Tác giả viết SGK cả 2 “thời kỳ” so sánh độ khó dễ của sách mới
Trong số các tác giả viết sách giáo khoa (SGK) theo chương trình giáo dục phổ thông mới (2018), có một số người đã từng viết sách của chương trình hiện hành (2000).
PGS.TS Trần Diên Hiển, người tham gia viết SGK theo chương trình phổ thông năm 2000, hiện là Chủ biên SGK lớp 1 viết theo chương trình mới (bộ “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”) nói SGK mà ông tham gia viết lần này sẽ “không có gì khó cả”.
PGS.TS Trần Diên Hiển, Chủ biên SGK lớp 1 bộ “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”. Ảnh: Thanh Hùng
“Sách vừa sức học sinh nhưng vẫn có những không gian để các em khá giỏi có cơ hội phát huy khả năng và trí tuệ. Đó là hệ thống những bài toán mở để phân hóa học sinh”.
Ông Hiển cho rằng để nói sách mới lần này dễ hay khó hơn sách hiện hành là một câu chuyện dài và khó kết luận. Tuy nhiên, ông tự tin sách viết lần này đảm bảo vừa sức và khả thi cho tất cả học sinh các vùng miền.
"Vừa rồi tập huấn thử nghiệm ở Lào Cai, các giáo viên ở các huyện vùng sâu, vùng xa xem xong và nói rằng dạy ở địa phương mình ổn”.
Là tác giả SGK tiếng Việt chương trình năm 2000, GS.TS Lê Phương Nga hiện cũng là Chủ biên SGK lớp 1 của bộ sách “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”.
GS.TS Lê Phương Nga, Chủ biên SGK lớp 1 bộ “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”. Ảnh: Thanh Hùng |
Chia sẻ về chuyện giảm tải, theo bà Nga, khi nói đến xây dựng bộ sách, phải xác định độ khó của sách.
Độ khó cụ thể của một nội dung phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Chẳng hạn như "những lệnh phát ra".
Ở giai đoạn đầu lớp 1, độ khó về "lệnh" đối với học sinh là chỉ được từ 4-5 chữ. Các em vừa vào lớp 1, nếu nói 1 câu 10 tiếng thì đến tiếng cuối rất khó. Thường thì khi hỏi "Em học lớp mấy", hầu hết các em chỉ trả lời được "Lớp 1", tức là đi thẳng vào thông tin.
Còn trước đây thì yêu cầu phải cấu tạo về mặt ngôn ngữ. Tức là phải dạy trẻ nối phần của cô hỏi với phần thông tin trả lời để được một câu đầy đủ là “Em học lớp 1”. Sau đó, với “vai” học sinh phải có nghi thức lễ phép, nên mẫu câu mong muốn là: “Thưa cô, em học lớp 1 ạ!". Do đó, lần này chúng tôi phải chăm chút trong từng lệnh một để bảo đảm độ khó phù hợp", bà Nga dẫn chứng.
Ngoài ra, độ khó và độ phân hóa còn phụ thuộc cả sự can thiệp, giúp đỡ của giáo viên đối với từng đối tượng học sinh theo từng mức khác nhau. Đặc biệt cũng cần phải quan tâm đến yêu cầu cần đạt được đối với mỗi học sinh là khác nhau.
Bà Nga cho rằng, điều quan trọng khiến người dạy với học sinh hoặc phụ huynh hiện không “gặp được nhau” là chưa ra được những chuẩn đánh giá thường xuyên, hay chính là các lệnh điều hành dạy học. Do đó, những điều này sẽ được khắc phục trong SGK mới.
SGK Tiếng Việt 1 được biên soạn “dễ hóa, thú vị hóa”
Những điểm ưu việt của SGK mới lần này cũng được các tác giả chia sẻ tại buổi giới thiệu bộ SGK “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” do Công ty CP Phát hành sách giáo dục (NXB Giáo dục Việt Nam) tổ chức ngày 19/12. Đây là 1 trong 5 bộ SGK được Bộ GD-ĐT phê duyệt sử dụng trong chương trình phổ thông mới tới đây.
Chia sẻ về những điểm thú vị ở SGK Tiếng Việt 1, Chủ biên Lê Phương Nga cho hay, sách được biên soạn với phương châm dễ hóa, thú vị hóa, đảm bảo sự thành công của học sinh ngay từ những ngày đầu đến trường. Sách được viết theo nguyên tắc tích hợp, tích cực hóa và phân hóa.
Sách biên soạn giai đoạn Làm quen, cho học sinh ghi nhớ đúng hình dạng chữ cái bằng cách liên hệ với kinh nghiệm bản thân, khám phá từ các đồ vật quanh mình và tạo hình cơ thể. Ví dụ như hoạt động tìm chữ cái ẩn trong hình vẽ các đồ vật hay hoạt động tạo hình chữ cái bằng hành động cơ thể.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
“Để các em thấy học chữ cũng không phải là việc gì đó quá ghê gớm mà có thể thông qua các hoạt động hằng ngày”, PGS.TS Lê Phương Nga nói.
Sách xây dựng trật tự dạy vần theo nguyên tắc đưa từ nghi vấn vào từ sớm, tạo cơ hội cho học sinh nhanh chóng tự đọc được câu hỏi bài tập, phát huy khả năng tự học. Cụ thể, đưa hết các vần có âm chính a và âm cuối trong tuần học Vần đầu tiên nhằm để học sinh sớm đọc được các từ nghi vấn (ai, sao, cái gì, làm gì, tại sao, thế nào, bao giờ) - những công cụ để điều hành dạy học bằng câu hỏi. “Bởi những cụm từ để hỏi gồm ai, thế nào, ra sao,...hầu hết đều có vần a”, bà Nga lý giải.
Sách cũng tạo độ “mở” để có thể phát triển chương trình nhà trường phù hợp với các vùng miền. Ví dụ, các bài đọc mở rộng đưa ra các yêu cầu để học sinh có thể tìm kiếm văn bản từ nhiều nguồn khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cá nhân, nhà trường và địa phương. Như “Em tìm đọc một bài về khoa học vui, một bài thơ về gia đình,...
Nhiều nội dung, chủ đề trải nghiệm Toán học
Về SGK Toán 1, PGS.TS Trần Diên Hiển, Chủ biên sách cho hay, sách tập trung các nội dung trải nghiệm toán học và được thiết kế thành 4 chủ đề thực hiện trong 4 tiết học, đáp ứng yêu cầu thể hiện ý tưởng mới trong chương trình phổ thông mới .
“Đây là bộ sách duy nhất thiết kế được 4 chủ đề thực hiện cho 4 tiết học”, ông Hiển nói.
Về phương pháp dạy học, bằng hình ảnh, sách gợi ý cho giáo viên một số cách tổ chức dạy học. Vấn đề tích hợp liên môn giữa môn Toán với các môn, các vấn đề về bình đẳng giới, sắc tộc, tôn giáo,... cũng được nhóm tác giả đặc biệt chú ý và đề cập trong toàn bộ cuốn SGK Toán 1.
Sau mỗi bài, có phần “Em học xong bài này” để thể hiện yêu cầu cần đạt nhằm định hướng cho giáo viên khi lập kế hoạch; học sinh có thể tự đánh giá kết quả tiếp thu sau mỗi bài học. Đặc biệt phụ huynh có thể xác định được yêu cầu cần đạt của bài học khi hỗ trợ, học cùng con em mình.
“Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” cũng là bộ duy nhất có tới 2 SGK Hoạt động trải nghiệm 1 được Bộ GD-ĐT phê duyệt sử dụng cho chương trình phổ thông mới. Đây là 2 trong tổng số 3 SGK Hoạt động trải nghiệm được Bộ GD-ĐT phê duyệt.
Một cuốn của nhóm tác giả: Đinh Thị Kim Thoa (Chủ biên), Bùi Ngọc Diệp, Vũ Phương Liên, Lại Thị Yến Ngọc, Trần Thị Quỳnh Trang. Cuốn còn lại của nhóm tác giả: Bùi Ngọc Diệp, Phó Đức Hòa (đồng Chủ biên), Nguyễn Hà My, Đặng Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Huyền Trang.
Theo Thanh Hùng/VietnamNet
Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn
Pháp luật - 13 phút trướcGĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 38 phút trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy
Pháp luật - 39 phút trướcGĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.
Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ
Pháp luật - 48 phút trướcGĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.
Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới
Pháp luật - 52 phút trướcGĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.
Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.
Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng xóm
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Triệu Thị Ton (SN 1976) về hành vi “giết người”.
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 5 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.