Hà Nội
23°C / 22-25°C

Suy thận rất nguy hiểm: Những dấu hiệu nhận biết bệnh mà ai cũng nên thuộc nằm lòng

Thứ ba, 15:53 10/04/2018 | Sống khỏe

Khi thận bị suy mà không được chữa trị sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Thận có thể ngừng hoạt động hoàn toàn. Điều này rất nguy hiểm vì nó có khả năng gây tử vong.

Mỗi một con người có hai quả thận (thận trái và thận phải), nằm trong khoang bụng ở hai bên cột sống, giữa lưng, ngay trên thắt lưng. Chúng cùng thực hiện nhiệm vụ chung là loại bỏ các chất thừa (muối, chất điện giải, nước) và các chất thải từ máu ra khỏi cơ thể và kiểm soát các chức năng khác của cơ thể (điều hòa huyết áp…).

Thận khoẻ mạnh sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ sau:

- Duy trì sự cân bằng nước và nồng độ các chất khoáng như natri, kali và phốt pho trong máu.

- Loại bỏ các sản phẩm thải từ máu, hoạt động cơ bắp, tiếp xúc với hóa chất hoặc thuốc

- Sản xuất renin, một loại enzyme giúp điều chỉnh huyết áp

- Sản xuất một chất hóa học gọi là erythropoietin, vốn kích thích sản xuất tế bào hồng cầu

- Sản xuất một dạng hoạt động của vitamin D, cần thiết cho sức khỏe của xương.

Khi thận bị suy, mọi chức năng của chúng đều bị suy giảm, cho nên một lượng lớn dịch, chất điện giải, chất thải, chất độc…bị tích lũy, từ đó gây sưng ở mắt cá chân, nôn mửa, suy nhược, ngủ kém và khó thở.

Nếu không chữa trị kịp thời, tình trạng trên có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn, và thận có thể ngừng hoạt động hoàn toàn. Điều này rất nguy hiểm vì nó có khả năng gây tử vong.

Suy thận cấp

Nguyên nhân gây bệnh:

Nếu 2 quả thận đột ngột ngừng làm việc, các bác sĩ gọi đó là tổn thương thận cấp, hay là suy thận cấp (ARF). Có ba nguyên nhân chính gây ra vấn đề này:

- Thiếu lưu lượng máu đến thận

- Tổn thương trực tiếp đến thận

- Tắc nghẽn dòng nước tiểu.

Những điều này xảy ra khi bạn:

- Chấn thương gây mất máu

- Mất nước

- Tổn thương thận do sốc trong một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng gọi là nhiễm trùng huyết

- Dòng nước tiểu bị cản trở, ví dụ như phì đại tuyến tiền liệt

- Tổn thương từ các loại thuốc hoặc chất độc

- Biến chứng trong thai kỳ như sản giật và tiền sản giật, hoặc liên quan đến hội chứng HELLP (một dạng của tiền sản giật nặng).

Dấu hiệu của bệnh suy thận cấp:

- Các triệu chứng ban đầu: Lượng nước tiểu ít hoặc không có.

- Các triệu chứng khi bệnh trở nên nặng: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và ăn không ngon miệng; không ngủ được, động kinh, ngẩn ngơ, hôn mê, ngứa, huyết áp tăng cao hoặc thấp, bầm hoặc chảy máu nhưng không rõ nguyên nhân.

Suy thận mạn

Các nguyên nhân gây bệnh:

Khi 2 quả thận không làm việc hiệu quả kéo dài hơn 3 tháng, các bác sĩ gọi đó là bệnh thận mạn tính (CKD). Bệnh thận mạn đặc biệt nguy hiểm bởi vì bạn có thể không có triệu chứng nào cho đến khi bệnh tiến triển, thường không thể khắc phục.

Bệnh tiểu đường (tuýp 1 và 2) và huyết áp cao là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh suy thận mạn. Hàm lượng đường trong máu cao theo thời gian có thể làm hại thận. Tình trạng tăng huyết áp, không được kiểm soát kéo dài gây ra áp lực cao trong cầu thận, làm giảm mức lọc cầu thận.

Các nguyên nhân khác:

- Tình trạng hệ miễn dịch như lupus và bệnh mạn do virus như HIV/ AIDS, viêm gan B, viêm gan C

- Nhiễm trùng đường tiểu trên, được gọi là viêm thận mủ, có thể dẫn đến sẹo khi lành. Nhiều lần dẫn đến tổn thương thận.

- Viêm trong các bộ lọc nhỏ (cuộn quản cầu) trong thận; điều này có thể xảy ra sau khi nhiễm liên cầu khuẩn và các nguyên nhân khác không rõ.

- Bệnh thận đa nang, trong đó u nang chứa đầy dịch hình thành trong thận theo thời gian. Đây là hình thức phổ biến nhất của bệnh thận di truyền.

- Khuyết tật bẩm sinh, thường là hậu quả của tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc dị dạng có ảnh hưởng đến thận.

- Thuốc và độc tố, bao gồm tiếp xúc lâu dài với một số loại thuốc và hóa chất, chẳng hạn như NSAID (thuốc chống viêm không steroid), ibuprofen và naproxen, hoặc các loại thuốc tiêm tĩnh mạch "đường phố".

Dấu hiệu của bệnh suy thận mạn:

- Suy thận thường không có triệu chứng ban đầu và diễn biến âm thầm, từ từ.

- Các dấu hiệu và triệu chứng muộn: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và ăn không ngon miệng; mệt mỏi, thở gấp, đau dạ dày, tê, ngứa ran, nóng đốt chân và tay, giảm ham muốn tình dục, không có kinh nguyệt, thiếu máu, đau cơ và xương.

Ngoài ra, người bệnh còn gặp một số tình trạng như ngủ không ngon, trầm cảm, động kinh, ngẩn ngơ và hôn mê; ngứa, huyết áp bất thường, và các vấn đề về chảy máu cũng có thể xảy ra.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
4 vitamin và khoáng chất quan trọng nhất cho người cao tuổi

4 vitamin và khoáng chất quan trọng nhất cho người cao tuổi

Sống khỏe - 3 phút trước

Người cao tuổi dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, khối lượng cơ giảm đi và dễ mắc các bệnh mạn tính. Việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho người cao tuổi có thể hỗ trợ sự thiếu hụt này.

Uống nước ép cà chua mỗi ngày có tác dụng gì?

Uống nước ép cà chua mỗi ngày có tác dụng gì?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Nước ép cà chua là một thức uống giàu dinh dưỡng được làm từ cà chua, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Y tế - 2 giờ trước

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng vỡ tim, nguy kịch, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 kích hoạt quy trình báo động đỏ toàn viện để cứu sống bệnh nhân.

Loại hạt rẻ tiền ở chợ Việt giúp ổn định đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại hạt rẻ tiền ở chợ Việt giúp ổn định đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Đậu xanh không chỉ giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bị tiểu đường mà còn tốt cho người thừa cân, béo phì, người có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch...

Thanh niên 17 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp vì viêm phổi, bác sĩ khuyến cáo cảnh giác với dấu hiệu này

Thanh niên 17 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp vì viêm phổi, bác sĩ khuyến cáo cảnh giác với dấu hiệu này

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Để tránh những biến chứng do viêm phổi gây nên, bác sĩ khuyến cáo khi có các triệu chứng ho dai dẳng, sốt, đau ngực, khó thở... người bệnh cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và xử trí.

Cách chữa ho tại nhà hiệu quả

Cách chữa ho tại nhà hiệu quả

Sống khỏe - 19 giờ trước

Ho là một phản xạ của cơ thể nhằm giúp phổi, phế quản tống các chất dịch, đờm, dị vật ra khỏi đường hô hấp. Đây là vấn đề thường gặp, nhất là khi thời tiết đang hanh khô như hiện nay.

Những tác hại tiềm ẩn của dầu cá và cách ngăn ngừa

Những tác hại tiềm ẩn của dầu cá và cách ngăn ngừa

Sống khỏe - 22 giờ trước

Bên cạnh những lợi ích thiết thực, dầu cá cũng có thể gây một số tác hại tiềm ẩn. Việc biết mối nguy có thể xảy ra sẽ giúp ngăn ngừa và dùng dầu cá hiệu quả, an toàn hơn.

WHO khuyến nghị 6 lời khuyên để bảo vệ sức khỏe 
tâm thần

WHO khuyến nghị 6 lời khuyên để bảo vệ sức khỏe tâm thần

Sống khỏe - 1 ngày trước

Sức khỏe tâm thần cũng quan trọng như sức khỏe thể chất. Môi trường làm việc an toàn, lành mạnh có thể đóng vai trò là yếu tố bảo vệ sức khỏe tâm thần.

Người phụ nữ 50 tuổi phát hiện ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối sau khi bỏ qua dấu hiệu cảnh báo bệnh này

Người phụ nữ 50 tuổi phát hiện ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối sau khi bỏ qua dấu hiệu cảnh báo bệnh này

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bỏ qua dấu hiệu chán ăn, đau bụng âm ỉ vì nghĩ rằng đó là dấu hiệu tuổi tác. Sau đó một thời gian đi khám, bà bất ngờ nhận kết quả bị ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối.

Trà gừng rất tốt nhưng nên uống như thế nào?

Trà gừng rất tốt nhưng nên uống như thế nào?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trà gừng là thức uống có lợi cho sức khỏe được nhiều người ưa chuộng, nhất là vào những ngày thời tiết lạnh. Tuy nhiên, uống trà gừng cần lưu ý một số điều.

Top