phù hợp, nhưng cũng có những học sinh khác có thể sức học không cao, nhưng nhiều phụ huynh lại muốn con đỗ vào trường điểm cao. Theo tôi, môi trường học tập của con cái cũng rất quan trọng, phụ huynh cần tìm hiểu đến các trường học phát triển những năng lực của con cái mình, chứ không phải cứ nhất thiết phải là trường nổi tiếng. Tôi thấy, nhiều em sức khỏe kém, nhưng lại đi học rất xa, không biết sức khỏe có đảm bảo cho học tập hay không. Phụ huynh cần tôn trọng sự lựa chọn của con, không nên áp đặt phải vào trường này, trường kia" - thầy Nguyễn Tùng Lâm đưa ra lời khuyên.
Chỉ ra một thực tế áp lực của kỳ thi, thầy Vũ Khắc Ngọc - giáo viên một trường THPT ở Hà Nội nhận định, việc cạnh tranh gắt gao trong thi vào 10 không phải là nguyên nhân của áp lực. Nguyên nhân lớn nhất của áp lực là kỳ vọng.
Tức là phụ huynh và học sinh thường kỳ vọng, đặt ra những mục tiêu quá khả năng. Ví dụ, khi chọn trường dự thi đối chiếu với mọi năm, năng lực của học sinh chỉ thi được 51 điểm nhưng lại đăng ký trường 53 điểm… để cố gắng, cầu may khiến học sinh rơi vào trạng thái gồng mình, gắng sức mới đạt được mục tiêu thì mới gây ra áp lực.
Cũng theo thầy Ngọc, mỗi kỳ tuyển sinh có rất nhiều trường công không tuyển đủ chỉ tiêu cho dù đến 2, 3 đợt. Tâm lý của phụ huynh luôn muốn con vào trường tốt nhất có thể nhưng trường tốt bao giờ điểm cũng rất cao. Muốn cởi bỏ áp lực này thì bố mẹ, các con nên ngồi lại với nhau, cùng với cả thầy cô, đánh giá đúng mức năng lực của mình nằm ở đâu và sẽ đặt ra mục tiêu, lên kế hoạch để đạt được mục tiêu ấy sao cho vừa sức chứ không phải gồng mình lên để cầu may với lựa chọn đôi khi là đánh đố với bản thân mình.
Theo chia sẻ của một số giáo viên trung học tại Hà Nội, "sức nóng" của kỳ thi vào 10 năm nay được dự còn hơn các năm trước. Theo đó, ngoài việc phải ôn tập hiệu quả, các thí sinh cũng cần chú trọng đến đăng ký các nguyện vọng dự thi. Với 3 nguyện vọng được đăng ký năm nay, cần cân nhắc kỹ trong đăng ký nguyện vọng 1 là mục tiêu đỗ vì các nguyện vọng sau chỉ mang tính dự phòng.
Quang Anh

6 người ở Đà Nẵng thoát khỏi ngôi nhà rực lửa
Thời sự - 28 phút trướcCăn nhà trong hẻm ở TP Đà Nẵng bất ngờ bốc cháy, khói lửa bùng nhanh bao phủ khiến 6 người mắc kẹt hốt hoảng tìm cách thoát ra ngoài.

Phát hiện thi thể nam thanh niên trong tư thế treo cổ trên cầu dân sinh
Xã hội - 50 phút trướcGĐXH - Người dân phát hiện nam thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ trên cầu La Thớ. Trước đó người này nằm trong diện nghi vấn của một vụ mất cắp tài sản.

Vụ 2 xe khách tông trực diện khiến 9 người thương vong: Đã tìm ra nguyên nhân
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Vụ 2 xe khách tông trực diện khiến 9 người thương vong tại Đồng Nai đã được cơ quan chức năng tìm ra nguyên nhân.

Hai nữ sinh đánh, lột đồ bạn để quay clip giữa rừng
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Hai nữ sinh đánh liên tiếp, lột đồ một nữ sinh khác giữa khu rừng để một nữ sinh khác quay clip ghi lại sự việc.

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn kinh hoàng ở Đồng Nai làm 9 người thương vong
Thời sự - 2 giờ trướcLiên quan vụ tai nạn kinh hoàng ở Đồng Nai làm 9 người thương vong, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả và thăm hỏi các nạn nhân trong vụ tai nạn, xử lý nghiêm vi phạm

Sức khỏe 3 nạn nhân trong vụ tai nạn xe máy đâm đối đầu đêm Trung thu
Thời sự - 3 giờ trướcHiện 2 nạn nhân trong vụ tai nạn xe máy đêm Trung thu ở Hà Giang đã ổn định sức khỏe, người còn lại được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Thanh niên chưa rõ nhân thân tử vong dưới cống nước
Xã hội - 3 giờ trướcThấy ở miệng cống có vết máu, ông Võ Thành Liêm đã gọi điện báo lực lượng chức năng.

Bất ngờ trước hình ảnh vận động viên chạy chân đất trong giải chạy báo Hà Nội mới
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Hơn 1500 vận động viên tham gia giải chạy báo Hà Nội mới được tổ chức sáng nay tại hồ Hoàn Kiếm, trong đó nhiều vận động viên nhí chạy chân đất thi đấu.

Video: Khoảnh khắc 2 xe máy đâm trực diện khiến 3 người tử vong ở Hà Giang
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Hai xe máy do các thiếu niên điều khiển, di chuyển với tốc độ cao đã đâm trực diện khiến 3 người tử vong.

9 người chết, 2 mất tích do mưa to, lũ lớn
Thời sự - 4 giờ trướcMưa to trên cả nước những ngày quq đã gây thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản cho nhân dân: 11 người chết và mất tích, hàng chục ngàn ha cây trồng bị ngập, hư hại, nheìu6 tuyến đường bị cô lập

Nhận được tin này công chức thấy tiếc khi thu nhập bị giảm do chính sách cải cách tiền lương
Đời sốngGĐXH - Theo tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2018, Bộ Chính trị đưa ra chính sách cải cách tiền lương, trong đó có nhiều khoản thu nhập của công chức sẽ không còn từ 1/7/2024.