Tai nạn hóc thạch rất thường gặp vào dịp Tết: Chuyên gia nhắc nhở hãy ghi nhớ quy tắc sơ cứu cho từng đối tượng
Không chỉ có trẻ nhỏ, người lớn cũng dễ dàng bị hóc thạch. Nhất là người cao tuổi hoặc người ăn thạch không tập trung, ăn quá vội vàng đồng thời còn làm thêm việc khác...
Hóc thạch - Tai nạn hay gặp vào dịp Tết không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn cũng dễ mắc
Thạch là một trong những món ăn thường xuất hiện nhiều trên đĩa bánh kẹo mời khách mỗi dịp Tết đến xuân về. Những viên thạch nhỏ xinh đủ màu sắc sặc sỡ với hương vị ngọt ngào, đặc trưng cho từng loại quả khiến trẻ nhỏ vô cùng thích thú. Tuy nhiên, thiết kế cùng đặc điểm trơn tuột của từng viên thạch, tai nạn hóc thạch là chuyện có thể xảy ra.
Thạch là một trong những món ăn thường xuất hiện nhiều trên đĩa bánh kẹo mời khách mỗi dịp Tết đến xuân về.
Trong thực tế từ trước đến nay cũng từng ghi nhận rất nhiều ca hóc thạch, dẫn đến những tai nạn thương tâm, thậm chí phải trả giá bằng mạng sống. Trẻ nhỏ rất dễ hóc thạch, nhất là trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi, khi cho ăn thạch không cẩn thận dễ xảy ra hiện tượng bị hóc. Nhưng cũng không chỉ có trẻ nhỏ, người lớn cũng dễ dàng bị hóc thạch. Nhất là người cao tuổi hoặc người ăn thạch không tập trung, ăn quá vội vàng đồng thời còn làm thêm việc khác...
Vậy, phải làm sao để đối phó với tai nạn hóc thạch? Trong trường hợp này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) khuyên mọi người nên hết sức bình tĩnh sơ cứu đúng cách, tránh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Vậy, để sơ cứu đúng cách khi bị hóc thạch, chúng ta cần làm những gì?
Chuyên gia hướng dẫn sơ cứu hóc thạch bằng thủ thuật Heimlich
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khi bị hóc thạch, chúng ta nên sử dụng thủ thuật Heimlich. Đây là mẹo hay chữa bệnh mà bất cứ ai cũng nên dắt túi, đồng thời cũng là kỹ năng sống, giúp cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn. Để sơ cứu khi bị hóc thạch cho trẻ, bạn cần nắm rõ những bước sơ cứu theo hướng dẫn dưới đây:
Với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực:
- Ngay lập tức phải quay em bé lại và đặt nằm sấp trên tay, nếu bé nặng có thể một tay đỡ cổ còn phần dưới đặt lên chân mình cho đỡ nặng. Lưu ý để đầu bé chúc xuống nhưng cổ thẳng.
- Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.
- Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai. Hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.
Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai.
- Nếu thấy cháo, sữa, canh… chảy từ mũi, miệng ra thì cha mẹ cần hút kỹ chúng để thông đường thở cho con. Việc này cần làm sớm để tránh sữa không ứ đọng trong mũi, miệng.
- Nếu dị vật chưa ra hẳn, ta quay bé lại và dùng tay moi dị vật ra.
Với trẻ trên 2 tuổi, cha mẹ có thể dùng biện pháp ép bụng (phương pháp Heimlich)
- Cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng. Một người đứng ra sau lưng, ôm ngang người bé sao cho lưng bé áp sát vào bụng mình, để tay dưới xương ức trẻ, dùng sức mạnh xốc bé lên 5 cái. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp.
- Trường hợp trẻ hôn mê, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, nắm 2 bàn tay thành 2 nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh liên tiếp tới khi nào bé tỉnh. Sau đó đưa bé vào viện ngay.
Trường hợp trẻ hôn mê, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa.
Với người lớn
- Đầu tiên, người thân nên bình tĩnh, đỡ bệnh nhân đứng thẳng, mặt hướng về phía trước, người cấp cứu đứng phía sau, hai tay ôm bụng sát trên xương ức dùng cả thân người mình giật mạnh từ trước ra sau và từ dưới lên trên, làm tăng áp lực trong lồng ngực tống dị vật ra. Thực hiện động tác nhanh và dứt khoát.
- Khi nạn nhân ngã xuống, người thân cần lật nghiêng người hoặc nằm ngửa nhưng đầu nghiêng. Lấy hai bàn tay ấn vào phía trên xương ức thật mạnh từng cái một. Sau mỗi đợt ép, dùng 2 - 3 ngón tay để móc khoang miệng kiểm tra xem dị vật ra chưa.
Lưu ý: Sau các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để kiểm tra, đề phòng dị vật còn sót lại ở đường thở.
Theo Nhịp Sống Việt
Cô gái trẻ đi hút mỡ bụng bị biến chứng nặng nề, phải quỳ gối xin spa giúp đỡ khiến dân mạng xót xa?
Sống khỏe - 9 giờ trướcTheo người đăng tải, cô gái người Trung Quốc này đã gặp biến chứng nặng sau khi đi hút mỡ bụng từ 1 spa giá rẻ.
Người đàn ông ở Hải Dương đi khám vì đau đầu bất ngờ phát hiện hoại tử não, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân từ căn bệnh nguy hiểm này
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhiễm nấm đen có biểu hiện liên tục sốt cao, đau nhức mặt, hàm, đau đầu, đã đi khám và điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi.
Có nên ăn cơm nguội để tủ lạnh vài ngày?
Sống khỏe - 13 giờ trướcĐể tiết kiệm thực phẩm, không ít người có thói quen cất giữ cơm thừa trong tủ lạnh và nhiều khi để khá lâu; có nên ăn cơm nguội để tủ lạnh vài ngày?
Người phụ nữ 36 tuổi bị ung thư dạ dày vì thường xuyên làm việc này, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Đi khám vì có biểu hiện chướng bụng, buồn nôn, đau bụng, cô gái 36 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư dạ dày.
Chụp CT an toàn cho trẻ với công nghệ CT 2560 lát cắt đầu tiên tại BVĐK Hồng Ngọc
Sống khỏe - 18 giờ trướcLần đầu tiên tại Việt Nam, hệ thống CT cao cấp siêu tốc độ Revolution Apex Elite 3.0 cung cấp 2560 lát cắt được BVĐK Hồng Ngọc đưa vào sử dụng giúp giảm tới 96% tác động tia xạ - một bước tiến quan trọng mang đến giải pháp an toàn và chính xác cao cho bệnh nhi trong các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.
Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm, Bộ Y tế đề nghị xử lý triệt để, hạn chế lây lan diện rộng
Y tế - 18 giờ trướcTheo Cục Y tế dự phòng, thông tin từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, tại tỉnh Bình Định (huyện Phù Mỹ và huyện Vĩnh Thạnh) đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong do nhiễm cúm A(H1N1)pdm.
Nhiều ca nhập viện do mắc sởi biến chứng nặng
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Trong tháng 11, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An liên tục tiếp nhận các trường hợp mắc bệnh sởi biến chứng nặng, phải thở máy.
Phát hiện sớm tụ máu não ở người cao tuổi
Sống khỏe - 19 giờ trướcTụ máu não là một vấn đề nghiêm trọng xuất hiện khi các mạch máu lớn trong não bị vỡ và gây ra xuất huyết, tạo thành khối máu tụ trong não.
Lý do nên ăn gừng vào mùa đông
Sống khỏe - 20 giờ trướcKhông chỉ là loại gia vị phổ biến trong các món ăn, gừng còn có tác dụng tuyệt vời giúp làm ấm cơ thể và tăng cường sức đề kháng trong mùa đông lạnh giá.
Bé 7 tuổi ở Phú Thọ bị hoại tử, lõm da đầu, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm khi chữa bệnh cho con
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trẻ bị đau nhức ở vùng chẩm, tự vỡ mủ và hoại tử da đầu. Gia đình tự điều trị kháng sinh tại chỗ nhưng không hiệu quả, khiến tình trạng ngày càng nặng thêm.
Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm.