Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sức ép đè lên WHO khi đến Trung Quốc điều tra nguồn gốc Covid

Chủ nhật, 13:30 12/07/2020 | Y tế

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang chịu áp lực chưa từng có khi nhóm chuyên gia của tổ chức này lên đường tới Trung Quốc để điều tra về nguồn gốc đại dịch Covid-19.

Ngày càng có nhiều ý kiến chỉ trích cho rằng WHO sẽ lo sợ hoặc ưu ái Bắc Kinh, từ đó ảnh hưởng đến kết quả điều tra, theo South China Morning Post.

Lần này, phái đoàn của WHO cần phải đạt được nhiều hơn là vài lời bình luận lịch sự và báo cáo kỹ thuật dựa trên thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc .

WHO cho biết cuộc điều tra sẽ tập trung vào nguồn gốc từ động vật của virus corona chủng mới, với tên chính thức là Sars-CoV-2. Tổ chức của Liên Hợp Quốc đã gửi hai chuyên gia đến thành phố Vũ Hán vào cuối tuần này để thảo luận về các thông số nghiên cứu và tiếp cận nguồn dữ liệu.

Sức ép đè lên WHO khi đến Trung Quốc điều tra nguồn gốc Covid - Ảnh 1.

Hai chuyên gia của WHO ngày 10/7 đã bắt đầu chuyến công tác đến Bắc Kinh để điều tra về Covid-19. Ảnh: AFP.

Truy tìm nguồn gốc của một căn bệnh từ động vật đòi hỏi phải điều tra tỉ mỉ, và đây có thể chỉ là bước đầu của cuộc điều tra lớn hơn trong dài hạn.

Trong suốt quá trình này, WHO phải duy trì mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc để giữ quan hệ hợp tác. Nhưng họ cũng sẽ phải đánh giá và xác minh dữ liệu, và phải thuyết phục Bắc Kinh cấp quyền truy cập vào các thông tin quan trọng khác.

Điều này sẽ đòi hỏi công tác ngoại giao khéo léo và phán đoán khoa học, cũng như lựa chọn đúng người để tham gia phái đoàn. Một nửa nhóm sẽ bao gồm các chuyên gia Trung Quốc trong khi phần còn lại sẽ đến từ nước ngoài.

Rõ ràng, các chuyên gia quốc tế có kiến ​​thức về Trung Quốc là lựa chọn hợp lý, nhưng những người này có thể ngại lên tiếng chỉ trích vì không muốn ảnh hưởng đến các dự án nghiên cứu khác của họ với các đối tác Trung Quốc.

Hiện chưa rõ trong phái đoàn có chuyên gia Mỹ hay không. Washington trước đó đã đổ lỗi cho Trong Quốc là nguồn cơn gây ra đại dịch toàn cầu.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10/7 khẳng định nước này đã "giữa vai trò dẫn dắt khi mời các chuyên gia WHO đến điều tra và thảo luận truy vết virus một cách khoa học". Người phát ngôn Triệu Lập Kiên cáo buộc Mỹ "chính trị hóa vấn đề chống dịch và chơi trò đổ trách nhiệm".

Theo Zing.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 46 tuổi viêm tụy cấp đe dọa tính mạng từ thói quen của nhiều đàn ông Việt

Người đàn ông 46 tuổi viêm tụy cấp đe dọa tính mạng từ thói quen của nhiều đàn ông Việt

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện tuyến tụy của bệnh nhân viêm lan rộng, có hoại tử và xuất hiện nhiều ổ dịch quanh tụy. Đây là mức độ nặng nhất của viêm tụy cấp.

Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công 4 ca ghép tim, gan, giác mạc xuyên Việt

Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công 4 ca ghép tim, gan, giác mạc xuyên Việt

Y tế - 3 ngày trước

Sáng 19/6, lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, vừa đồng thời thực hiện thành công 4 ca ghép tim, gan, giác mạc xuyên Việt.

Lãnh đạo Bộ Y tế chúc mừng ngày báo chí Việt Nam các cơ quan báo chí, truyền thông của ngành

Lãnh đạo Bộ Y tế chúc mừng ngày báo chí Việt Nam các cơ quan báo chí, truyền thông của ngành

Thời sự - 4 ngày trước

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, chiều nay (18/6), tại trụ sở Bộ Y tế, Uỷ viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì buổi gặp mặt, chúc mừng các cơ quan báo chí, truyền thông của Bộ Y tế. Cùng dự có Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương thăm, chúc mừng các cơ quan báo chí, truyền thông nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương thăm, chúc mừng các cơ quan báo chí, truyền thông nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Thời sự - 4 ngày trước

Ngày 18/6, Đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng một số cơ quan báo chí, truyền thông Trung ương nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

Tình hình sức khỏe mới nhất của bé gái trong vụ gia đình bị 'chặt chém' hơn 4 triệu tiền taxi và xe ôm

Tình hình sức khỏe mới nhất của bé gái trong vụ gia đình bị 'chặt chém' hơn 4 triệu tiền taxi và xe ôm

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Hiện tại, trẻ tự thở, tiếp tục được chăm sóc, điều trị nội khoa bằng các thuốc uống và thuốc tiêm tại bệnh viện.

3 giờ 'căng não' cứu nam thanh niên không rõ danh tính bị tai nạn nguy kịch lúc rạng sáng

3 giờ 'căng não' cứu nam thanh niên không rõ danh tính bị tai nạn nguy kịch lúc rạng sáng

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Chỉ sau một giờ vào viện, bệnh nhân đột ngột tụt tri giác, điểm Glasgow còn 7 – mức độ hôn mê nặng. Đây là ngưỡng hôn mê sâu, nguy cơ tử vong rất cao nếu không xử trí kịp thời.

Lời gan ruột về 2 ca cấp cứu trong đêm, bệnh nhân không nộp gần 6 triệu viện phí

Lời gan ruột về 2 ca cấp cứu trong đêm, bệnh nhân không nộp gần 6 triệu viện phí

Y tế - 6 ngày trước

Nhân viên y tế cũng là những người lao động... Những ca trực đêm không chỉ mệt mỏi về thể chất mà đôi khi còn để lại nhiều suy nghĩ khi người bệnh ra về trong im lặng, để lại những khoản viện phí không thanh toán.

Người đàn ông 59 tuổi ở Phú Thọ bị sét đánh toàn thân tím tái, ngừng tuần hoàn

Người đàn ông 59 tuổi ở Phú Thọ bị sét đánh toàn thân tím tái, ngừng tuần hoàn

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Khoảng 30 phút trước khi nhập viện, người bệnh đi làm ngoài đồng thì bất ngờ bị sét đánh và bất tỉnh tại chỗ.

Những kháng sinh nào không nên uống cùng vitamin C?

Những kháng sinh nào không nên uống cùng vitamin C?

Y tế - 1 tuần trước

Vitamin C là một vitamin thiết yếu với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó có thể tương tác bất lợi với một số loại kháng sinh...

Sốt xuất huyết đã không còn theo chu kỳ, chuyên gia cảnh báo không thể chủ quan

Sốt xuất huyết đã không còn theo chu kỳ, chuyên gia cảnh báo không thể chủ quan

Sống khỏe - 1 tuần trước

SKĐS - Sốt xuất huyết Dengue đang có xu hướng gia tăng và diễn biến khó lường, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu biến chứng và hướng tới mục tiêu không còn ca tử vong vào năm 2030 của Tổ chức Y tế thế giới.

Top