Tác hại của trà sữa: Là dân ghiền trà sữa nhất định không được bỏ qua cảnh báo từ chuyên gia
Đài Loan mới đây ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh vì uống trà sữa sau mỗi bữa ăn sẽ khiến bạn phải cảnh giác trước tác hại của trà sữa.
Đài Loan ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh vì uống trà sữa sau mỗi bữa ăn
Mới đây, một kênh truyền thông Đài Loan đã đưa tin về trường hợp một nữ sinh trung học cảm thấy thân thể hết sức khó chịu, không bị cảm sốt, nhưng không thèm ăn, luôn thấy mệt mỏi và chóng mặt, dễ buồn ngủ.
Cô này cũng chưa bao giờ có các chế độ ăn kiêng. Sau khi đến bệnh viện kiểm tra, kết quả xét nghiệm cho thấy cơ thể cô bị thiếu sắt nghiêm trọng. Sau khi hỏi han về tình hình ăn uống, các bác sĩ nghi ngờ rằng nguyên nhân là do cô rất thích uống trà sữa, hầu như mỗi bữa ăn đều uống một cốc trà sữa.

Mới đây, một kênh truyền thông Đài Loan đã đưa tin về trường hợp một nữ sinh trung học cảm thấy thân thể hết sức khó chịu vì uống nhiều trà sữa mỗi ngày.
Ông Chu Minh Văn (Giám đốc Bệnh viện Thư Điền, Đài Loan) cho biết, mặc dù chưa đến mức thiếu máu nhưng lượng ferritin trong cơ thể của nữ sinh này chỉ đạt mức 9.5μg/L, thấp hơn nhiều so với mức tiêu chuẩn 20μg/L ở người bình thường. Sau khi được bổ sung chất sắt, tình hình của nữ sinh này đã được cải thiện.
Điều đáng nói là thực đơn của cô không có điều gì bất thường, ngoại trừ việc có thời gian dài uống trà sữa trong 3 bữa cơm mỗi ngày. Sau khi xem xét thành phần món trà sữa mà nữ sinh này uống hàng ngày, các bác sĩ thấy chính việc mỗi bữa ăn đều uống đều đặn một cốc trà sữa đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hấp thụ sắt vào cơ thể của cô nữ sinh.
BS Chu Minh Văn nhấn mạnh, việc tiêu thụ cái gì nhiều quá cũng không tốt. Ông nhấn mạnh rằng tất cả các chất như canxi trong sữa, axit tanic trong trà hoặc cà phê, axit thực vật và chất xơ trong thực vật, đều gây tác dụng cản trở quá trình hấp thụ sắt.
Để một cơ thể có thể hấp thụ tốt chất sắt thì cần phải có môi trường axit. Thế nhưng trà sữa đã cản trở điều đó. Chất kiềm trong trà sẽ làm trung hòa axit trong dạ dày. Vì thế nếu uống trà vào mỗi bữa ăn, quá trình hấp thụ sắt sẽ vô tình bị cản trở. Những phát ngôn của vị chuyên gia này khiến không ít người sốc trước tác hại của trà sữa.

BS Chu Minh Văn nhấn mạnh, việc tiêu thụ cái gì nhiều quá cũng không tốt, trà sữa cũng vậy.
Chuyên gia chỉ ra hệ lụy từ những cốc trà sữa đang làm mưa làm gió ngoài thị trường
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), tính đến thời điểm hiện tại chưa có một bằng chứng nào cho thấy uống nhiều trà sữa sẽ dẫn đến thiếu chất sắt hay tử vong mặc dù rõ ràng uống trà sữa chứa nhiều đường sữa là không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên uống đến nỗi cơ thể thiếu sắt, dù là uống đều đặn 3 bữa mỗi ngày cũng là một chuyện không thể tin nổi. Thông tin uống trà sữa nhiều khiến cơ thể thiếu chất sắt có thể gây hoang mang dư luận.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, thực phẩm cần được kiểm soát về hương liệu, chất phụ gia. Các chất này nếu có trong danh mục các chất được sử dụng cũng cần đảm bảo về hàm lượng trong ngưỡng cho phép cũng như khuyến cáo về liều lượng sử dụng.

Tác hại của trà sữa đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào thẩm định nhưng dù ăn uống bất cứ thực phẩm nào quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe.
"Việc sử dụng hương liệu và phẩm màu thực phẩm quá ngưỡng cho phép có thể gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ vốn là đối tượng rất dễ bị thu hút bởi những hạt trân châu nhiều màu sắc nên thường thích thú uống loại đồ uống này. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, bộ máy tiêu hóa còn yếu nên hấp thu loại thực phẩm này rất kém, thậm chí còn bị ngộ độc thực phẩm, nôn, tiêu chảy, thậm chí sặc, ngạt thở vì cố hút loại hạt này", chuyên gia nhấn mạnh.
Xét về góc độ trà sữa chứa nhiều đường sữa, ông Thịnh cho biết, bất cứ loại thực phẩm nào chứa nhiều đường sữa được tiêu thụ đều đặn hàng ngày cũng đều không tốt cho sức khỏe nói chung. Việc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường sữa có thể khiến bạn tăng cân, béo phì, thừa canxi có thể dẫn đến sỏi thận… Việc uống đều đặn sau mỗi bữa ăn mỗi ly trà sữa nhiều đường nhiều sữa sẽ khiến bạn khó tránh những rủi ro không mong muốn về lâu dài.

Việc uống đều đặn sau mỗi bữa ăn mỗi ly trà sữa nhiều đường nhiều sữa sẽ khiến bạn khó tránh những rủi ro không mong muốn về lâu dài.
Chuyên gia nhấn mạnh, không có bằng chứng khẳng định việc uống trà sữa nhiều đường nhiều sữa đều đặn sẽ dẫn đến thiếu máu nhưng có một điều chắc chắn, việc ăn uống không khoa học như vậy sẽ không đảm bảo sức khỏe. Để tránh những hậu quả không mong muốn, bạn nên uống trà sữa ở những nhãn hàng uy tín, không nên uống trà sữa chứa quá nhiều đường sữa, cũng không nên uống món đồ uống này quá thường xuyên như uống hàng ngày hay uống nhiều lần trong ngày…
Theo Trí Thức Trẻ

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn
Sống khỏe - 2 giờ trướcMặc dù gạo cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng ăn cơm quá muộn trong ngày có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

7 biến chứng do thiếu sắt
Sống khỏe - 18 giờ trướcThiếu sắt có thể âm thầm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Nếu không có đủ sắt, sẽ gây thiếu máu thiếu sắt, năng lượng thấp, giảm khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể theo thời gian.

7 cách để tăng cường số bước chân, giúp đi bộ hiệu quả hơn
Sống khỏe - 20 giờ trướcĐối với người thích đi bộ để rèn luyện sức khỏe, cần phải biết cách để làm cho nó hiệu quả hơn nữa. Thực hiện một số điều đơn giản khi đi bộ có thể biến một cuộc đi dạo thành một bài tập đốt cháy calo tốt…

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Những lý do để chọn ăn mỡ lợn
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa
Sống khỏe - 1 ngày trướcBộ đôi năng động chuối và sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, từ tăng cường năng lượng đến thúc đẩy xương chắc khỏe. Tìm hiểu 10 lợi ích sức khỏe của sự kết hợp chuối với sữa.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 1 ngày trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.