Hà Nội
23°C / 22-25°C

Teen "dại" một, cha mẹ "dại" mười

Thứ sáu, 08:30 02/04/2010 | Gia đình

GiadinhNet - Tảo hôn - câu chuyện buồn tưởng chỉ xuất hiện ở vùng sâu, vùng xa, giờ "ngược dòng" về chốn thành thị với bao tình huống giở khóc dở cười!

 
Những người trong cuộc thì biện minh bằng đủ mọi  lý do, nhưng có một thực tế họ không thể phủ nhận: Dù vô tình hay cố tình, việc làm này sẽ ảnh hưởng không tốt đến con trẻ...

Cha mẹ "tiếp tay" trái khoáy

Những ngày đầu năm 2010, nhiều người giật mình khi biết những đứa trẻ 15 - 16 tuổi, ở xã An Khương, thị xã Bình Long (Bình Phước) hay ở xã Đắk Som, huyện Đắk Glong (Đắk Lắk) đang học lớp 5, lớp 6 nghỉ học để lấy vợ, lấy chồng.

Năm 2009, dư luận xôn xao về đám cưới hoành tráng của cô dâu chú rể vị thành niên giữa lòng thủ đô Hà Nội. Chú rể H. (nhà ở phường Kim Mã, quận Ba Đình) và cô dâu L. (nhà ở phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa) cùng 17 tuổi, đã "nên duyên vợ chồng" sau khi nghỉ học tại trường THPT dân lập Tô Hiến Thành. Gọi là cưới chui, vì không đủ tuổi đăng ký kết hôn, nhưng đám cưới lại rất linh đình tại một nhà hàng lớn trên phố Trấn Vũ.
 

Ảnh minh họa.

"Tảo hôn hình như đang "ngược dòng", chuyển hướng từ vùng núi, vùng sâu, vùng xa xuống đồng bằng, thành thị" - bà Trương Thị Hồng, thôn Bình Nội, xã Trù Hựu,  Lục Ngạn, Bắc Giang cho biết khi chúng tôi hỏi về tình trạng tảo hôn ở xã của bà. Theo lời bà Hồng, ở thôn, xã của bà, thanh thiếu niên ở đây lớn lên đi làm, kiếm kế sinh nhai chứ không vội vàng tính chuyện chồng vợ. "Bọn trẻ cũng khôn lắm, chúng chẳng dại gì vướng bận chuyện chồng con", bà Hồng cười nói.

Ông Nguyễn Văn Thanh, thôn Thanh Uyên, xã Sơn Bằng, Hương Sơn, Hà Tĩnh cho biết, xã ông cũng tuyệt nhiên không có chuyện tảo hôn từ mấy chục năm nay. Ở đây, chính quyền, đoàn thể tuyên truyền rất tích cực về vấn đề này. Ở các dòng tộc trong làng, xã chuyện con trẻ yêu đương sớm đã "không được phép" huống chi là tảo hôn. Người dân ở đây cũng xác định, chỉ cho con lập gia đình khi đã trưởng thành, tự lo cho cuộc sống của mình. Tư tưởng ấy được giới trẻ ở đây "thông suốt", ngay cả những hoàn cảnh gia đình không đủ điều kiện cho học hành, phải nghỉ học sớm.

Trẻ "dại" một, cha mẹ "dại" mười

Những ngày này, dư luận đang bàn thảo nhiều về chuyện xử lý hậu đám cưới cô dâu 17 lấy chú rể 14 tuổi. Nhiều độc giả gọi điện đến GĐ&XH chia sẻ rằng, chú rể còn bé nên có thể cô dâu và chú rể chưa chắc đã "động phòng" và cũng khó có căn cứ để biết được chú rể có bị "xâm hại" hay không. Theo một số luật sư thì chưa có tiền lệ truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi giao cấu trẻ em đối với người nữ, hơn nữa cô dâu cũng chưa đủ 18 tuổi.
Theo bà Hồng, ngày trước, các cụ gả con cho nhau sớm, đặc biệt là lấy vợ hơn chục tuổi, hầu hết là vì lấy người về để quán xuyến việc gia đình. Nhưng chuyện tảo hôn giờ lại mang màu sắc khác, lấy nhau là bởi các cháu trót làm chuyện người lớn.

Ông Bùi Xuân Nhớn, cụm 7, phường Tràng Minh, Kiến An, Hải Phòng cho rằng, chuyện trẻ vị thành niên "ăn trái cấm" lỡ làng phải cưới nhau, hay chuyện "ép duyên" trên lỗi đầu tiên là ở cha mẹ. Ông nói: "Nếu các ông bố bà mẹ để mắt đến con cái, biết bảo ban con phòng tránh việc “quan hệ” sớm thì đã không có chuyện phải giải quyết "hậu quả", những đứa trẻ đó phải nghỉ học, phải đẻ con sớm". Thực trạng yêu sớm, quan hệ tình dục sớm, không an toàn đã khiến nhiều cô bé đang ngồi trên ghế nhà trường phải mang thai. Đứng trước chuyện đã rồi của con cái, nhiều bậc phụ huynh đã buộc phải tổ chức cưới chui cho con. Sự thiếu hiểu biết về pháp luật đã khiến nhiều gia đình khóc dở, mếu dở vì con mình bị truy tố về hành vi giao cấu, hiếp dâm với chính "bạn đời" của nó. Bà Nguyễn Mai Hương, khu tập thể trường ĐH Sư phạm nghệ thuật Trung ương, Thanh Xuân Bắc, Hà Nội cho rằng: "Nếu trẻ yêu đương sớm, quan hệ tình dục sớm thì chuyện tảo hôn là một phần tất yếu".

Hầu hết các cuộc tảo hôn này, nhiều nơi chính quyền làm ngơ hoặc "trở tay không kịp" vì đến khi tổ chức đám cưới mới biết. Biết rồi, cũng chỉ gọi lên để "giáo dục", vì dầu sao cũng là người trong làng, trong xã. Có nơi làm nghiêm hơn là bắt đôi vợ chồng trẻ con phải ai về nhà nấy ở, khi nào đủ tuổi đăng ký kết hôn mới được quay lại "làm vợ chồng". Còn về phía cha mẹ, trước sự chê cười của làng, xóm, sự nhắc nhở của chính quyền thường biện minh rằng "con dại cái mang", "cực chẳng đã". Bà Nguyễn Mai Hương cho rằng, việc này nếu con trẻ dại dột và đáng trách một thì những người sinh ra chúng đáng trách mười.

Hà Anh
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tưởng ế vì nghề dọn phân, không ngờ có người đẹp vượt 700km đến kết đôi

Tưởng ế vì nghề dọn phân, không ngờ có người đẹp vượt 700km đến kết đôi

Chuyện vợ chồng - 1 giờ trước

Không ngại nghề dọn phân của bạn trai, nữ giáo viên ở An Huy (Trung Quốc) từ bỏ công việc, vượt 700km để được ở bên anh; họ đang mơ đến đám cưới.

Cung hoàng đạo giữ tiền chặt như két sắt, một xu cũng không thất thoát

Cung hoàng đạo giữ tiền chặt như két sắt, một xu cũng không thất thoát

Gia đình - 10 giờ trước

GĐXH - Trong số 12 chòm sao, 4 cung hoàng đạo dưới đây được mệnh danh là "thần giữ của", ai giao tiền cho họ quản cũng có thể hoàn toàn yên tâm.

Càng kém cỏi càng thích khoe khoang: 3 điều người vô dụng luôn hô hào mà không nhận ra sự lố bịch

Càng kém cỏi càng thích khoe khoang: 3 điều người vô dụng luôn hô hào mà không nhận ra sự lố bịch

Gia đình - 11 giờ trước

GĐXH - Thật trớ trêu, những người thực sự giỏi giang lại thường im lặng, còn kẻ bất tài thì lại thích khoe khoang khắp nơi. Họ nói nhiều để che lấp sự trống rỗng, phô trương để lấp đầy tự ti.

'Nhường' em út nuôi mẹ bị liệt, khi nhà giải tỏa lại kiện đòi chia tiền đền bù

'Nhường' em út nuôi mẹ bị liệt, khi nhà giải tỏa lại kiện đòi chia tiền đền bù

Gia đình - 13 giờ trước

Từ bỏ quyền thừa kế để không phải nuôi mẹ bại liệt, nhiều năm sau khi biết ngôi nhà của mẹ quá cố được đền bù giải tỏa số tiền lớn, người anh kiện em đòi chia.

Người cha bị cả trường mắng là ‘bỏ mặc con học hành’, 18 năm sau khiến ai cũng ngả mũ

Người cha bị cả trường mắng là ‘bỏ mặc con học hành’, 18 năm sau khiến ai cũng ngả mũ

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Hoàng Phúc Lâm tự gọi mình là "một kiểu phụ huynh khác" và không đồng ý với quan điểm dạy con của "cha mẹ hổ" phổ biến.

Thuê con gái chăm sóc tuổi già: Họ hàng sốc, còn tôi thì nhẹ lòng

Thuê con gái chăm sóc tuổi già: Họ hàng sốc, còn tôi thì nhẹ lòng

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Khi bước vào tuổi già với hơn 2 tỷ đồng tiết kiệm và khoản lương hưu ổn định, tôi không chọn thuê giúp việc hay vào viện dưỡng lão. Tôi chọn "trả lương" cho con gái để giữ tình thân.

Cha mẹ 'giả nghèo' dạy con tiết kiệm: 10 năm sau phải bật khóc vì hối hận

Cha mẹ 'giả nghèo' dạy con tiết kiệm: 10 năm sau phải bật khóc vì hối hận

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Nhiều cha mẹ tin rằng dạy con tiết kiệm bằng cách "đóng giả nghèo" sẽ giúp con trưởng thành, biết quý trọng đồng tiền. Nhưng họ không hiểu điều đó khiến con tổn thương đến nhường nào.

Cội nguồn trong tim – Bài học dạy con đầy sâu sắc của doanh nhân Hoàng Kim Khánh Mailisa

Cội nguồn trong tim – Bài học dạy con đầy sâu sắc của doanh nhân Hoàng Kim Khánh Mailisa

Gia đình - 1 ngày trước

Giữa chốn thương trường đầy biến động, doanh nhân Hoàng Kim Khánh – Tổng Giám đốc hệ thống Thẩm mỹ viện Mailisa chọn cho mình một lối đi riêng: lối về với cội nguồn. Ở đó, anh không chỉ là một người con của quê hương, mà còn là người cha lặng lẽ gieo vào lòng con trẻ những bài học về đạo lý, biết ơn và tình người.

5 cung hoàng đạo nữ không sinh ra để làm hậu phương: Tự thân lập nghiệp, hiên ngang và kiêu hãnh

5 cung hoàng đạo nữ không sinh ra để làm hậu phương: Tự thân lập nghiệp, hiên ngang và kiêu hãnh

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Không cần phải cất cao tiếng nói để chứng minh mình mạnh mẽ, những phụ nữ thuộc 5 cung hoàng đạo này đã sống một đời đủ kiêu hãnh và tự chủ.

Người phụ nữ lương hưu cao sống trong căn nhà 4 tầng: Tôi ghen tỵ với bà hàng xóm nghèo

Người phụ nữ lương hưu cao sống trong căn nhà 4 tầng: Tôi ghen tỵ với bà hàng xóm nghèo

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ có lương hưu ổn định, nhà cửa đàng hoàng và tiền tiết kiệm kha khá là có thể an nhàn tận hưởng tuổi già. Nhưng ở tuổi 59, tôi mới hiểu: Hạnh phúc không đơn giản đến vậy.

Top