Tay bé bị hoại tử vì sai lầm trong cách cầm máu của người lớn
GiadinhNet - Chỉ vì sai lầm trong cách sơ cứu của bà nội khi cháu bị chảy máu tay đã khiến ngón tay của người cháu bị hoại tử nghiêm trọng và phải cắt bỏ.
Mới đây, mạng xã hội Trung Quốc chia sẻ câu chuyện một bé gái 7 tháng tuổi ở Trung Quốc phải cắt bỏ ngón tay do hoại tử vì sai lầm trong khi sơ cứu của bà nội.
Ảnh minh họa
Được biết, bé Hân Nhi, 7 tháng tuổi ở Trung Quốc, do cha mẹ phải ra nước ngoài làm việc nên đã để bé cho bà nội hơn 50 tuổi ở nhà chăm sóc. Bà nội rất yêu thương và cẩn thận chăm sóc Hân Nhi từng tí một. Vào một ngày, bà nội cắt móng tay cho Hân Nhi vô tình đã khiến cháu bị chảy máu. Theo phản xạ tự nhiên, bà nội liền lấy miếng vải quấn nhanh ngón tay đang chảy máu. Bên cạnh đó, sợ vải sẽ bị tuột ra, bà nội lại tiếp tục lấy một sợi vải quấn thêm 3 lần để cầm máu cho cháu mình. Sau khi cầm máu, thỉnh thoảng Hân Nhi vẫn khóc nhưng bà nội nghĩ rằng cháu mình đói hoặc quấy như thông thường nên chỉ dỗ dành rồi thôi, không hề nghĩ rằng bé đau do vết thương mà bà nội quấn vải.
Ảnh minh họa
Sau hai ngày gỡ tấm vải ra, bà nội hốt hoảng khi nhìn thấy ngón tay cháu mình bầm tím. Bà ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện. Tại bệnh viện, các Bác sĩ nói rằng, do cách sơ cứu sai lầm của bà nội đã khiến cho máu không thể lưu thông nên dẫn đến ngón tay của bé Nhi bị hoại tử. Bà nội đau đớn và ân hận vì hành động của mình nhưng cũng không thể làm gì khác, ngón tay bé Hân Nhi đành phải cắt bỏ.
Chỉ vì sơ cứu không đúng cách, ngón tay của của cháu bé có thể bị hoại tử nghiêm trọng (Ảnh: Internet)
Đây là một bài học vô cùng đáng giá cho người lớn khi chăm sóc trẻ em. Bệnh viện này cho biết, mỗi năm có rất nhiều bệnh nhi nhập viện vì những vết thương xử lý không đúng cách. Có một số phát hiện kịp thời nên đã chữa trị khỏi hẳn, tuy nhiên không ít trường hợp không phát hiện sớm nên dẫn đến nhiều bi kịch gia đình.
Trên thực tế, đã có rất nhiều lỗi sơ cứu tại nhà khiến tình trạng người bệnh ngày càng nặng hơn, tiêu biểu như các lỗi dưới đây:
Những lỗi sơ cứu tại nhà khiến tình trạng ngày càng nặng hơn
Hiệp hội tim mạch Mỹ ước tính có khoảng 70% người dân nước này không biết thực hiện kỹ thuật hồi sinh tim - phổi CPR giúp tăng gấp đôi cơ hội sống cho nạn nhân. Các tổ chức y tế hàng đầu thế giới cũng luôn khuyến cáo mọi người trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng sơ cứu ban đầu để không rơi vào tình trạng nguy hiểm bởi tai nạn có thể xảy ra ở bất cứ đâu, ngay trong ngôi nhà. Bạn có thể bắt đầu từ việc tránh mắc phải các lỗi dưới đây.
1. Ngửa cổ khi chảy máu cam
Nhiều người cho rằng khi ngửa cổ như vậy sẽ giúp không bị chảy máu nữa nhưng đây là tư thế hoàn toàn sai. Vì lúc đó, máu có thể chảy ngược xuống khi quản, gây khó thở (đặc biệt với người đang nằm ngửa) hoặc nuốt máu dễ gây nôn mửa. Thay vào đó, bạn nên hơi hướng đầu về phía trước và bóp nhẹ hai bên cánh mũi để máu ngừng chảy. "Trong trường hợp tốt, áp suất không đổi, việc xuất huyết sẽ không kéo dài quá 5 phút", Robert S. Seitz, đại diện của Hội đồng tư vấn khoa học, thuộc Hội chữ thập đỏ Mỹ cho biết.
2. Chườm đá trực tiếp lên vết bầm tím
Cũng theo Seitz, nhiệt độ lạnh của đá có thể làm da bị "đóng băng" và gây nguy hiểm nếu bạn đặt trực tiếp viên đá lên vết bầm. Cách đúng là bọc đá vào trong một chiếc khăn mỏng và chườm khoảng 20 phút.
3. Uống nước ngọt khi đang khát
Các loại nước ngọt có ga hoặc bia có thể giúp bạn cảm thấy "đã khát" nhưng cùng với đồ uống chứa caffeine, rược, chúng lại là nguyên nhân khiến tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp này, nước hoặc nước uống điện giải sẽ có tác dụng tốt hơn cả. Khi bị mất nước, bạn nên ngồi nghỉ trong chỗ thoáng mát và bổ sung nước mỗi 15 phút một lần và nếu không cảm thấy đỡ hơn sau nửa tiếng, hãy đến gặp bác sĩ.
4. Quấn nóng để chữa bong gân
"Mọi người thường nghĩ rằng khi quấn một miếng vải nóng và luân phiên nhiệt độ nóng - lạnh sẽ giúp kéo căng cơ. Nhưng một miếng vải nóng (ấm) có thể làm giãn mạch máu và làm sưng vùng bị thương", Seitz nói. Cách phù hợp là đắp một miếng gạc lạnh trong 20 phút (nghỉ 20 phút rồi đắp tiếp) và giữ khu vực bị thương bất động khoảng một giờ. Sau đó, bạn nên tới gặp bác sĩ để được kiểm tra, xử lý tốt hơn.
5. Uống cafe hay nước tăng lực sau khi bị ngất
Những thức uống này không giúp bạn tỉnh táo hơn mà ngược lại, chúng sẽ làm giảm huyết áp. Thay vào đó, bạn nên gác chân lên cao để máu tuần hoàn và nằm nghỉ ngơi, thư giãn, tránh tâm lý căng thẳng.
6. Ép mạnh cơ hoành khi bị hóc nghẹn
Theo tài liệu hướng dẫn sơ cứu mới của Hội Chữ thập đỏ, khi một người bị hóc nghẹn, hãy giữ cho người đó đứng lên và vỗ mạnh 5 lần vào vị trí giữa bả vai. Sau đó, bạn đứng sau nạn nhân, vòng tay ra phía trước (vùng thượng vị) nạn nhân, bàn tay phải nắm lại, bàn tay trái cầm lây nắm tay phải áp sát vào vùng thượng vị, giật mạnh vòng tay về phía cơ hoành từ dưối lên trên. Có thể làm lại thủ thuật nhiều lần. Cách này gọi là thủ thuật Heimlich
7. Garo để cầm máu
Khi xem phim, bạn có thể thấy các diễn viên dùng khăn hoặc áo sơ mi để buộc garo vết thương cầm máu. Nhưng trong thực tế, việc ngăn không cho máu chảy bằng cách này có thể hại nhiều hơn lợi. Cách sơ cứu được khuyên là nên đặt miếng gạc trực tiếp lên trên vết thương và giữ chặt. Khi máu không chảy nhiều nữa, hãy vệ sinh vết thương và băng bằng một miếng gạc sạch.
Cách sơ cứu vết thương an toàn cho trẻ
- Nếu bé bị bầm tím, sưng u: Có thể dùng ngay nước lạnh hoặc đá lạnh để chườm cho con. Việc chườm này làm co mạch và các thớ cơ, ngăn chặn tình trạng xuất huyết, giảm sưng cho bé. Theo khuyến cáo của bác sỹ chuyên khoa, nên bỏ thói quen bôi dầu cao, dầu gió vào chỗ vết thương của bé. Vì sức nóng của các loại thuốc này có thể làm giãn mạnh, gây chảy máu. Nếu bé bị bầm tím, tụ máu quá rộng, hoặc kèm theo hôn mê, co giật thì hãy đưa ngay đến bệnh viện
- Nếu bé bị chảy máu: Dùng băng gạc hoặc khăn sạch, ấn vào trên chỗ vết thương để cầm máu cho bé. Thông thường sau từ 3 – 5 phút, máu sẽ cầm. Khi vết thương của bé đã cầm máu, dùng nước muối sinh lý để rửa vết thương cho con không bị nhiễm trùng. Sau khi đã cầm máu và rửa vết thương, mẹ có thể để hở vết thương của bé cho thoáng. Lưu ý, không nên dùng xà phòng hoặc cồn, ôxy già để rửa vết thương cho bé. Vì những chất đó sẽ làm cho vết thương của bé sâu hơn và lâu lành hơn.
Phạm Hậu (th)
Tiết khí Tiểu Tuyết năm 2024 khi nào? Những điều cần kiêng kỵ để mang lại may mắn cho cuối năm không phải ai cũng biết
Ở - 23 phút trướcGĐXH – Tiểu Tuyết là tiết khí thứ 20 trong 24 tiết khí trong năm, nằm sau tiết Lập Đông và cũng là tiết khí thứ 2 của mùa đông. Năm 2024, tiết Tiểu Tuyết sẽ kéo dài đến 06/12/2024 và cần biết những điều kiêng kỵ này để mang đến may mắn cho cuối năm.
Bàn thờ để 3 chén hay 5 chén nước là đúng nhất
Phong thủy - 50 phút trướcGĐXH - Dâng kỷ nước lên bàn thờ gia tiên thể hiện lòng biết ơn, tôn kính của con cháu với ông bà tổ tiên, cùng thần linh giữ nhà. Kỷ nước thường được đi theo bộ 3 chén hoặc 5 chén.
Đây là lý do vì sao người mệnh này không nên trồng hoa nhài trong nhà
Phong thủy - 2 giờ trướcGĐXH - Hoa nhài vừa đẹp lại có mùi thơm, giúp thư giãn tinh thần và mang ý nghĩa phong thủy nhất định. Tuy nhiên, bài viết dưới đây sẽ tiết lộ kiểu người không nên trồng hoa nhài và những tác động bất ngờ mà loài hoa này có thể gây ra.
Quế Vân chăm lau rửa biệt thự chục tỷ, tiết lộ dự định bất ngờ
Không gian sống - 16 giờ trướcGĐXH - Qua khoảnh khắc dọn nhà của Quế Vân cũng có thể thấy ban công xanh mát nhà nữ ca sĩ. Cô đã tạo nên không gian sống rất lý tưởng, đầy hơi thở thiên nhiên.
Chọn giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành đem đến tài lộc, may mắn tuần mới từ 25/11 - 1/12/2024
Ở - 16 giờ trướcGĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, chọn các khung giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành trong tuần mới từ 25/11 - 1/12/2024, bạn có thể tham khảo dưới đây để đón điều lành, tránh điều không may.
Sắp hết năm, hãy vứt ngay 4 thứ này trong nhà!
Mẹo vặt - 19 giờ trướcCuối năm, mỗi gia đình sẽ tổng vệ sinh và vứt bỏ những đồ đạc không dùng đến trong nhà, để nhà cửa luôn sạch sẽ, ngăn nắp.
Mẹo xử lý cửa kính bị hấp hơi nước
Mẹo vặt - 19 giờ trướcCửa kính trong nhà dễ bị hấp hơi nước vào những ngày mưa ẩm, hay khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài chênh lệch nhiều, phải làm sao để xử lý?
Đừng dại lắp 5 kiểu rèm này trong nhà, có loại hại sức khỏe trầm trọng
Không gian sống - 19 giờ trướcDù đắt hay rẻ tiền thì vẫn phải cảnh giác với 5 loại rèm cửa này.
Cách trồng cây chanh trong chậu sai quả quanh năm
Mẹo vặt - 23 giờ trướcGĐXH - Cách trồng chanh trong chậu không chỉ mang lại không gian xanh mát cho ngôi nhà mà còn cung cấp những trái chanh tươi ngon, giàu nguồn vitamin C.
Mẹo cất giữ gia vị cực hay để căn bếp luôn gọn gàng
Mẹo vặt - 1 ngày trướcVới vô số loại chai lọ gia vị khác nhau, việc sắp xếp chúng sao cho khoa học và thẩm mỹ lại là bài toán không hề đơn giản.
Nên đóng hay mở cửa sau khi sử dụng nhà vệ sinh
Không gian sốngGĐXH - Nhà vệ sinh sử dụng nhằm mục đích con người thực hiện các công việc vệ sinh cá nhân, tắm rửa mỗi ngày, nhưng liệu người dùng có thật sự biết câu trả lời đúng cho câu hỏi: "Khi không sử dụng phòng vệ sinh, nên đóng hay mở cửa?".